Tội tham ô tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tham ô tài sản là hành vi của bất kì người nào đang đảm nhiệm các chức vụ trong một cơ quan tổ chức và có hành vi lợi dụng những quyền lực từ chức vụ đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của cơ quan tổ chức mình đang quản lý thành của riêng. Những hành vi tham ô tài sản xuất phát từ lòng tham, sự không tuân thủ pháp luật của mỗi cá nhân điều này làm gây ra hậu quả rất lớn cho cả quá trình xây dựng, hoạt động của một tổ chức.
Dù cơ quan tổ chức đó là của Nhà nước, ngoài Nhà nước hay doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng đến uy tín, bộ máy hoạt động, cũng như sẽ không phát triển được khi người có chức vụ, quyền hạn đó chỉ nghĩ về lợi ích cá nhân. Vì những hậu quả nghiêm trọng đó pháp luật hình sự quy định rất rõ về tội tham ô tài sản và những chế tài xử phạt nghiêm khắc với loại tội phạm này tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015. Tôi tham ô tài sản có nhiều mức độ khác nhau phụ thuộc vào số tài sản chiếm đoạt và hậu quả nghiêm trọng nên quy định của pháp luật cũng thể hiện rõ các dấu hiệu cấu thành tội tham ô và các mức xử phạt hình sự như sau:
Vấn đề thứ nhất, Về các dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ nhất về khách thể của tội tham ô tài sản theo quy định của pháp luật hình sự:
Tội tham ô tài sản là một trong những loại tội phạm xâm phạm đến những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nhà nước cụ thể là những hoạt động bình thường, đúng đắn, nguyên tắc của các cơ quan này. Tội tham ô tài sản gây thiệt hại về uy tín của cơ quan, tổ chức; đồng thời gây thiệt hại về quan hệ tài sản của cơ quan tổ chức đó. Tất cả những sự xâm phạm đó làm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ trong đời sống xã hội. Về đặc điểm của tài sản mà người phạm tội tham ô là tài sản của cơ quan tổ chức nhưng đang do người phạm tội có trách nhiệm quản lý, bảo quản do cơ quan tổ chức giao cho quản lý với giá trị tham ô theo quy định của luật.
Luật sư
Thứ hai về mặt khách quan của tội tham ô tài sản:
Về mặt khách quan của tội tham ô tài sản thể hiện ở hai phương diện là người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình trong cơ quan, tổ chức và hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo đó đối với việc lợi dung quyền lực của mình trong cơ quan tổ chức thể hiện ở việc hành vi tham ô có liên quan trực tiếp đến chính chức vụ, quyền hạn mà người phạm tội đang đảm nhiệm mà nếu như người này không đang đảm nhiệm vị trí đó thì không thể thực hiện hành vi tham ô được hoặc người đó có thể sử dụng quyền hạn vượt quá trên cơ sở quyền lực chức vụ mình đang có.
Yếu tố chức vụ rất quan trọng trong việc cấu thành tội phạm tham ô vì đây chính là điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan tổ chức làm thành tài sản của riêng mình.Khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội có nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối để che giấu tội phạm mà mình đã thực hiện.Thứ hai là về hành vi chiếm đoạt tài sản, vì tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất nên yếu tố chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc phải có. Chỉ khi có yếu tố chiếm đoạt tài sản thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Về tài sản chiếm đoạt thì người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc tài sản có giá trị dưới 2 triệu nhưng có thêm các tình tiết theo quy định của pháp luật thì đủ dấu hiệu về mặt tài sản chiếm đoạt để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba về mặt chủ quan của tội phạm:
Chủ thể có hành vi nhận hối lộ có đầy đủ năng lực hành vi, vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi. Người có hành vi vi phạm biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần thực thi pháp luật, đã xâm phạm đến các chuẩn mực đúng đắn, quy trình hoạt động, trách nhiệm làm việc trong cơ quan tổ chức, những nguyên tắc đã được các tổ chức và nhà nước đã quy định nhưng vẫn cố ý thực hiện với mong muốn chiếm đoạt được tài sản mà người có hành vi phạm tội có trách nhiệm quản lý.
Thứ tư về mặt chủ thể của tội tham ô tài sản:
Trước hết vẫn đảm bảo những đặc điểm chung về chủ thể của các loại tội phạm là người phạm tuổi có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Ngoài ra chủ thể của tội này mang những đặc điểm riêng như chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn làm việc kể cả trong các cơ quan tổ chức, hay trong các doanh nghiệp, các tổ chức ngoài nhà nước. Cụ thể hơn những người này hiện đang đảm nhiệm các chức vụ trong cơ quan tổ chức đó và đang là người có trách nhiệm quản lý tài sản họ tham ô. Người có hành vi phạm tội có trách nhiệm quản lý tài sản có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể hiểu chỉ có những người có chức vụ đó mới được cấp trên giao phó tài sản và quyền hạn để quản lý phần tài sản này
Vấn đề thứ hai, mức xử phạt với tội tham ô tài sản.
Khung hình phạt thứ nhất quy định tại khoản 1 Điều 353
Khung hình phạt thứ hai quy định ở khoản 2 Điều 353
Khung hình phạt thứ ba quy định ở khoản 3 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.Những người có hành vi tham ô tài sản có giá trị rất lớn gây hậu quả nghiêm trọng từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng hay những hành vi này đã gây ra hậu quả về mặt tài sản có gí trị từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng và gây những ảnh hưởng nhất định đến xã hội gây hậu quả nghiêm trọng đến tổ chức, cơ quan đó thì sẽ bị truy cứu ở mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm tù.
Khung hình phạt thứ tư quy định tại khoản 4 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt tù từ 20 năm tù, mức tù chung thân, mức an tử hình đối với các hành vi phạm tội tham ô với giá trị tài sản từ trên 1 tỷ đồng. Hay các hành vi tham ô gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài các khung hình phạt về các mức phạt tù thì pháp luật còn quy định các hình phạt bổ sung liên quan đến người có chức vụ quyền hạn sẽ không được làm việc ở công việc hiện tại trong thời gian từ 12 tháng đến 60 tháng kèm theo các mức phạt tiền, tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Tham ô tài sản có bị xử phạt nặng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mong Luật sư tư vấn cho em trường hợp này với ạ. Người nhà em đang làm cán bộ địa chính, trước bác ý làm trưởng thôn, khoảng năm 1977 thì được cất nhắc lên chức cán bộ địa chính và được Nhà nước cho đi học một lớp tại chức về chuyên môn.
Nhưng do trình độ và kỹ năng kém nên quá trình bàn giao hồ sơ giấy tờ còn nhiều khúc mắc chưa giải quyết triệt để. Khoảng năm 2011 bác ý có tham nhũng một xuất đất (trị giá bán vào thời điểm đó là 200 triệu đồng) nhưng bác ý không đứng tên mà chuyển cho một người bạn. Sau này sự việc bị phát giác và đã trả lại mảnh đất đấy.
Vậy Luật sư có thể cho em hỏi, nếu bị xử phạt thì có bị nặng không ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bi kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị tư năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gậy hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có gái trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đăc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, trong trường hợp này, bác của bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3, điều 278 Bộ luật hình sự với khung hình phạt “từ mười lăm năm đến hai mươi năm”. Tuy nhiên, vì khi sự việc bị bại lộ, bác bạn đã trả lại mảnh đất này, do đó, căn cứ vào điều 46 Bộ luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồ thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do tự mình gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;…”
Như vậy, khi quyết định hình phạt Tòa án sẽ căn cứ vào các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để ra mức hình phạt áp dụng cho bác bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe, sớm giải quyết được vấn đề của bác bạn.
2. Hành vi tham ô tài sản phải đi tù bao nhiêu lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chị X vừa được công ty thương mại H tuyển vào làm thủ quỹ. Biết được việc này, ba tên A,B,C (đã thành niên và đều là thành phần không việc làm, nghiện ngập) đã chặn đường chị X đòi chị phải lấy 10 triệu đồng của công ty nộp cho chúng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi ngoại tình giữa chị X và anh K với chồng chị X (việc ngoại tình giữa chị X và anh K là có thật). Bị cưỡng bức và lo sợ bị chồng biết chuyện, chị X đã tự ý lấy 10 triệu đồng của công ty H và giao cho bọn A,B,C với ý định sẽ hợp pháp hóa chứng từ sau. Khi công ty kiểm tra quĩ đột xuất đã phát hiện ra việc tham ô tài sản của chị X.
Hỏi: Theo anh(chị) chị X có phải chịu TNHS về hành vi tham ô tài sản nói trên không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 278 Bộ luật hình sự :
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự phải chịu TNHS.
– Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội tham ô là người có trách nhiệm quản lí tài sản nghĩa là trách nhiệm quản lí về mọi mặt của thủ trưởng cơ quan; có thể chỉ là quản lí trên thực tế như trách nhiệm giữ, bảo quản của thủ kho, thủ quỹ hoặc quản lí trên văn bản giấy tờ như kế toán. Tức là người thực hiện hành vi phải là người có chức vụ và quyền hạn.
Trong tình huống trên, chị X là thủ quỹ của công ty thương mại H, chị đã lợi dụng chức vụ của mình để tự ý lấy 10 triệu đồng của công ty để giao cho A,B,C. Chị đã thực hiện hành vi của mình bằng cách hợp pháp hóa giấy tờ.
– Mặt khách quan của tội phạm.
Hành vi phạm tội của chị X là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt này là tài sản của công ty H mà chị X là người được giao cho quản lí. Chị đã lợi dụng trách nhiệm quản lí của mình để lấy tiền của công ty H.
– Mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của của người phạm tội là lỗi cố ý. Cụ thể chị X chị đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình đồng thời có khả năng điều khiển hành vi ấy, nhưng vì mục đích tư lợi, mục đích che giấu hành vi ngoại tình của mình mà chị đã tự ý lấy 10 triệu của công ty.
Vậy khi một người thực hiện hành vi phạm tội mà hành vi của họ có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự thì họ bắt buộc phải chịu chế tài hình sự tức là họ phải gánh chịu trách nhiệm đối với nhà nước về hành vi phạm tội của mình.
3. Tội tham ô tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chị X vừa được công ty thương mại H tuyển vào làm thủ quỹ. Biết được việc này, ba tên A,B,C (đã thành niên và đều là thành phần không việc làm, nghiện ngập) đã chặn đường chị X đòi chị phải lấy 10 triệu đồng của công ty nộp cho chúng, nếu không chúng sẽ tố cáo hành vi ngoại tình giữa chị X và anh K với chồng chị X (việc ngoại tình giữa chị X và anh K là có thật). Bị cưỡng bức và lo sợ bị chồng biết chuyện, chị X đã tự ý lấy 10 triệu đồng của công ty H và giao cho bọn A,B,C với ý định sẽ hợp pháp hóa chứng từ sau. Khi công ty kiểm tra quĩ đột xuất đã phát hiện ra việc tham ô tài sản của chị X.
Hỏi: Khẳng định tội tham ô tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai, giải thích rõ tại sao?
Luật sư tư vấn:
Tội tham ô tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là sai.
Theo khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 và căn cứ vào:
– Khoản 1 Điều 278 thì mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù nên tội này thuộc tội phạm nghiêm trọng.
– Khoản 2 Điều 278 có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Vậy mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là 15 năm tù nên tội này thuộc tội rất nghiem trọng.
– Khoản 3 có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nên mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là trên 15 năm tù. Mặt khác, khoản 4 Điều 278 có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nên mức cao nhất của khung hình phạt của tội này là tử hình. Như vậy căn cứ theo khoản 3, khoản 4 thì tội này thuộc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài những hình phạt chính như trên, người phạm tội tham ô còn bị cấm đảm nhiệm những chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tù từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Những chức vụ bị cấm là những chức vụ liên quan đến quản lí tài sản.
4. Xử lý hành vi tham ô tài sản thông qua hoạt động đấu thầu
Tóm tắt câu hỏi:
Kính nhờ luật sư tư vấn giúp sự việc theo file đính kèm (Lĩnh vực hình sự): TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC: Tôi tên: Lê Phương Thúy Diễm Sinh năm: 1985 Hiện cư ngụ tại số nhà: 333 – Khu nhà ở Hưng Thịnh Đức – Xã Thanh Đức huyện Long Hồ – tỉnh Vĩnh Long Là vợ của Ông: Huỳnh Quốc Trung Sinh năm 1985 Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Tân Bình (Hình thức Công ty tư nhân 2 thành viên) Địa chỉ: 190 – khóm 4 – Thị trấn Tam Bình – huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long Bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long khởi tố và bắt tạm giam ngày 20/4/2016, liên quan đến vụ án Bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long khởi tố Tại Phòng công thương huyện Tam Bình * Nguyên nhân sự việc như sau: Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Tân Bình có ký hợp đồng với Phòng công thương huyện Tam Bình từ năm 2009 đến năm 2013 khoản 30 hợp đồng Tư vấn lập hồ sơ yêu cầu & Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất (giá trị từng hợp đồng từ 5 triệu đến 20 triệu đồng) và 03 Hợp đồng Tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng (Các công trình có giá trị xây lắp dưới 5 tỷ đồng nằm trong giới hạn chỉ định thầu theo
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 278, “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Để xem xét liệu chồng bạn có phạm tội tham ô tài sản hay không phải xem xét cấu thành tội tham ô tài sản như sau:
– Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội tham ô là người có trách nhiệm quản lí tài sản nghĩa là trách nhiệm quản lí về mọi mặt của thủ trưởng cơ quan; có thể chỉ là quản lí trên thực tế như trách nhiệm giữ, bảo quản của thủ kho, thủ quỹ hoặc quản lí trên văn bản giấy tờ như kế toán. Tức là người thực hiện hành vi phải là người có chức vụ và quyền hạn.
Trong tình huống này, chồng bạn là ông Huỳnh QuốcTrung Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Tân Bình là người có chức vụ, quyền hạn, là người trực tiếp quản lý và ký kết các hợp đồng tư vấn với phòng công thương huyện Tam Bình. Tuy nhiên, chồng bạn không phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản của Phòng công thương huyện Tam Bình mà chỉ là người thực hiện việc ký kết hợp đồng. Do đó, ông Huỳnh Quốc Trung không phải là chủ thể của tội tham ô được.
– Mặt chủ quan của tội phạm
Trong quá trình thực hiện của Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Tân Bình, tổ tư vấn Tư vấn lập hồ sơ yêu cầu & Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất gồm 3 thành viên nhưng công việc thực hiện chỉ do 1 mình chồng bạn là ông Huỳnh Quốc Trung giám đốc Công ty TNHH Tư vấn & Xây dựng Tân Bình trực tiếp thực hiện công việc tư vấn. Chồng bạn nhận thức được việc tự mình ký kết thực hiện các các hợp đồng và việc ký lại các hợp đồng bằng con dấu mới là không công khai minh bạch nhưng vẫn thực hiện. Trường hợp này có thể bị coi là lỗi cố ý trực tiếp.
– Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi phạm tội tham ô trước hết phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Việc một số công trình đã triển khai thi công nhưng hợp đồng Tư vấn lập hồ sơ yêu cầu và phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất có một số công trình ký sau thời gian khởi công nên cơ quan điều tra cho rằng chồng bạn đã ký khống các hợp đồng đó để lợi dụng chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chồng bạn không phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản bị chiếm đoạt do đó sẽ không phải là hành vi lợi dụng chiếm đoạt tài sản đó được.
Chồng bạn cho rằng những hợp đồng đó do yêu cầu của Kho bạc nhà nước huyện Tam Bình phải làm lại thì mới giải ngân được, và con dấu cũ của phòng công thương huyện Tam Bình lúc đó không còn nên khi ký lại hợp đồng theo yêu cầu của Kho bạc nhà nước huyện Tam Bình thì phải ký bằng con dấu mới vì con dấu cũ đã thu hồi. Nhưng chồng bạn phải chứng minh được lý do thay đổi con dấu là hợp pháp và nội dung hợp đồng đã ký trước và hợp đồng đã bị thay đổi không có sự sai lệch và ký khống để lợi dụng chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
Căn cứ vào những thông dấu hiệu trên thì việc cơ quan điều tra khởi tố chồng bạn về tội tham ô tài sản theo Điều 278 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 là chưa có căn căn cứ vì chưa đủ các dấu hiệu để cấu thành tội tham ô tài sản.
5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm kế toán trưởng của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng góp vốn thành lập, trong quá trình làm việc tôi có làm sai sổ sách chiếm đoạt 22 triệu, sau đó ban kiểm soát phát hiện tôi đã hoàn trả số tiền trên và hđqt ra
Luật sư tư vấn:
Điều 278 “
“Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
…”
Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản:
– Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
– Khách thể: Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
– Mặt khách quan:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
+ Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, trong quá trình bạn làm kế toán trưởng, làm sai sổ sách nhằm chiếm đoạt 22 triệu đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô tài sản.
Luật sư
Điều 23 “
– Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
– Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
– Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
– Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 23 “Bộ luật hình sự 2015” người phạm tội lại phạm tội mới mà “Bộ luật hình sự 2015” quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, nếu vụ án của bạn còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.