Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là gì? Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy Tiếng Anh là gì? Cấu thành tội phạm của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy? Quy định về hình phạt?
Trong những năm gần đây, tội phạm về ma túy có xu hướng gia tăng, một trong những tội phạm về ma túy có mức độ nguy hiểm cao đối với xã hội là tội phạm về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Những kiến thức pháp lý liên quan đến tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy sẽ được Luật Dương Gia thông tin đến bạn đọc trong bài viết dưới đây:
1. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là gì?
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là tội phạm được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự thông qua các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ nhằm mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy Đây là một trong những loại tội phạm nguy hiểm về ma túy.
2. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy Tiếng Anh là gì?
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán dụng cụ sản xuất trái phép chất ma túy Tiếng Anh là: “Manufacturing, storage, transport, trading of instruments and equipment serving illegal manufacturing or use of narcotic substances”
3. Cấu thành tội phạm của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sản xuất, cất giữ, vận chuyển, trao đổi phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.
Mặt khách quan của tội phạm
Giải thích khái niệm:
Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống ma túy 2021 vào ngày 30/3/2021 tại kỳ họp thứ 11 vừa qua, heo đó một số khái niệm liên quan đến tội phạm về ma túy được giải thích như sau:
Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật phòng chống ma túy 2021
Danh mục các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Trái phép: Trái với điều được pháp luật cho phép
“Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là những vật được sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay tuy được sản xuất ra với mục đích khác, nhưng đã được sử dụng chuyên vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
“Sản xuất các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là làm ra các phương tiện, dụng cụ (có thể bằng phương pháp thủ công hoặc áp dụng khoa học kỹ thuật) để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
“Tàng trữ các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi cất giữ các phương tiện, dụng cụ ở bất kỳ địa điểm nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali hoặc cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
“Vận chuyển các phương tiện dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi dịch chuyển các phương tiện, dụng cụ dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, quần…; có thể để trong hành lý như vali, túi xách…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
“Mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
+ Bán các phương tiện, dụng cụ cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Mua các phương tiện, dụng cụ nhằm bán cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Xin các phương tiện, dụng cụ nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
+ Dùng các phương tiện, dụng cụ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 phần I Thông tư này để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy các phương tiện, dụng cụ nhằm bán lại trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Tàng trữ các phương tiện, dụng cụ nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
+ Vận chuyển các phương tiện, dụng cụ nhằm bán trái phép cho người khác để người đó dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy với lỗi cố ý
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện và để hậu quả xảy ra.
Mục đích phạm tội là dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của các tội nêu trên là người đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng đẻ xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:
a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
c, Xái thuốc phiện;
d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 082015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
Ý nghĩa trong việc phân tích cấu thành tội:
Là cơ sở để phân biệt tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma túy khác.
Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để
Một số điểm cần lưu ý:
– Thứ nhất, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
– Thứ hai, đối với người lần đầu sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán các phương tiện, dụng cụ để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và chỉ dùng các phương tiện, dụng cụ này để bản thân họ sử dụng trái phép chất ma túy, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính. Trường hợp đã bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Quy định về hình phạt
Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Có tổ chức;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Vận chuyển với số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
Vận chuyển qua biên giới;
Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
Tái phạm nguy hiểm
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán từ năm bộ dụng cu, phương tiện (có thể cùng loại, có thể khác loại) trở xuống thì áp dụng khoản 4 Điều 8