Tội sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc là gì? Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tiếng Anh là gì? Cấu thành tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc? Hình phạt của sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc?
Chất cháy. chất độc là những chất được sự quản lý rất nghiêm ngặt của Nhà nước. Hoạt động sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc phải bị xử lý.
1. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là gì?
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật đinh, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội của mình.
2. sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tiếng Anh là gì?
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc tiếng Anh là “Illegal manufacture, storage, transport, use, or trading of flammable or toxic substances”.
3. Cấu thành Tội sản xuất, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc
“Điều 311. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Khách thể của tội phạm
– Tội phạm xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng và mua bán chất cháy, chất độc.Chất cháy, chất độc là những chất có khả năng hủy hoại môi trường sống, có khả năng gây rat hiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người và các sinh vật. Vì vậy, Nhà nước quản lý chặt chẽ chỉ những cơ quan, tổ chức nào được phép của Nhà nước mới được quyền sản xuất, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán những chất này.
Mặt khách quan của tội phạm
– Tội phạm thể hiện ở hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc. Đối tượng tác động của tội phạm được quy định trong điều này bao gồm:
+ Chất cháy: là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ cao như: ecrindine, các hợp chất có chứa thành phần ni-tơ, phốt pho, xăng, dầu, khí đốt,…
+ Chất độc là những chất hoặc những hợp chất có khả năng gây ra sự nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe con người cũng như sinh vật và môi trường sống nói chung như chất: Asen, aminophenol,…và các chất khác có độc tính cao được quy định trong các bảng hóa chất nguy hiểm do Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiến đoạt chất cháy, chất độc là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiến đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất cháy, chất độc
– Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm một cách trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Tội phạm này không yêu cầu về hậu quả xảy ra.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình lỗi cố ý.
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi theo luật định.
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1/ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
Cấu thành tăng nặng của tội phạm
Phạm tội có tổ chức: tội dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm pháp có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, Những người thực hiện tội phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Vận chuyển, mua bán qua biên giới, tức trong trường hợp này đã có dấu hiệu mang yếu tổ nước ngoài, vi phạm cả quy định về mua bán cũng như vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu.
Tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
4. Hình phạt của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc
– Hình phạt cơ bản của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với các trường hợp:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
-Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với các trường hợp:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc đó là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.