Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật là gì? Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật Tiếng Anh là gì? Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật Tiếng Anh là gì? Cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật? Quy định hình phạt của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật?
Tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả là tội phạm gây nguy hiểm cho xã hội. Sản xuất, buôn bán hàng giả không chỉ gây hậu quả to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội. Trong bài viết dưới đây, Luật dương Gia sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định mới nhật của pháp luật hiện hành.
1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi được quy định tại Điều 195
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi là hành vi sản xuất, mua bán hàng giả mà hàng giả đó là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 3,
– Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
– Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
– Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
– Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
– Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
– Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213
– Tem, nhãn, bao bì giả.”
2. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật Tiếng Anh là gì?
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật Tiếng Anh là :“Manufacturing and trading of counterfeit animal feeds, fertilizers, veterinary medicines, pesticides, plant varieties, animal breeds”.
3. Cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi là xâm phạm đến các quy định của nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm quyền được bảo hộ của người sản xuất, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức và cá nhân trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng tác động của tội này là hàng giả, thuộc nhóm thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Mặt khách quan:
Một người được coi là phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi khi xuất hiện các dấu hiệu hành vi sau đây
– Sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả châ’t lượng hoặc công dụng
– Buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi:
Các hành vi này chỉ cấu thành tội phạm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Trường hợp người buôn bán không biết thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi mà mình kinh doanh là giả thì không cấu thành tội phạm.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Số lượng hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi chỉ có ý nghĩa với việc quyết định hình phạt.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện với lỗi cố ý.
Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ phạm tội là vụ lợi, mục đích là thu lời bất chính từ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chủ thể là pháp nhân thương mại đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của điều 75
4. Quy định hình phạt của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
Đối với cá nhân:
Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Áp dụng với người sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi trong trường hợp:
– Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
– Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Áp dụng đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
g) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
h) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
i) Gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
k) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn 200.000.000 đồng trở lên;
b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
c) Gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.
Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với các trường hợp:
a) Gây thiệt hại về tài sản trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân:
Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
Khung 4: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
Khung 5: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Hình phạt bổ sung:
Ngoài hình phạt chính, pháp nhân còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.