Quảng cáo gian dối là gì? Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm?
Ngày nay, do sự phát triển của xã hội, nền kinh tế thị trường nêm việc quảng cáo các loại sản phẩm ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi nên pháp luật hiện hành cần có nhu cầu điều chỉnh những hành vi quảng cáo hàng hoá. Nhà nước coi hành vi quảng cáo gian dối là hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý bằng biện pháp hình sự để tránh tình trang gây ra những hậu quả khó lường làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Chính vì điều này mà pháp luật hình sự nước ta đã quy định về tội quảng cáo gian dối theo
Luật sư
1. Quảng cáo gian dối là gì?
Theo quy định tại Điều 168
“Điều 168. Tội quảng cáo gian dối
1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo như từ điển tiếng việt thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Theo như quy định của luật học thì quảng cáo gian dối được định nghĩ là hành vi quảng cáo sai sự thật không đúng về nội dụng quảng cáo, về chất lượng, hình thức, chức năng và công dụng của sản phẩm quảng cáo…, gây nhầm lẫn cho khách hàng, trái với quy định của pháp luật về quảng cáo
Bên cạnh đó thì hành vi quảng cáo gian dối phải gây hậu quả nghiêm trọng, như do hành vi quảng cáo gian dối nên khách hàng đã mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ nhưng việc này đã không mang lại lợi ích như đã quảng cáo; hoặc người có hành vi nay đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì theo quy định của Bộ luật hình sự sẽ bị phạt tiền tứ mười triệu đến một trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Ngoài ra, người có hành vi này theo như quy định của pháp luật hiện hành thì còn áp dụng thêm hình phạt bổ sung đó là người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đòng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
2. Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm
2.1. Chủ thể và khách thể phạm tội:
Chủ thể của tội phạm được biết đến dựa trên quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 bao gồm: Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng chủ yếu là những người chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, những người khác cũng có thể trở thành chủ thể, nếu họ thực hiện việc quảng cáo gian dối hàng hóa của chủ doanh nghiệp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định đối với hành vi quảng cáo gian dối đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Bên cạnh đó việc thương nhân, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo gian dối hay còn được nhắc đến là quảng cáo không đúng với sự thật vốn có của hàng hóa mà doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất ra nó. Thông thường quảng báo gian dối là hàng xấu, kém chất lượng nhưng lại nói rằng đó là hàng tốt, chất lượng cao. Ngoài ra, hành vi quảng cáo gian dối còn thể hiện ở chỗ, nói xấu hàng hóa của doanh nghiệp khác để làm nền quảng cáo cho hàng hóa của mình, quảng cáo không đúng công dụng của hàng hóa, không nếu những điều cần tránh khi sử dụng hàng hóa….
Khi xác định hành vi quảng cáo gian dối cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quảng cáo. Tội quảng cáo gian dối về hàng hóa xâm hại chế độ quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Đối tượng tác động của tội phạm này là hình thức, nội dung tin tức về hàng hóa, dịch vụ mà người phạm tội đã quảng cáo.
– Thứ nhất, quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự, chính sách xã hội, thông tin cá nhân. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi quảng cáo gian dối, tức là đưa thông tin không đúng về chất lượng, hình thức, chức năng, công dụng và tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lãn cho khách hàng, trái với quy định của pháp luật về quảng cáo.
+ Khi xác định hành vi quảng cáo gian dối cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quảng cáo.
+ Đối với tội quảng cáo gian dối, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nói về hậu quả thì có thể xác định hậu quả của hành vi quảng cáo gian dối rất rộng, đó là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
– Thứ hai, trong tội quảng cáo gian dối vẫn cần thiết xác định được các hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra để xác định tính chất, mức độ của tội phạm. Tuy nhiên, hậu quả do hành vi quảng cáo gian dối gây ra là những thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
– Thứ ba, các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội quảng cáo gian dối có thể là: các mặt hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục được quy định quảng cáo; thời gian, địa điểm quảng cáo; hình thức quảng cáo; câu chữ, hình ảnh hoặc âm thanh trong quảng cáo; việc lợi dụng danh nghĩa và địa vị của cơ quan, tổ chức, cá nhân để quảng cáo.
– Thứ tư, về khách thể của tội quảng cáo gian dối:
+ Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quảng cáo hàng hoá.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là hình thức, nội dung tin tức mà người phạm tội đã quảng cáo.
– Thứ năm. về chủ thể của tội quảng cáo gian dối:
Chủ thể của tội phạm được định nghĩa dưới góc độ của luật học là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó. Chủ thể của tội phạm này phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ mười sáu tuổi trở lên.
Nếu hành vi quảng cáo gian dối đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với tội quảng cáo gian dối, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nói về hậu quả thì có thể xác định hậu quả của hành vi quảng cáo gian dối rất rộng, đó là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội. Hậu quả không bắt buộc nên người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội phạm.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự khi người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ trong những trường hợp đã từng bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về tội quảng cáo gian dối theo Bộ luật hình sự năm 2015 theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về tội phạm khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!