Dựa vào tính chất nguy hiểm của tội phạm, khoa học luật hình hình sự cũng như thực tiễn luật hình sự đều có những cách phân loại tội phạm, làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng mức độ, không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
Mục lục bài viết
1. Tội phạm và phân loại tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Các đặc điểm của tội phạm:
– Tính nguy hiểm cho xã hội.
– Tính có lỗi trong thực hiện hành vi.
– Được quy định trong Bộ luật hình sự.
– Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.
– Phải chịu hình phạt.
Khái niệm tội phạm được coi là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam. Khái niệm này một mặt là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS, mặt khác cũng trực tiếp thế hiện nhiều nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam.
Nội dung của khái niệm tội phạm là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa TNHS và những trách nhiệm pháp lí khác. Khái niệm tội phạm là cơ sở để xây dựng phần quy định của những điều luật thuộc Phần các tội phạm và đồng thời qua đó cũng là cơ sở đế quy định các khung hình phạt tương ứng cho từng tội phạm.
Thể hiện nguyên tắc phân hóa TNHS, luật hình sự Việt Nam phân tội phạm thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.””
Sự phân hóa thành bốn nhóm tội phạm như vậy vừa là biểu hiện cơ bản của sự phân hóa TNHS vừa là cơ sở (1) thống nhất cho sự phân hóa TNHS trong BLHS. Sự phân hóa này là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể cũng như cho việc xây dựng trong luật hình sự và trong các ngành luật khác có liên thế hiện sự phân hóa trong chông các loại tội phạm khác nhau. Đó là những căn cứ pháp lí thống nhất để các chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện được nguyên tắc cá thể hóa TNHS khi áp dụng luật hình sự.
2. Tội phạm nghiêm trọng?
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Tội phạm nghiêm trọng trong Tiếng anh là “Serious crime”.
3. Tội phạm nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự:
Điểm b, Khoản 1, Điều 9 quy định : “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.”
Đặc điểm:
– Mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hóa ở tội nghiêm trọng là lớn.
– Hậu quả pháp lý: từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Cách hiểu thứ nhất: một tội phạm được coi là tội phạm nghiêm trọng khi và chỉ khi tội phạm đó có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy có quy định đến và phải đến bảy năm tù.
Ví dụ: Tội đe dọa giết người quy định tại Khoản 2 Điều 133 BLHS, , Tội trộm cắp tài sản (Khoản 2 Điều 173), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Khoản 2 Điều 174)… đều có khung hình phạt từ hai năm đến mức cao nhất là bảy năm tù nên là loại tội phạm nghiêm trọng.
Còn đối với một số tội phạm khác có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy có quy định chưa đến bảy năm tù, mặc dù có cao hơn 03 năm tù, tức là cao hơn mức cao nhất của loại tội phạm ít nghiêm trọng (loại tội phạm nhẹ hơn liền kề), thì nó cũng không thuộc loại tội phạm nghiêm trọng, bởi lẽ mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy chưa đến bảy năm tù theo quy định.
Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 2 Điều 144); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào sản xuất trái phép chất ma túy (Khoản 1, Điều 253) ,…những tội này đều có khung hình phát cao nhất là 6 năm . Tức là chưa đến 07 năm tù theo quy định nên không thuộc trường hợp là loại tội phạm nghiêm trọng mà chỉ là loại tội phạm ít nghiêm trọng theo nguyên tắc suy đoán vô tội, suy đoán có lợi cho bị cáo được ưu tiên áp dụng trong pháp luật hình sự (khi không có quy định hoặc chứng cứ chứng minh).
Cách hiểu thứ hai: Một tội phạm được coi là tội phạm nghiêm trọng khi tội phạm đó có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy từ trên ba năm tù (từ ba năm tù trở xuống là thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng) cho đến bảy năm tù. Có nghĩa là tất cả những tội phạm mà mức án cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy là từ bảy năm tù trở xuống đến trên ba năm tù thì đều thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
Ví dụ, các tội như: Tội vô ý làm chết người quy định tại Khoản 1 Điều 128 BLHS có mức án cao nhất cho khung hình phạt đối với tội phạm ấy là đến 05 năm tù; Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em (Khoản 1 Điều 145), Tội Cướp giật tài sản (Khoản 1 Điều 171), Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Khoản 1 Điều 322)… đều có mức án cao nhất cho khung hình phạt đối với tội phạm ấy là đến 05 năm tù… nên đều là loại tội nghiêm trong do mức án cao nhất của khung hình phạt đối với các tội phạm ấy đều trên ba năm tù nhưng cũng chưa quá bảy năm tù.
Theo khoa học pháp lý thì thường áp dụng cách hiểu thứ nhất để xác định loại tội phạm.
Điều 125: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Điều 130. Tội bức tử
“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Điều 137. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31 % trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Điều 148. Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–