Tội phạm học là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội, nghiên cứu về tình hình tội phạm, các loại tội phạm cụ thể, về nguyên nhân, điều kiện phạm tội, ... Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi về Tội phạm là gì? Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, tình hình tội phạm hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tội phạm là gì?
Điều 8
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Tội phạm tiếng Anh là “Crime”.
2. Phân loại tội phạm:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
3. Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm:
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy nó có mối quan hệ và tác động qua lại với các hiện tượng quá trình xã hội khác mang tính chất tiêu cực và cả những hiện tượng xã hội tích cực. Nó chịu sự chi phối, quyết định của các hiện tượng, quá trình xã hội. Vì vậy, để phòng ngừa tội phạm, tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ những hiện tượng, quá trình xã hội làm nảy sinh và quy định tội phạm như là hậu quả của các hiện tượng, quá trình đó.
Nếu không xác định được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thì không thể đứa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm, trong tội phạm học, nguyên nhân của tình hình phạm tội được hiểu là tổng hợp các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, tâm lí xã hội, tổ chức tiêu cực trong tác động qua lại và thâm nhập lẫn nhau, làm phát sinh, quyết định tình hình tội phạm. Các hiện tượng xã hội này là phổ biến và có sự lặp đi, lặp lại nhiều lần trong các mối quan hệ xã hội luôn luôn thay đổi. Còn điều kiện của tình hình tội phạm là những thiếu sót cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa … tự nó không làm phát sinh ra tội phạm mà chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát sinh tình hình tội phạm.
Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục… dẫn đến sự hình thành các quan điểm cá nhân mang tính chống đối xã hội và từ quan điểm cá nhân này sẽ đẫn đến hành vi phạm tội. Tội phạm học còn tìm ra các điều kiện, các hiện tượng có vai trò ngăn ngừa sự ảnh hưởng của các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và khám phá ra cơ chế tác động qua lại giữa nguyên nhân và điều kiện với nhau dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Giữa tội phạm và các hành vi tiêu cực khác không phải là tội phạm cò mối quan hệ qua lại khắng khít với nhau. Vì Vậy, tội phạm học cần phải nghiên cứu các hiện tượng chống đối xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm và đưa ra cạc biện pháp; phòng ngừa chúng. Ví dụ: Tình hình sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, mua bán dâm v.v…
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở ba mức độ khác nhau:
– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung (của mọi tội phạm)
– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội phạm;
– Nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm cụ thể.
4. Tình hình tội phạm hiện nay:
Đối tượng nghiên cứu trước tiên của tội phạm học chính là tình hình tội phạm – hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực. Tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung. Các đặc điểm đặc trưng của tình hình tội phạm trong từng địa phương, trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội: Các tính chất, đặc trưng của tội phạm ở các tầng lớp xã hội khác nhau, ở môi trường thành phố và nông thôn v.v… Ngoài ra, tội phạm học còn nghiên cứu tình hình các nhóm, dạng tội cụ thể. Ví dụ như tình hình các tội phạm về ma túy tình hình tội phạm của người chưa thành niên; tình hình tái phạm v.v…
Tất cả những kiến thức trên về tình hình tội phạm cho phép phát hiện sự phụ thuộc của tội phạm vào các hiện tượng quá trình xã hội khác. Mang tính chất kinh tế, chính trị, tư tưởng xã hội, văn hóa v.v… và các nhân tố khác như sự thay đổi dân số, quá trình di dân, di cư… Trên cơ sở đó, tội phạm học đưa ra dự đoán về tình hình tội phạm trong thời gian tới và đề ra các biện pháp tác động chính xác, hợp lí đảm bảo/hoạt động phòng chống tội phạm có hiệu quả cao.
a) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm:
Tình hình tội phạm không chỉ đơn thuần là tổng số các vụ phạm tội đã xảy ra mà nó phản ánh bản chất của tổng hòa các tội phạm đã xảy ra như: số lượng, cơ cấu, tính chất của từng loại tội phạm khác nhau mang đầy đủ các đặc điểm của hệ thống xã hội hiện tại. Tình hình tội phạm không chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hay ổn định) của tình trạng này.
Nghiên cứu tình hình tội phạm là có sự phân tích, đánh giá tình hình một cách đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng (về mức độ và tính chất) của tội phạm đã xảy ra, quan trọng hơn là phải giải thích, phát hiện được nguyên nhân để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
b) Các thuộc tính của tình hình tội phạm:
– Mang tính xã hội
Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực. Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội. Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội : kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …
Mức độ và tính chất của tình hình tội phạm tại các hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau và tại các quốc gia khác nhau có mỗi tương quan chặt chẽ với hoàn cảnh sống và hoạt động của con người nơi đó. Những dạng tình hình tội phạm cụ thể được xác định bởi xã hội và quốc gia. Trong những quốc gia khác nhau có đặc trưng riêng của mình trong cách hiểu tội phạm và không phải tội phạm.
Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể: Khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội
– Mang tính pháp lý
Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đoán bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt
Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hướng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế
Ví dụ Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội phạm chính thức mới.
Qua đây, có thể nhận định rằng, đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự, cần phải dựa vào những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như các dấu hiệu tội phạm khác
hoàn thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội.
– Mang tính thay đổi về mặt lịch sử
Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có sự thay đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví dụ Tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung.
Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi.
Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đoạn lịch sử khác nhau là có sự khác nhau.
Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đoạn công cụ, phương tiện phạm tội ở những giai đoạn lịch sử khác nhau là có sự khác nhau
Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …
Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để có thể hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó có thể dự đoán được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai và phòng ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể và có thể thay đổi, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử
– Mang tính tiêu cực
So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa mang tính tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại về mọi mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện ( được định lượng khá rõ rệt )
+ Thiệt hại về vật chất ( Ví dụ: chi phí khổng lồ chi trả cho công tác đấu tranh phòng, chống, phục hồi công lý, hình phạt cho người phạm tội…)
+ Thiệt hại về thể chất: sinh mạng sức khỏe
+ Thiệt hại về tinh thần
Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng ngừa tội phạm luôn phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế hoạch của quốc gia cũng như từng địa phương
– Mang tính phổ biến
Tình hình tội phạm với tư cách là hiện tượng phổ biến chứa đựng tổng thể những hành vi phạm tội và những người thực hiện chúng trong không gian và thời gian xác định. Tình hình tội phạm không phải là sự tổng hợp những hành vi phạm tội riêng lẻ một cách cơ học mà là hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, chứa đựng những dấu hiệu đặc thù riêng về lượng và chất có liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất.
c) Cơ cấu của tình hình tội phạm:
Là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung trong một không gian nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó tỷ trọng của các loại tội phạm là số lượng tội phạm đó trên tổng số các loại tội phạm được thực hiện.
Tương quan giữa các loại tội phạm chính là sự tương quan về số lượng giữa các loại tội với nhau. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà mô hình cơ cấu tội phạm được xây dựng khác nhau.
Ở Việt Nam mô hình cơ cấu tội phạm từ chung nhất đến khái quát gồm tỷ trọng mối tương quan giữa tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trong, tỷ trọng mối tương quan giữa lỗi cố ý và lỗi vô lý, tỷ trọng mối tương quan giữa các loại tội phạm theo các chương (nhóm tội phạm theo BLHS), tỷ trọng mối tương quan trong từng nhóm tội phạm, tỷ trọng mối tương quan các tội nghiêm trọng và phổ biến nhất, tỷ trọng và mối tương quan giữa các tội tái phạm lại do người chưa thành niên thực hiện, phụ nữ thực hiện).
d) Tính chất của tình hình tội phạm:
Thể hiện ở số liệu các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong cơ cấu của tình hình tội phạm.
Các chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm (các chỉ số bổ sung)
Có những trường hợp cần xem xét chỉ số về sự thiệt hại để đánh giá được tính nguy hiểm của tình hình tội phạm, nó bổ sung cho các chỉ số về lượng và về chất và về các thông tin của tình hình tội phạm.
– Chỉ số thiệt hại về vật chất (ví dụ: tài sản bị mất hư hỏng được tính thành tiền)
– Chỉ số nạn nhân do tội phạm gây ra (ví dụ: số người bị chết bị thương do tội phạm gây ra)
– Chỉ số về tiền, công lao động dùng chi phí cho việc khắc phục do tội phạm gây ra (sửa nhà, công trình)
– Chỉ số cho các chi phí của cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng chóng tội phạm
– Chỉ số về các chi phí khác mà nhà nước phải chi vì hậu quả của tội phạm (chi phí nuôi trẻ mồ côi, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường)
– Chỉ số không tính được bằng tiền như uy tín của Đảng và Nhà nước.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);