Việc xác định tội phạm hoàn thành hay chưa hoàn thành, kết thúc hay chưa kết thúc có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự cũng như những vấn đề liên quan khác. Vậy tội phạm kết thúc là gì và việc phân biệt hai khái niệm tội phạm kết thúc và tội phạm hoàn thành ra sao? Bài viết sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Tội phạm kết thúc là gì?
Tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế.
Tội phạm kết thúc có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
– Hành vi phạm tội kết thúc vì chủ thể đã đạt được mục đích như trường hợp kẻ giết người đã dừng lại không đâm tiếp nạn nhân nữa vì nạn nhân đã chết;
– Hành vì phạm tội kết thúc vì chủ thể đã bị ngăn cản nên không thực hiện tiếp được như trường hợp người hiếp dâm đã phải dừng lại do bị nạn nhân đâm bị thương;
– Hành vi phạm tội kết thúc vì chủ thể đã tự ý dừng lại (trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) như trường hợp đang cậy cửa nhà người khác để vào trộm cắp tài sản thì dừng lại do không muốn thực hiện tiếp mặc dù không có gì ngăn cản.
Tội phạm kết thúc tiếng Anh là: “end crime”.
2. Phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc:
Cần phải phân biệt rõ “tội phạm hoàn thành” với “tội phạm kết thúc”.
– Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm theo BLHS đối với từng tội danh. Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã thỏa mãn mục đích của mình hay chưa. Còn tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt không còn xảy ra trên thực tế.
– Nói đến tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý, còn nói đến tội phạm kết thúc là nói đến tội phạm đã thực sự chấm dứt trên thực tế. Thời điểm tội phạm nào đó được coi là hoàn thành nhưng có thể vẫn tiếp diễn, chưa kết thúc.
Ví dụ: một người thực hiện hành vi cướp tài sản; sau khi dùng vũ lực, người phạm tội mới lấy tài sản và mang đi tiêu thụ. Thời điểm người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì tội cướp tài sản đã được coi là tội phạm hoàn thành nhưng vào thời điểm đó tội cướp tài sản vẫn chưa kết thúc.
Khi xác định trường hợp phạm tội với lỗi cố ý đã hoàn thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm hay chưa. Nếu đã thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì là tội phạm hoàn thành. Ngược lại, nếu chưa thỏa mãn các yếu tố cấu thành của tội phạm thì tội phạm chưa hoàn thành. Thời điểm tội phạm hoàn thành khi nào tùy thuộc vào việc xây dựng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm (Ví dụ: đối với tội cướp tài sản, chỉ cần người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thì tội phạm được xem là đã hoàn thành; nhưng đối với tội trộm cắp thì tội phạm chỉ được xem là hoàn thành khi người phạm tội đã lấy được tài sản của người khác).
Ngược lại, nhiều trường hợp thời điểm tội phạm kết thúc nhưng chưa hoàn thành. Ví dụ: một người mới có hành vi chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt thì bị bắt giữ.
3. Các trường hợp tội phạm kết thúc:
+ Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội;
+ Khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội;
+ Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.
– Thời điểm tội phạm kết thúc và hoàn thành có thể trùng nhau hoặc không.
Ví dụ 1: A dùng súng bắn B và B chết ngay tức khắc. Lúc này, thời điểm tội phạm hoàn thành và kết thúc trùng nhau. Tội phạm hoàn thành vì đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người là A đã có hành vi tước đoạt tính mạng của B trái pháp luật (bắn B). Còn tội phạm kết thúc vì mục đích của A đã đạt được (B chết) và A lúc này không thực hiện tội phạm nữa.
Ví dụ 2: A dùng súng bắn B. Tưởng B đã chết nên A bỏ đi. Nhưng sau đó B không chết mà bị thương, sau khi nhập viện cấp cứu thì chết sau 2 ngày. Ở trường hợp này, thời điểm tội phạm kết thúc xảy ra trước thời điểm tội phạm hoàn thành. Tội phạm chưa hoàn thành vì chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết người là có hậu quả nạn nhân chết. Tội phạm lúc này đã kết thúc vì sau khi A bắn B xong đã bỏ đi và không thực hiện tội phạm nữa.
Ví dụ 3: A cầm dao đe dọa B nếu không đưa túi xách sẽ giết B. B đưa túi xách cho A. Sau đó A bỏ chạy và bị công an bắt. Lúc này, thời điểm tội phạm hoàn thành xảy ra trước thời điểm tội phạm kết thúc. Theo đó, thời điểm tội phạm hoàn thành là từ thời điểm A cầm dao đe dọa B đưa túi xách. Còn thời điểm tội phạm kết thúc là thời điểm A bị công an bắt.
4. Ý nghĩa phân biệt tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc:
Việc phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc có ý nghĩa quan trọng như sau:
– Xác định tội phạm hoàn thành, phân biệt với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành (trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) có ý nghĩa quan trọng để quyết định hình phạt. Với những điều kiện giống nhau, tội phạm hoàn thành phải được coi là nguy hiểm hơn so với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Do vậy, cần phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội hoàn thành so với người phạm tội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội.
– Xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa để áp dụng các chế định khác có liên quan như chế định phòng vệ chính đáng (Điều 22
Để phân biệt được hai khái niệm này ta cùng phân tích ví dụ:
Ngày 19/4/2007, vào khoảng 14 giờ, Hoàng Mạnh H đến nhà bà Lê Thị Kh để trộm cắp tài sản. Đến nơi, H trèo hàng rào, mở cửa hông vào nhà lấy 3 loa vi tính trị giá 350.000 đồng; một đầu Sony trị giá 600.000 đồng; một bộ âm ly trị giá 270.000 đồng và một bộ lư đồng trị giá 1.700.000 đồng. Sau đó, H lấy hai bao lạc sau bếp, bỏ số tài sản trên vào trong đó và đưa ra đặt sát hàng rào nhà bà Kh. H gọi điện cho Trần Văn M, nói rõ sự việc và nhờ Trần Văn M mang xe máy đến để đưa H đưa tài sản đi tiêu thụ. M đã đưa xe đến đón H và chở H đến nhà bà Kh. H leo vào trong hàng rào vác hai bao lạc đựng tài sản chuyển cho M đang đứng ngoài hàng rào. Sau đó, M điều khiển xe máy, H vác hai bao lác ngồi sau, cùng nhau đưa tài sản đi tiêu thụ thì bị phát hiện, bắt giữ. Trần Văn M bị
Trần văn M có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Việc Tòa án cấp phúc thẩm nhận định như trên là hoàn toàn chính xác bởi lẽ:
– Thời điểm mà Hoàng Mạnh H sau khi lấy được tài sản trong nhà bà Kh, đưa đến hàng rào để chờ tiếp tục đưa tài sản ra ngoài và mang đi tiêu thụ cần phải được xác định là thời điểm tội phạm chưa kết thúc. Vì đối với tội trộm cắp tài sản, nói chung tội phạm chỉ được coi là kết thúc khi tài sản được đưa đến địa điểm cất dấu an toàn, nằm trong sự quản lý của người thực hiện hành vi phạm tội (ít ra cũng là theo suy nghĩ của người thực hiện hành vi).
– Trong vụ án này tài sản lấy trộm đang nằm trong hàng rào nhà bà Kh, nên H còn phải có những việc làm tiếp theo để đưa tài sản đến nơi khác theo dự định. Lúc đó tội phạm mới kết thúc. Do đó đối với sự tham gia của M ở giai đoạn này, việc định tội danh của M phải theo tội danh mà Hoàng Mạnh H đã thực hiện, đó là tội trộm cắp tài sản.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: