Căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi, khoa học pháp lý hình sự cũng như thực tiễn pháp luật chia tội phạm thành 4 loại. Mỗi loại tội phạm có những đặc điểm riêng, có ý nghĩa về lý luận cũng như việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với mỗi loại tội phạm trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Mục lục bài viết
1. Tội phạm và phân loại tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Đặc điểm của tội phạm:
– Tính nguy hiểm cho xã hội: Tính hiểm cho xã hội là dâu hiệu cơ bản, quan trọng nguy nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Do có tính nguy hiểm cho xã hội nên hành vi được quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu hình phạt. Nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu về nội dung của tội phạm. Dấu hiệu này quy định dấu hiệu về hình thức của tội phạm là dầu hiệu được quy định trong luật hình sự. Những định nghĩa tội phạm có dầu hiệu nguy hiểm cho xã hội được gọi là định nghĩa tội phạm về nội dung. Trái lại, những định nghĩa tội phạm không có dấu hiệu này được gọi là định nghĩa tội phạm về hình thức.
– Đặc điểm có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi (có tính gây thiệt hại cho xã hội) của mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội.
– Đặc điểm được quy định trong Bộ luật hình sự: Theo Điều 8 BLHS, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu “… được quy định trong BLHS…”. Như vậy, tính được quy định trong luật hình sự là dầu hiệu đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Việc xác định tội phạm phải được luật hình sự quy định là sự thừa nhận nguyên tắc đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc: “Không ai bị kết án vì một hành vi mà lúc họ thực hiện luật pháp quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” (khoản 2 Điều 11). Trong sự thống nhất với việc xóa bỏ nguyên tắc tương tự và cấm hồi tố, việc khẳng định dấu hiệu này của tội phạm là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc pháp chế.
– Đặc điểm “do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện”: Đây là dấu hiệu về chủ thể thực hiện hành vi cho xã hội. Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho nguy hiểm xã hội phải là người có năng lực TNHS. Đó là người đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của luật và không thuộc trường hợp mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiến hành vi do mắc bệnh. Năng lực TNHS là năng lực pháp lí được Nhà nước xác định và thế hiện chính sách hình sự của Nhà nước. Do có ý nghĩa như vậy nên dầu hiệu về chủ thể cần được coi là một dấu hiệu của tội phạm, mặc dù dầu hiệu này thực ra đã được phản dấu hiệu được quy định trong luật hình sự vì trong nội ánh qua dung “được quy định” đã có nội dung về chủ thể.
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trình bày trên nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau.
Tội phạm bao gồm từ những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh quốc gia như hành vi phản bội Tổ quốc (Điều 108 BLHS) đến những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội không lớn như hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS). Những hành vi phạm tội cụ thế không những có sự khác nhau về nguyên nhân, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc de doa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác.
Thể hiện nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự chia tội phạm thành 4 loại: Tội phạm ít ngiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Tội phạm ít nghiêm trọng là gì?
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng theo Bộ luật hình sự:
Đặc điểm:
– Mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hóa ở tội ít nghiêm trọng là không lớn.
– Mức cao nhất của khung hình phạt là đến 03 năm tù.
–
–
“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”* Một số tội phạm ít nguy hiểm điển hình:Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
–