Tội phạm công nghệ cao là một tội phạm hình sự. Các tội phạm này được thực hiện bởi người có năng lực, trình độ nhất định về kỹ thuật, về công nghệ. Do đó tội danh riêng này được quy định nhằm phân loại với các tội danh có tính chất đặc trưng khác. Cùng tìm hiểu các đặc điểm nổi bật giúp nhận diện các tội phạm công nghệ cao.
Trước tiên, tội phạm công nghệ cao phải thỏa mãn đặc điểm được thể hiện trong khái niệm tội phạm.
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm như sau:
– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.
– Chủ thể thực hiện: Người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
– Các quan hệ, quyền lợi bị xâm phạm:
+ Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
+ Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức.
+ Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Tội phạm công nghệ cao tiếng Anh là High-tech crime.
Đặc điểm tội phạm công nghệ cao tiếng Anh là High-tech crime characteristics.
3. Tội phạm công nghệ cao là gì?
Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng các công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp được Luật Hình sự bảo vệ. Như thông qua internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội.
Các hành vi được thực hiện như:
+ Xâm phạm dữ liệu hệ thống gây ảnh hưởng và thiệt hại đến người dùng.
+ Thực hiện các hành vi lừa đảo, trốn thuế,… để gây ra các mối đe dọa, làm sai lệch thông tin.
Những hành vi mà tội phạm công nghệ cao gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Không chỉ ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể mà còn có nguy cơ xâm hại đến lợi ích của Nhà nước. Do đó sự nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm của hành vi là rất lớn.
Chính vì vậy nên hiện nay, loại tội phạm này được xếp vào nhóm tội phạm hình sự.
Quy định pháp luật:
Hiện nay trong
Chính phủ ban hành
Kết luận:
Như vậy, có thể hiểu rằng, tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính.
Họ có kiến thức và năng lực nhất định trong sử dụng công nghệ. Tuy nhiên lại sử dụng vào các mục đích vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải là một tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Khi đó, các hành vi cụ thể sẽ cấu thành từng tội danh được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Phân loại tội phạm công nghệ cao:
Hiện nay tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng viễn thông được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 từ điều 285 đến điều 294.
Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể chia ra thành hai nhóm:
+ Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính (từ điều 285 đến điều 289). Từ đó làm hư hỏng, tác động trực tiếp đến thiết bị và hệ thống máy tính. Xâm nhập vào để thực hiện các hành vi phạm tội cụ thể.
+ Nhóm Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội (từ điều 290 đến điều 294). Khi đó, công cụ thể hiện việc sử dụng, khai thác trực tiếp công dụng của máy tính để tìm kiếm lợi ích trái pháp luật. Trong khi phương tiện mang đến cách thức, điều kiện và cơ sở để thực hiện tội phạm.
4. Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao:
Xã hội của thời đại 4.0 ngày càng phát triển, nhất là hệ thống công nghệ thông tin nên tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều hơn. Bởi họ thấy được các lợi ích, thông tin vật chất đang được quản lý, cung cấp trên mạng lưới công nghệ.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội với mục đích trục lợi cá nhân hoặc xâm phạm, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của quốc gia. Qua đó có thể đánh cắp các thông tin, dữ liệu hay các lợi ích vật chất thực tế.
Tương tự như tội phạm truyền thống, tội phạm công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội nhằm mục đính tư lợi cá nhân. Cũng như thể hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, chúng sử dụng các loại công cụ hiện đại và tiên tiến hơn là thiết bị công nghệ và mạng. Đây là đặc trưng để nhận diện, phân biệt nhóm tội phạm công nghệ cao.
Chỉ với một chút sơ hở, người dùng internet có thể dễ dàng bị chúng đánh cắp thông tin, rút tiền trong tài khoản ngân hàng,…dù ở khoảng cách hàng nghìn ki-lô-mét. Tức là chúng sử dụng việc tác động lên phầm mềm, công cụ quản lý các lợi ích đó. Thay vì phải thực hiện bằng các tác động vật lý một cách trực tiếp, trực diện.
Dưới đây là một số thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường dùng hiện nay:
4.1. Tội phạm công nghê cao sử dụng công cụ riêng phạm tội:
Có thể thấy công cụ phương tiện phạm tội của tội phạm công nghệ cao là đặc thù. Tội phạm sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật, móc móc hiện đại tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Từ đó tiếp cận, phá vỡ các trật tự đang được thiết lập và bảo mật.
– Tội phạm công nghệ cao có thể tấn công website của các tổ chức, chính phủ; Thực hiện xâm phạm đến các lợi ích, bảo mật và các dữ liệu được cơ quan nhà nước giữ bảo mật.
Các công cụ được sử dụng có thể kể đến như:
– Sử dụng mạng xã hội thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia. Có thể đánh cắp hoặc thực hiện các thay đổi, làm biến đổi tính chất thông tin tiếp cận. Hoặc để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
– Sử dụng các tài khoản mạng xã hội, blog cá nhân,…để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập băng nhóm, phát tán virus,…. Người dùng khi không cảnh giác cao có thể bị đột nhập và đánh cắp thông tin.
– Sử dụng mạng Botnet cùng các công cụ khác để đánh cắp thông tin của ngân hàng, chính phủ và các tổ chức. Từ đó các thông tin mật không được kiểm soát và bảo vệ hiệu quả. Có thể tác động hay làm biến đổi trực tiếp đến chất lượng quản lý, xây dựng và giữ an ninh quốc gia.
– Sử dụng các phần mềm gián điệp, điều khiển từ xa để lấy cắp, phá hoại dữ liệu, Hành vi thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế quốc gia.
– Sử dụng Virtual Private Network (hệ thống mạng riêng ảo) để đánh cắp dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp.
4.2. Tội phạm công nghệ cao có trình độ nhất định:
Hành vi phạm tội có thể ở rất xa nạn nhân và nạn nhân không thể kịp thời nhận biết hay ngăn chặn. Khi các tội phạm này được thực hiện tinh vi thì hậu quả cũng khó lường trước trên thực tế. Chỉ khi có hậu quả xảy ra thì nạn nhân mới nhận biết được.
Tội phạm công nghệ cao sử dụng rất nhiều những thủ đoạn tinh vi khác khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện và đối phó. Việc truy vết, xác minh và tìm kiếm tội phạm trên thực tế cũng mất nhiều thời gian. Các hậu quả cũng khó được kiểm soát nhanh chóng.
Từ đó thực hiện tội phạm nhằm các mục đích cụ thể:
– Lấy cắp dữ liệu cá nhân trên các thiết bị công nghệ để thực hiện các hành vi phạm tội. Các thông tin, dữ liệu mang tính bí mật bị xâm phạm, ảnh hưởng đến người đang có quyền, nghĩa vụ bảo mật thông tin đó.
– Đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng của người khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa,…nhằm hưởng lợi bất chính. Các lợi ích vật chất bị tìm kiếm và xâm phạm trực tiếp.
– Lừa đảo thông qua bán hàng trên mạng. Người dùng không cảnh giác có thể mất nhiều tiền, thông tin cá nhân. Đặc biệt tội phạm này nhắm vào không chỉ một đối tượng người dùng cụ thể.
– Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước viễn thông.
– Tấn công email cá nhân và doanh nghiệp để chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra hiện nay, tội phạm công nghệ cao ngày càng sử dụng các chiêu thức phạm tội khác tinh vi hơn khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện và đối phó. Các tội phạm này cũng mang tính chất nguy hiểm, có thiệt hại trên thực tế lớn. Đặc biệt là khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời trên thực tế.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.