Quy định về tội mưu sát. Mưu sát là gì? Tội mưu sát bao nhiêu năm tù? Quy định về tội giết người không thành.
Giết người là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm trực tiếp quyền con người được pháp luật bảo vệ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích và làm rõ tội mưu sát, tội giết người không thành.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về tội mưu sát:
1.1. Khái niệm mưu sát:
– Mưu sát hay còn gọi là giết người, là một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong đó, tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác một khác trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích. Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.
– Về nguyên tắc, bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội giết người. Từ 14 tuổi trở lên, công dân phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm do mình gây ra. Do đó, khi thực hiện hành vi giết người, mọi đối tượng công dân này sẽ phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Công dân 14 tuổi trở lên phạm tội giết người sẽ phải chịu trách nhiệm cho tội phạm của mình. Điều này đảm bảo tính khách quan trong xử lý tội phạm và mang tính răn đe xã hội cao.
– Tội giết người xâm phạm trực tiếp đến quyền sống của mỗi cá nhân. Theo quy luật chung, quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Cuộc sống của mỗi người bắt đầu từ khi họ được sinh ra đến khi họ chết. Tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người, tước đi mạng sống của họ. Khi thực hiện hành vi giết người, cá nhân phạm tội trực tiếp tác động lên thân thể con người đang sống. Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
– Xét theo nguyên tắc chung, người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra. Giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Cá nhân phạm tội giết người điều chỉnh hành vi của mình bằng cách sử dụng các phương tiện như súng, dao, gậy, tay chân, thuốc độc…để tác động vào người bị hại, kết thúc sự sống của họ. Người phạm tội thực hiện hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc,…
Có thể thấy, giết người là hành vi đặc biệt nguy hiểm. Nó xâm phạm trực tiếp đến quyền con người của mỗi cá nhân, tước bỏ mạng sống của công dân.
1.2. Thực trạng tội phạm giết người tại nước ta hiện nay:
– Hiện nay, dấu hiệu tội phạm ở nước ta ngày một gia tăng, đặc biệt là tội phạm giết người. Mỗi năm, số lượng các vụ án giết người không ngừng tăng cao, số lượng nạn nhân chết ngày càng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hành vi giết người theo điều tra thường xuất phát từ những lý do sau: Do mâu thuẫn tiền bạc, tình cảm; do hiểu lầm; do thái độ coi thường pháp luật, muốn thể hiện bản tính máu lạnh, ngông cuồng của bản thân…Thực tế, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, cho rằng việc giết người là hành động thể hiện được sức mạnh của mình. Nếu đối phương tác động tới họ, gây cho họ những ảnh hưởng về vật chất, tinh thần, họ sẽ cho rằng bản thân mình có quyền tước đoạt mạng sống của cá nhân khác, và ra tay với họ. Hành vi giết người này đều được các cá nhân phạm tội xác định và định hướng từ trước. Biết trước được hậu quả của việc giết người nhưng họ vẫn làm. Thực tế, dấu hiệu tội phạm như vậy ngày một gia tăng. Do sự tiếp cận của các trang thiết bị hiện đại, những thông tin về các vụ án giết người trong nước và thế giới tác động đến nhận thức của cá nhân. Khi cá nhân tiếp nhận sai mục đích của những thông tin tội phạm truyền tải trên mạng, cá nhân sẽ có những nhận thức sai lệch. Điều này làm gia tăng ý chí giết người trong họ. Họ nghĩ giết người là do nạn nhân đáng bị vậy. Hành động của họ và kết cục của nạn nhân là do nạn nhân mang đến. Có thể nói, khi thực hiện hành vi giết người, đa phần các đối tượng tội phạm không xác định được hành động của mình mang đến những hậu quả như thế nào, hoặc có xác định được nhưng vẫn cố tình thực hiện để thỏa mãn thú tính của bản thân.
– Giết người mang đến những hậu quả vô cùng nặng nề đối với các cá nhân và cả Nhà nước:
+ Đối với nạn nhân: Giết người xâm phạm đến quyền sống của cá nhân được pháp luật bảo hộ. Hành vi giết người tước đoạt đi quyền sống của nạn nhân. Mọi công dân sinh ra đều có quyền con người, quyền công dân. Quyền được sống là một trong những nhánh nhỏ của dân quyền đó. Tội phạm giết người khiến đặc quyền của mỗi cá nhân không được duy trì và đảm bảo.
+ Đối với chủ thể phạm tội: Người thực hiện hành vi phạm tội giết người xâm hại trực tiếp đến những quy định được pháp luật bảo hộ. Do đó, khi tội phạm hoàn thành, hậu quả xảy ra, cá nhân phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc chịu hình phạt của các cá nhân này sẽ tương ứng với hậu quả tội phạm mà họ gây ra.
+ Đối với Nhà nước: Hành vi giết người xâm phạm trực tiếp đến những quy định, chủ thể được pháp luật bảo hộ. Nó làm mất đi tính chặt chẽ trong công tác quản lý hành chính Nhà nước và đời sống của người dân. Khi tội phạm giết người xảy ra, cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc nhằm can thiệp và truy bắt tội phạm. Điều này gây ra những thiệt hại rất lớn về kinh tế. Đặc biệt, nó gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tội phạm này gây ra những khó khăn đặc biệt trong công tác quản lý dân cư, bảo vệ công dân của Nhà nước có thẩm quyền. Nó tác động trực tiếp đến những chế tài pháp luật mà Nhà nước đưa ra để bảo vệ đất nước, bảo vệ con người.
2. Quy định về tội cố ý giết người không thành:
– Giết người không thành là hành vi cố ý thực hiện tội phạm giết người; nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, những tác động bên ngoài; nên chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác. Đây là dấu hiệu của hành vi phạm tội Giết người thuộc trường hợp chưa đạt. Về nguyên tắc, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm; nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Điều 15
– Giết người không thành là hành vi phạm tội nhằm cướp đoạt mạng sống của người khác nhưng kết quả không thành. Tức nạn nhân vẫn sống. Xét cho cùng, nó vẫn là hành vi giết người, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng và quyền sống của công dân. Do đó, giết người không thành vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt đối với tội Giết người. Giết người không thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Mức phạt của tội giết người; được quy định tại Điều 123
+ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
+ Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
+ Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
+ Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Cùng với đó, Điều 57