Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu là gì? Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu?
Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu là một trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định trong
1. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu là gì?
Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác để buộc người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc.
2. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu tên tiếng Anh là gì?
Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu tên tiếng Anh là: “. Bribing or forcing another person to give testimony or provide documents?
3. Quy định của pháp luật về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu.
“Điều 384. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu
1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại, đương sự trong các vụ án hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế, lao động khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc không khai báo, không cung cấp tài liệu; mua chuộc hoặc cưỡng ép người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối, người phiên dịch, người dịch thuật dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch.”
(Article 384. Bribing or forcing another person to give testimony or provide documents
1. Any person who bribes or forces the witness, victim, litigant in a criminal, administrative, or civil case to give false testimony or provide untruthful documents or not to give testimony or provide documents; bribes or forces the expert or valuator to give a false conclusion, or the translator or interpreter to make incorrect translation shall face a penalty of up to 03 years’ community sentence or 03 – 36 months’ imprisonment.
2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 02 – 07 years’ imprisonment:
a) The offence involves the use of violence, threat of violence, or other dangerous methods;
b) The offender abuses his/her position or power to commit the offence;
c) The offence results in misjudgment of the case.
Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
– Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt, bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này nếu họ đến một độ tuổi theo quy định của pháp luật và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ
Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm
– Khách thể của tội phạm này xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân làm cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án bị kéo dài, bị sai lệch, thậm chí làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm; gây thiệt hại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho các đương sự. v.v…
– Đối tượng tác động của tội phạm này chính là những người bị mua chuộc, bị cưỡng ép khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Những người này có thể là người làm chứng, người bị hại, người giám định hoặc người phiên dịch. Người phạm tội tác động đến những người này để thông qua họ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng.
– Nếu những người bị mua chuộc lại là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để khai báo gian dối, từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu, từ chối giám định hoặc dịch xuyên tác thì tùy trường hợp họ có hể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ hoặc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đối với người bị cưỡng ép bằng vũ lực mà bị gây thiệt hại về thể chất hoặc thinh thần thì tùy trường hợp họ có thể là người bị hại trong vụ án, nếu như họ không còn cách nào khác buộc phải khai báo gian dối, từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu, từ chối giám định hoặc dịch sai.
Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
– Thứ nhất, hành vi khách quan: Người phạm tội có thể thực hiện hành vi mua chuộc hoặc hành vi cưỡng ép người khác.
+ Mua chuộc là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo người khác làm một việc theo ý muốn của người mua chuộc. Mua chuộc người khác khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để lôi kéo người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc.
+ Cưỡng ép là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác nhằm buộc người làm chứng, người bị hại, người giám định hoặc người phiên dịch phải khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, kết luận gian dối hoặc dịch xuyên tạc.
+ Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lức hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác cũng tương tự như hành vi quy định trong các tội cướp, cưỡng đoạt tài sản, chỉ khác ở chỗ, đối với cướp, cưỡng đoạt tài sản người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác là nhằm chiếm đoạt tài sản, còn ở tội phạm này người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác là nhằm để người làm chứng, người bị hại, người giám định hoặc người phiên dịch phải khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, kết luận gian dối hoặc dịch xuyên tạc.
+ Nếu người phạm tội dùng vũ lực mà gây thương tích hoặc gây chết người thì tùy trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người. Tuy nhiên, nếu người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người thì có thể không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự về tội cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật nữa, mà chỉ coi động cơ của tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người.
Nếu người phạm tội dùng vũ lực mà gây thương tích hoặc gây chết người thì tùy trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người. Tuy nhiên, nếu người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người thì có thể không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự về tội cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật nữa, mà chỉ coi động cơ của tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người.
– Thứ hai, về hậu quả:
+ Hậu quả của hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp mà người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội chưa gây ra hậu quả.
Các dấu hiệu khách quan khác:
+ Đối với tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, ngoài hành vi khách quan, cần phải xác định lời khai của người bị mua chuộc, cưỡng ép có phải là gian dối hay không; tài liệu mà người bị mua chuộc hoặc bị cưỡng ép cung cấp có phải là tài liệu sai sự thật hay không.
+ Nếu trong trường hợp người bị mua chuộc, bị cưỡng ép khai báo không gian dối, tài liệu mà họ cung cấp không phải là tài liệu sai sự thật hoặc người bị mua chuộc, cưỡng ép không khai báo hoặc không cung cấp tài liệu sai sự thật thì về nguyên tắc, người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng chưa đạt được mục đích nên tùy trường hợp người có hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép vẫn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật (ở giai đoạn phạm tội chưa đạt).
+ Tuy nhiên, nếu hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép cấu thành tội phạm khác thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng đó, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.
Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
– Người phạm tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật thực hiện hành vi phạm tội của mình là do cố ý. Bản thân hành vi mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác đã thể hiện sự cố ý của người thực hiện hành vi này. Không ai mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác làm một việc gì lại không có động cơ mục đích.
– Người phạm tội có thể vì động cơ khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là nhằm làm cho người bị mua chuộc, bị cưỡng ép phải khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật mà mình mong muốn.
Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu được quy định tại Điều 384 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể: