Trong những năm gần đây, một trong những loại tội ngày càng gia tăng đó là tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Trong những năm gần đây, một trong những loại tội ngày càng gia tăng đó là tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Buôn bán người đã trở thành một ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho các tổ chức phạm tội, đối với pháp luật Việt Nam có quy định về tội mua bán người tại Bộ luật hình sự như sau:
Điều 119: Tội mua bán người
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a. Vì mục đích mại dâm;
b. Có tổ chức;
c. Có tính chất chuyên nghiệp;
d. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ. Để đưa ra nước ngoài;
e. Đối với nhiều người;
g. Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Theo quy định trên, đây là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội đã có Hành vi phạm tội xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền làm người của nạn nhân, coi con người như một hàng hóa để mua, bán, trao đổi nhằm mục đích kiếm lợi nhuận… theo quy định tại Điều 01 Thông tư liên tịch sô 01/2013 Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công An – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp hướng pháp về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi mua bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
"Mua bán người" là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác để trao đổi người (từ đủ 16 tuổi trở lên) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:
1. Bán người cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;
2. Mua người để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của người mua sau này như thế nào;
3. Dùng người như là tài sản để trao đổi, thanh toán;
4. Mua người để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì các mục đích trái pháp luật khác;
5. Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán người được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.
Loại tội phạm này thể hiện ở hành vi mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích khác. Đối tượng của việc mua bán là con người đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính (nam, nữ). Các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, giao nhận người trong các vụ án mua bán người có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người thực hiện. Những người thực hiện ở các vai trò chủ mưu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho người thực hiện hành vi mua bán người đều là đồng phạm của tội mua bán người.
Hậu quả của hành vi mua bán người là con người đó đã bị đem ra mua bán. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt. Người thực hiện các hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.
Đối với những trường hợp đã thực hiện những hành vi tìm kiếm, chuẩn bị phương tiện, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hành vi mua bán người, thì người thực hiện các hành vi đó cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.
Về chủ thể thực hiện tôi phạm: Người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đều là chủ thể của loại tội phạm này. Người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chỉ vi phạm vào khoản 1 Điều 119 Bộ luật hình sự. Trong thực tế thì người phạm tội mua bán người hầu hết là người đã thành niên. Những người chưa thành niên phạm tội này thường ở vai trò đồng phạm.
Về hình phạt: Điều luật quy định hai khung hình phạt
+ Khung 1: (Cấu thành cơ bản) quy định mức hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Mức hình phạt này áp dụng cho những người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung. Tất nhiên họ có thể bị áp dụng các tình tiết tăng nặng khác nếu vi phạm vào Điều 48 Bộ luật hình sự.
+ Khung 2: Mức hình phạt quy định tại khung 2 là hình phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm, áp dụng đối với những người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Mua bán người vì mục đích mại dâm: chẳng hạn mua bán phụ nữ cho các ổ chứa mại dâm và buộc nạn nhân phải bán dâm ngoài ý muốn của họ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b. Có tổ chức: là trường hợp phạm tội có từ 2 người trở lên và có sự phân công vai trò, sự cấu kết chặt chẽ khi thực hiện hành vi phạm tội của những người phạm tội.
c. Có tính chất chuyên nghiệp: người phạm tội lấy nguồn thu nhập từ hành vi phạm tội này làm nguồn sống chính.
d. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp mua bán người nhằm lấy bộ phận cơ thể của họ. Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định (như tim, gan, thận, nhãn cầu, tay, chân…).
đ. Để đưa ra nước ngoài là trường hợp mua bán người để đưa nạn nhân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong trường hợp nạn nhân chưa bị đưa ra nước ngoài nhưng có căn cứ xác định người phạm tội có ý định đưa nạn nhân ra nước ngoài.
Chẳng hạn có căn cứ về việc người phạm tội đã thỏa thuận với người mua ở nước ngoài, đã làm giả giấy tờ để xuất cảnh hoặc đã nhận tiền đặt cọc của người nước ngoài…
e. Đối với nhiều người: là trường hợp mua bán từ hai người trở lên trong cùng một lần phạm tội.
g. Phạm tội nhiều lần là trường hợp mua bán từ hai lần trở lên, không phân biệt các hành vi mua bán đó được thực hiện đối với một người hay đối với nhiều người và trong các lần mua bán đó người phạm tội chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.