Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là như thế nào? Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Pháp luật các nước nói chung và pháp luật nước ta nói riêng đều có các quy định bảo vệ quyền công dân, đặc biệt là trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt bảo vệ. Những hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em sẽ phải chịu những hình phạt được quy định trong
Luật sư
1. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là gì?
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là hành vi của người do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là tội phạm bao gồm nhiều hành vi phạm tội độc lập với nhau nhưng cùng xâm phạm đến một đối tượng, đó là trẻ em. Loại tội phạm này cũng tương tự như một số tội phạm khác quy định trong Bộ luật hình sự, nhà làm luật quy định nhiều hành vi phạm tội tương tự với nhau về tính chất mức đọ nguy hiểm cho xã hội trong cùng một điều luật, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Thực tiễn xét xử cho thấy nhiều vụ án, người phạm tội vừa có hành vi chiếm đoạt, vừa có hành vi mua bán, lại vừa có hành vi đánh tráo trẻ em, nếu tách các hành vi đó ra để truy cứu trách nhiệm hình sự về từng tội phạm riêng thì cũng không thoả đáng, nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều luật để tuỳ từng trường hợp cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng vận dụng cho phù hợp.
Hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự kể cả trong trường hợp chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Những quy định liên quan đến tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em?
Điều 120 Bộ luật hình sự quy định Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em như sau:
“1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với nhiều trẻ em;
đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
e) Để đưa ra nước ngoài;
g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Gây hậu quả nghiêm trọng
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.”
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em bao gồm các dấu hiệu sau:
– Mặt khách quan của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:
Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào đều là tội phạm.
– Mua bán trẻ em là hành vi coi trẻ em như một món hàng để trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Như vậy, hành vi mua bán trẻ em cũng giống như hành vi mua bán phụ nữ. Tuy nhiên, mục đích của việc mua bán trẻ em có những trường hợp xuất phát từ tình cảm.
– Đánh tráo trẻ em là dùng trẻ em này để đổi lấy một trẻ em khác theo ý muốn của mình. Việc đánh tráo này thường xảy ra trong các nhà hộ sinh, khi đứa trẻ sinh ra ngoài ý muốn của cha mẹ chúng như: mong muốn có con trai thì lại sinh ra con gái hoặc ngược lại. Hành vi đánh tráo có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trong Bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện hoặc do người khác thực hiện.
– Chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, lén lút, công nhiên hoặc thủ đoạn khác để chiếm đoạt trẻ em. Chỉ có hình vi chiếm đoạt nhà làm luật mới quy định dưới bất kỳ hình thức nào, còn hành vi mua bán và hành vi đánh tráo không thể quy định mua bán hoặc đánh tráo dưới bất kỳ hình thức nào. Chiếm đoạt dưới bất kỳ hình thức nào là để phân biệt với trường hợp trước đây quy định bắt trộm trẻ em chỉ mới nói lên hình thức lén lút, còn thực tế có nhiều vụ án người phạm tội không chỉ bắt trộm mà còn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối… để bắt đứa trẻ.
Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cần căn cứ vào hành vi phạm tội cụ thể của người phạm tội để xác định tội danh đối với họ. Nếu người phạm tội chỉ có hành vi mua bán thì tội danh của họ là tội “mua bán trẻ em”, nếu hành vi của người phạm tội là hành vi chiếm đoạt thì định tội là “chiếm đoạt trẻ em”, nếu hành vi của người phạm tội là hành vi chiếm đoạt thì định tội là “chiếm đoạt trẻ em”.
– Khách thể của tội tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:
Người bị hại là người dưới 16 tuổi. Tuổi của người bị hại là một tình tiết thuộc yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội; chỉ cần xác định người bị hại là người dưới 16 tuổi mà người phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt là phạm tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em rồi.
Trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người phạm tội thường có hành vi mua bán, nhất là đối với những trẻ em gái, người phạm tội thường có hành vi mua bán, đối với trẻ em dưới 13 tuổi người phạm tội thường có hành vi mua bán để giao cho người khác, nhất là người nước ngoài làm con nuôi, đối với các trẻ em mới đẻ người phạm tội thường có hành vi chiếm đoạt, đánh tráo nhằm thoả mãn nhu cầu của mình hoặc của người khác.
Nếu trẻ em bị chiếm đoạt bằng hình thức bắt cóc làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự mà không bị truy cứu về tội này.
– Mặt chủ quan của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:
Người phạm tội phải nhận thức được hành vi của mình là hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì mới là hành vi phạm tội, nếu họ không nhận thức được hành vi của mình là hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thì không phải là tội phạm.
– Mặt khách quan của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:
Có tổ chức
Có tính chất chuyên nghiệp;
Vì động cơ đê hèn;
Đối với nhiều trẻ em;
Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
Để đưa ra nước ngoài;
Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
Tái phạm nguy hiểm;
Gây hậu quả nghiêm trọng.
– Hình phạt đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em:
+ Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người thực hiện hành vi phạm tội với các hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
+ Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người thực hiện hành vi phạm tội thuộc các trường hợp tăng nặng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Đối với hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.
Như vậy, đối với các hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến các quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, cấu thành tội phạm của tội này cũng như hình phạt đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em cũng như các nội dung liên quan khác.