Lừa dối khách hàng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nào cũng muốn thu lợi nhuận cao từ việc kinh doanh nên dẫn tới hiện tượng lừa dối khách hàng.
Lừa dối khách hàng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh nào cũng muốn thu lợi nhuận cao từ việc kinh doanh nên dẫn tới hiện tượng lừa dối khách hàng. Tội lừa dối khách, hàng là hành vi tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiện hành vi của mình… Bài viết dưới đây LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp cho quý khác hàng pháp luật về tội lừa dối khách hàng.
1. Căn cứ pháp lý
2. Nội dung
Tại điều 162 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “ 1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoawjcphajt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.
3. Các yếu tố cấu thành tội lừa dối khách hàng.
3.1. Mặt khách thể của tội phạm.
Tội lừa dối khách hàng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp.
3.2. Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội lừa dối khách hàng được thể hiện ở hành vi gian dối trong bán hàng, kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi bất chính như cân, đo, đếm sau; hàng chất lượng kém nhưng bán hàng với giá theo hàng chất lượng tốt, cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp… làm cho khách hàng phải thanh toán số lượng nhiều hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ thực tế. tội phạm được coi là hoàn thành nếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hành vi khách quan của tội này là người bán hàng trong quan hệ giao dịch mua bán tất cả các thành phần kinh tế.
+ Cân, đo, đong, đếm gian dối: là thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của khách hàng hoặc chuẩn bị các dụng cụ đo lường từ trước để cân, đong, đếm thiếu cho khách hàng.
+ Tính gian: là thủ đoạn khi mua bán đã tính tiền để lấy tiền của khách hàng nhiều hơn số tiền đáng lẽ họ phải trả.
+ Đánh tráo loại hàng: là thủ đoạn khi giao hàng đã đánh tráo hàng không đúng với loại hàng mà khách hàng được nhận.
+ Dùng thủ đoạn gian dối khác: bao gồm mọi thủ đoạn gian dối ngoài các thủ đoạn kể trên và có khả năng lừa dối khách hàng gây thiệt hại cho họ.
Hành vi nói trên bị coi là tội phạm khi đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
3.2. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. người phạm tội biết rõ hành vi lừa dối khách hàng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi vẫn cố tình thực hiên tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi và nhằm thu lợi bất chính.
3.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS. Đó là những người có những quyền hạn nhất định như nhân viên bán hàng, các kỹ thuật viên làm dịch vụ sửa chữa hoặc người bán hàng, kinh doanh tự do.
4. Hình phạt
Điều 162 quy định 3 khung hình phạt:
Khung cơ bản có mức hình phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng , cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:
+ Phạm tội nhiều lần;
+ Thu lợi bất chính lớn.
Hình phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.