Dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo? Hành vi như thế nào thì bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 2 2. Mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 3 3. Chỉ bồi thường dân sự hay là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
- 4 4. Giả vay tiền kinh doanh rồi lừa đảo thì bị xử lý thế nào?
- 5 5. Mạo danh công an lừa vay tiền có phải lừa đảo không?
- 6 6. Có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
- 7 7. Hành vi như thế nào thì bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
- 8 8. Không trả nợ có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
1. Các dấu hiệu cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Về chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy định của pháp luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó. Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 12
Về khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu và không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Do đó nếu trong quá trình chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì là dấu hiệu để cấu thành một tội phạm khác.
Về mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện qua hai đặc điểm đó là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản.
– Thủ đoạn gian dối của tội phạm được thể hiện bằng những hành vi cụ thể như lời nói, hành động, cung cấp thông tin không đúng sự thật nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản làm cho họ tin tưởng và giao tài sản của mình cho người phạm tội. Những thủ đoạn gian dối và ý chí dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi việc giao tài sản là đặc điểm cần lưu ý để phân biệt tội lừa đảo chiếm tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm, một trong những dấu hiệu bắt buộc phải có của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó chính là việc người phạm tội phải chiếm đoạt được tài sản đó thông qua hành vi gian dối của mình.
Về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ thực hiện là mong muốn chiếm đoạt được tài sản bằng các hành vi lừa đảo, gian dối người bị hại. Động cơ và ý chí lừa đảo luôn phải có trước hành vi chiếm đoạt.
Về hậu quả và mối quan hệ nhân quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà theo Bộ luật hình sự có giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm này, Theo quy định của pháp luật nếu chiếm đoạt của người khác với tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ mà giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng cũng sẽ đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Theo quy định của pháp luật hiện hành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó căn cứ vào quy định này mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phụ thuộc vào mức độ phạm tội và hậu quả từ hành vi gây ra như sau:
Ở khung hình phạt cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hay đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu như: cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm. Đây là khung hình phạt thấp nhất, thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng với tính chất và mức độ nguy hiểm đang ở mức thấp.
Ở khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 50.000.000 đồng trở lên đến dưới 200.000.000 hoặc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lừa đảo có tính chất có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt. hoặc chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hoặc đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay các tội về cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, hay tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù. Đây là mức hành phạt nằm trong loại tội phạm nghiêm trọng bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn, hành vi tinh vi hơn và hậu quả để lại cao hơn.
Ở khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 200.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ở khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên; hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.00 đồng đã từng bị xử phạt vi phạm về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Ngoài ra ở khoản 5 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Chỉ bồi thường dân sự hay là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh chị! Em có câu hỏi nhờ anh chị giải đáp giúp em. Em là nhân viên tư vấn tín dụng cho 1 công ty tài chính cho vay tín chấp, đầu năm 2022 do em thiếu chỉ tiêu do công ty đề ra nên em đã nhờ 1 chị làm cùng công ty giới thiệu khách hàng cho. Vì em và chị đó làm ở 2 điểm khác nhau nên khi chị ấy gọi điện bảo có khách hàng làm hợp đồng em đã di chuyển lên chỗ chị ấy làm hồ sơ. Chị ấy bảo khách hàng đã được tư vấn và đưa cho em giấy tờ và thông tin của khách hàng làm hồ sơ vay. Khi hợp đồng được duyệt em cho khách hàng và mình kí giấy tờ rồi em ra về. Số lượng là 24 khách hàng. Vì tin tưởng nhau nên em không hỏi rõ số khách hàng đó và nhu cầu vay của khách hàng.
Nhưng đến tháng 12 năm 2022 cơ quan điều tra của tỉnh có gọi em xuống làm việc và nói với em là 24 khách hàng của em làm hợp đồng từ chị nhân viên em giới thiệu có dấu hiệu lừa đảo và không đóng tiền cho bên công ty. Số tiền mà 24 khách hàng vay là 1 tỷ 200 triệu (24 khách hàng trên chỉ có nhu cầu vay tiền của 1 đối tượng khác nhưng đối tượng đó lại dẫn lên chỗ nhân viên bên em làm hợp đồng trả góp cho khách hàng. Khi hợp đồng được duyệt thì đối tượng lấy tài sản và cho khách hàng vay tiền và không đóng tiền cho bên công ty).
Chị nhân viên kia cũng bị công an gọi lên và chị ấy khai nhận là có quen biết và làm hồ sơ đối tượng lừa đảo. Em thì không biết gì về chuyện này và không trục lợi gì từ đối tượng lừa đảo kia. Khi công an hỏi thì em khai nhận là em chỉ lên làm hồ sơ cho khách hàng, không tư vấn đầy đủ cho khách hàng. Vậy Luật Dương Gia cho em hỏi là em có truy tố về mặt pháp luật hay không, có phải bồi thường cho phía công ty tài chính hay không? Nếu bị truy tố thì mức phạt của em như thế nào? Mong Anh/Chị giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo như bạn trình bày, do để đáp ứng đủ chỉ tiêu của công ty nên bạn đã nhờ một người tìm khách hàng cho bạn, người đó đã tìm cho bạn 24 khách hàng, và do tin tưởng nên bạn cũng không xác minh rõ thông tin của 24 khách hàng đó mà ký hợp đồng vay với 24 khách hàng luôn. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền phát hiện 24 khách hàng và người giới thiệu cho bạn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong sự việc này bạn không biết và cũng không thu lợi bất chính thì có thể thấy bạn không có hành vi gian dối và cũng không có mục đích chiếm đoạt tài sản nên có thể bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nêu trên.
Tuy nhiên, vì đây là tài sản của công ty, bạn là nhân viên nhưng không có trách nhiệm trong công việc, không tuân thủ đúng theo nội quy của công ty dẫn đến gây thiệt hại về tài sản cho công ty. Do vậy, việc bồi thường thiệt hại thì căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, trường hợp bạn làm thiệt hại về tài sản của công ty do thiếu trách nhiệm trong công việc bạn sẽ phải bồi thường.
Từ những quy định trên có thể thấy, bạn gây thiệt hại cho công ty, thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường. Mức bồi thường thì bạn có thể thỏa thuận với giám đốc công ty, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, ngoài ra căn cứ vào lỗi bên gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình chứ không nhất thiết phải bồi thường 100%.
4. Giả vay tiền kinh doanh rồi lừa đảo thì bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi cho một người em quen biết vay 10 triệu. Người đó nói với tôi mượn khoản tiền này để nhập quần áo về kinh doanh. Do tin tưởng nên tôi không làm hợp đồng vay tiền. Tuy nhiên người đó không dùng tiền để kinh doanh như anh ta đã nói. Đến khi tôi gặp và đòi lại tiền thì người đó chối là không cầm số tiền đó của tôi. Vậy tôi nên làm gì bây giờ để lấy lại số tiền trên?
Luật sư tư vấn:
Trong vụ việc này, người em của bạn không hề mượn tiền để kinh doanh, nhưng lại có hành vi cố ý đưa ra thông tin sai trái (thủ đoạn gian đối) nhằm để cho bạn tin vào điều đó là sự thật và cho người em này vay tiền phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh. Đồng thời người em này có hành vi chối là không cầm số tiền vay đó nhằm chiếm đoạt 10 triệu đó có thể được xác định là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi lừa đảo mà người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt tương ứng, cụ thể Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể đến cơ quan công an nơi bạn cư trú tố cáo hành vi của người em kia và cung cấp đầy đủ các thông tin và chứng cứ cần thiết (nếu có) về vụ việc nói trên để công an giải quyết.
5. Mạo danh công an lừa vay tiền có phải lừa đảo không?
Tóm tắt câu hỏi:
Một người giả mạo là công an đã lợi dụng lòng tin của em để vay em một số tiền là 10 triệu đồng nhưng không trả. Khi em đưa tiền cho họ thì không ghi nhận bằng giấy tờ gì. Luật sư cho em hỏi em muốn tố cáo hành vi của người này ra trước pháp luật thì em phải làm thế nào? Người này có thể bị chịu hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản ở đây phải được thể hiện rõ rang qua thủ đoạn gian dối, ở đây người này đã giả mạo làm công an xã (nói dối, cung cấp thông tin sai sự thật về bản thân) để đánh lừa lòng tin của bạn, sau đó có mục đích vay tiền của bạn nhưng không trả, rõ ràng hành vi gian dối đã xảy ra và mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn đã thực hiện. Vì vậy, bạn có thể trình báo với công an để khởi tố về hành vi này. Bởi vì người này lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn với số tiền là 10 triệu đồng nên sẽ nằm ở khoản 1 Điều 174 nêu trên với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
6. Có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi là: anh trai tôi mượn của bạn anh ấy một chiếc xe máy để đi cầm cố lấy tiền trả cho bạn và được bạn anh ấy đồng ý. Tuy nhiên, sau đó hai hôm thì mẹ của anh bạn làm đơn trình lên cơ quan công an huyện và cho rằng anh trai tôi là có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn anh ấy. Vậy, luật sư cho tôi hỏi là anh trai tôi có vi phạm pháp luật hình sự không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…”.
Như vậy, trong trường hợp này của anh bạn anh bạn không có hành vi lừa dối bạn của anh bạn để lấy chiếc xe máy này nên không thể nói là anh của bạn có hành vi vi phạm quy định ở Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
Ví dụ: Anh A nói là mượn xe của anh B để đưa mẹ đi viện chữa bệnh nên B tin và đưa xe cho A mượn, tuy nhiên khi mượn được xe thì A đã mang xe đi cầm cố để có tiền tiêu thì trong trường hợp này A đã có hành vi lừa dối B ngay từ ban đầu để chiếm đoạt tài sản của B.
7. Hành vi như thế nào thì bị tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đọc 1 tin nhắn trên messenger là được trúng thưởng tiền hai trăm triệu đồng sau đó thì em gửi cho mã cào ba triệu đồng. Cuối cùng thì chúng nói đưa thêm 10% để ứng tiền nhưng em nói không có tiền. Và cuối cùng em biết mình bị lừa đảo. Vậy làm sao để lấy lại tiền và báo cho cơ quan biết hành vi của chúng để tránh?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn nhận được tin nhắn trúng thưởng 200.000.000 đồng, sau đó bạn gửi cho mã thẻ cào ba triệu đồng. Khi gửi xong 2 triệu đồng họ yêu cầu bạn đưa thêm 10% để ứng tiền. Đây có thể hiểu là bạn đang bị lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản bởi có thể thông tin trúng thưởng kia là không có thật.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo…
Hậu quả người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao).
Như vậy, nếu người đó không trả lại tài sản cho bạn, đồng thời cũng không có chương trình trúng thưởng hai trăm triệu đồng như thông tin bạn biết thì đủ yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Trong trường hợp bạn không biết những người đó là ai và ở đâu thì bạn gửi đơn trình báo tới cơ quan công an cấp quận, huyện nơi đối tượng đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Qua quá trình điều tra, xác minh, cơ quan công an sẽ có kết luận chính thức về việc có hay không khởi tố hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng bạn tố cáo.
8. Không trả nợ có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có cho một người hàng xóm vay 275 triệu đồng và có ghi giấy vay nợ từ năm 2019. Tuy nhiên cho đến nay đã gần 2 năm rồi mà người đó mới trả cho tôi 35 triệu đồng. Như vậy, tôi muốn khai báo sự việc này lên cơ quan công an. Vậy, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên được coi là căn cứ để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp này của bạn, số tiền bạn bị chiếm đoạt lên tới 275 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với mức 2 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định xem hành vi của người bạn cho vay có đủ để cấu thành tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không?
Thứ nhất ở đây, bạn cần phải xác định xem mục đích cho vay được ghi nhận trong giấy vay nợ là gì? Nếu như mục đích sử dụng số tiền vay của người đó không phù hợp với mục đích đã được ghi nhận thì có thể coi đây là một căn cứ để cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai đó là việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của người đó đối với bạn. Nếu như người đó vẫn đang thực hiện nghĩa vụ đối với bạn thì vẫn chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm. Tuy nhiên trong trường hợp người đó không còn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đối với bạn nữa mà cũng không còn thể hiện ý chí muốn thực hiện hoàn chỉnh nghĩa vụ thanh toán nợ đối với thì đương nhiên đây có thể coi là căn cứ để cấu thành tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vì vậy, việc người đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tộ danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì phải phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định của