Gian lận khi bán xăng có được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Hành vi gian lận khi bán xăng phạm tội gì? Lừa đảo bán xăng.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật Dương Gia. Em có một vấn đề mong các Luật sư giải đáp giúp ạ. Sau khi chấp hành xong hình phạt 2 năm tù về
Luật sư tư vấn:
Để xác định đối tượng A có thuộc trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm hay không bạn cần dựa vào căn cứ xác định như sau:
Thứ nhất: Tái phạm
Theo Khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng,
Điều kiện để coi là tái phạm nếu người phạm tội “đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội…”. Điều đó có nghĩa là người bị Toà án xử phạt với bất cứ hình phạt chính nào (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ…) chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý đều bị coi là tái phạm.
Thứ hai: Tái phạm nguy hiểm
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Theo khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
“a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Vì bạn không nêu rõ là A bị khởi tố vì tội danh theo khung hình phạt nào, tuy nhiên bạn cần lưu ý:
+ Khung hình phạt mà A bị phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 2 năm
+ Cơ quan quản lí thị trường xử phạt hành chính về hành vi gian lận (xử phạt hành chính)
+ Hành vi của A diễn ra được 6 tháng sau khi xử lí hành chính lại tiếp tục bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, nên A bị khởi tố.
Dựa vào căn cứ nêu trên, mặt khác bạn phải xác định khung hình phạt mà A bị áp dụng thì mới có căn cứ để xác định A tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đến hạn chưa trả hết nợ có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
- 2 2. Làm vé số giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- 3 3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
- 4 4. Cầm cố xe không chuộc ra có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
- 5 5. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
- 6 6. Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác qua mạng
1. Đến hạn chưa trả hết nợ có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vay một người bạn số tiền 50 triệu đồng, trong hợp đồng vay thỏa thuận thời hạn trả nợ là ngày 7/2/2020. Đến hạn trả nợ vì kinh tế có khăn nên tôi chưa thể trả toàn bộ số tiền nợ, tôi có nói với bạn sẽ cố gắng trả từ từ nhưng bạn tôi không chịu và nói sẽ tố cáo tôi về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tôi muốn hỏi liệu tôi có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không vì kinh tế của tôi thực sự khó khăn nên mới chưa trả hết nợ được cho bạn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật hình sự):
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
…”
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Bạn vì kinh tế khó khăn nên không thể trả hết nợ cũng một lúc và cũng không có thủ đoạn gì lừa dối hay mục đích chiếm đoạt số tiền đã vay nên bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Còn về việc đến hạn trả nợ mà bạn chưa trả hết bạn có thể trình bày tình hình kinh tế khó khăn của mình và thương lượng với người cho vay về việc bạn sẽ trả nợ dần dần kèm theo tiền lãi của số tiền nợ quá hạn, cũng như bồi thường thiệt hại xảy ra (nếu có) trong thời gian sớm nhất.
2. Làm vé số giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Ngày hôm qua có một người đến chỗ tôi đổi một tờ vé số giải đặc biệt. Nhưng sau khi kiểm tra, tôi phát hiện tờ vé số đã bị cạo xóa cho trùng với số giải đặc biệt. Như vậy tôi có nên khai báo phía công an không? Người này đã phạm vào tội gì? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trường hợp này, người khách đó đã có hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, bạn nên báo cho cơ quan công an biết để có các chế tài xử lý đối với hành vi này.
Người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Theo đó, tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà người này phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Mức hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, cao nhấtt có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người đó còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho cháu hỏi: Anh cháu hiện đang bị bắt giữ với lý do: Bị bắt quả tang khi cùng anh họ đi cầm cố xe ô tô bằng giấy đăng ký giả (anh họ anh cháu nhờ anh cháu đi cùng). Trước đó anh họ cháu đã nhờ anh cháu đứng tên trên giấy tờ giả và nhờ anh cháu đi cầm 2 cái xe ô tô trị giá 650 triệu. Toàn bộ giấy tờ giả là do anh họ cháu thuê người làm. Hiện nhà cháu đã khắc phục hậu quả 50 triệu cho người cầm xe. Trước đó anh cháu chưa vi phạm luật lần nào và là con liệt sỹ, nhà cháu cũng đã nộp giấy khắc phục hậu quả cho công an huyện để đưa vào hồ sơ. Luật sư cho cháu hỏi anh cháu tội như vậy thì bị phạt tù bao nhiêu năm và có thể được giảm án khi đã khắc phục hậu quả 50 triệu, con liệt sỹ, phạm tội lần đầu và bị rủ rê lôi kéo phạm tội không ạ? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, cần phải xác định xem anh trai của bạn có biết được anh họ của anh trai bạn sử dụng giấy tờ giả (đăng ký xe giả) để lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hay không. Nếu biết thì anh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
..”
Người từ đủ 16 tuổi trở lên không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và người từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội theo khoản 3, khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi khách quan: Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thực hiện những hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Anh trai bạn thực hiện hành vi cắm xe ô tô với giấy tờ giả nhằm lừa đảo của người cấm cố. Giá trị tài sản lừa đảo là 650 triệu đồng.
Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
Lỗi: Người thực hiện hành vi lừa đảo thực hiện với lỗi cố ý. Theo Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Trường hợp này, anh trai của bạn cố ý sử dụng những giấy tờ xe nhằm lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản thì anh trai của bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với mức tài sản chiếm đoạt là 650 triệu thì anh trai bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Khung hình phạt nằm trong khoảng mười hai đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Mặt khác, anh trai bạn và anh họ là đồng phạm với nhau. Theo Điều 17 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Tùy theo tính chất, mức độ tham gia phạm tội của anh trai và anh họ bạn, các tính tiết giảm nhẹ, tăng nặng mà áp dụng mức phạt cụ thể. Các tình tiết giảm nhẹ được xác định theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, những tình tiết giảm nhẹ anh trai bạn có thể được áp dụng bao gồm:
– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.
– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì theo xác định cơ quan công an theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 có thể được áp dụng với anh của bạn bao gồm:
+ Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
+ Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
+ Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
Ngoài ra, nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự 2015:
“c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;”
4. Cầm cố xe không chuộc ra có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn của em tôi có cầm xe vì sợ gia đình mắng nên bạn của em tôi có năn nỉ em tôi thế xe vào, khi về nhà lấy đồ xong sẽ xuống thế xe vào lấy xe của em tôi ra. Lúc cầm đồ có em tôi đi chung và xe của em tôi là xe chính chủ. Vì là chỗ quen của bạn em tôi nên chủ tiệm không đưa biên nhận cho em tôi vì nghe bạn của em tôi nói là thế xe chút rồi lấy ra. Tuy nhiên khi về nhà xong thì bạn của em tôi nói gia đình không cho lấy xe nên giờ xe em tôi vẫn còn nằm ở tiệm cầm đồ. Chủ tiệm nói nếu không chuộc hoặc đóng lãi thì sẽ bán xe của em tôi. Vậy cho tôi hỏi, đó có phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu có thì làm thế nào để lấy xe của em tôi ra? Mong Luật sư giúp đỡ. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trong trường hợp của em bạn, chưa đủ căn cứ để kết luận hành vi của người bạn kia có phải hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Việc em bạn làm là hoàn toàn tự nguyện và không có yếu tố nào ép buộc, đồng thời tài sản cũng không bị hư hỏng, mất mát nhưng hiện nằm trong sự quản lý,chiếm hữu của bên cầm đồ. Tuy không phải là người trực tiếp chiếm hữu tài sản nhưng hành vi của người bạn của em bạn đã ảnh hưởng đến tài sản của em bạn nên hành vi của người bạn của em bạn trong trường hợp này có thể bị xem xét theo quy định tại Điều 174 và Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;”
Như vậy, không xét đến những yếu tố về chủ thể, hậu quả thì đặc trưng của hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là thủ đoạn gian dối. Hành vi gian dối xuất hiện ngay tại thời điểm đầu tiên, người phạm tội thực hiện hành vi gian dối nhằm mục đích có được tài sản để thực hiện mục đích chiếm đoạt. Trong trường hợp này, nếu người bạn đã nói dối em của bạn ngay từ đầu về việc thế xe, tức là không có ý định đem xe của mình để chuộc xe của em bạn ra thì đó chính là hành vi gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nếu ý định chiếm đoạt tài sản phát sinh sau thời điểm thế xe, chẳng hạn vì lý do gia đình không đồng ý và bản thân không có khả năng nên người bạn mới nảy sinh ý định rời khỏi địa phương, không chịu giải quyết vấn đề thì hành vi này có thể bị xác định là hành vi
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Như vậy, tùy từng trường hợp và trên cơ sở đánh giá những yếu tố khách quan, chủ quan khác trong tình huống mới có thể kết luận chính xác hành vi của người bạn của em bạn trong tình huống này.
Thứ hai, trong trường hợp này, vì em bạn tự nguyện đồng ý giao xe cho bên cầm đồ để thay thế chiếc xe đã bị cầm cố của bạn. Do đó, điều đầu tiên bạn nên làm là nói chuyện để thỏa thuận với gia đình bạn của em bạn để giải quyết.
Nếu không đi đến thống nhất, em bạn có thể làm đơn trình báo sự việc đến cơ quan công an địa phương, trình bày lời khai đầy đủ và giao nộp những bằng chứng nếu có. Nếu những thông tin bạn cung cấp chính xác thì theo thủ tục tố tụng hình sự, sau quá trình điều tra sơ bộ, nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm trong hành vi thì các Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 154
“Điều 154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.”
Nếu kết quả điều tra xác định bạn của em bạn đã có hành vi phạm tội thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời thì em bạn sẽ được nhận lại chiếc xe theo quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
“Điều 106. Xử lý vật chứng
…
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
…”
5. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư, em xin nhờ luật tư tư vấn giúp trường hợp của em như sau: Khoảng chiều tối ngày 11/9/2019 em có lên trang chợ tốt để tìm mua một điện thoại Samsung Galaxy S7 hoặc S7 edge đã qua sử dụng do điện thoại em vừa bị hư. Dạo giá 1 vòng thì em thấy người ta rao bán khoảng tầm giá 6 triệu 500. Trong đó có 1 người tên Phi rao bán điện thoại S7 Edge đã qua sử dụng mua ở TGDĐ còn bảo hành đến T2/2020 giá 6 triệu 900. Em thấy vậy nên đã gọi và hỏi thông tin thì anh này bảo là làm ở Quận 1, nhưng có nhà vợ ở 83 Thoại Ngọc Hầu, Tân Phú, em thì ở Tân Bình nên người này kêu em qua đó nhận hàng với giá thỏa thuận 6 triệu 700. Đến nơi thì gặp nhau ở quán nước đối diện một chung cư và anh này bảo nhà vợ ở trên chung cư đó. Em cũng thắc mắc nhưng ngại hỏi. Sau khi xem máy thì e thử các chức năng thông dụng đều ổn, có hóa đơn đỏ của TGDĐ nữa nên em khá an tâm mà không hề nghi ngờ gì. Do em cũng không có hiều biết sâu về điện thoại cũng như không biết các thủ đoạn của bọn lừa gạt lại làm cả hóa đơn giả của TGDĐ như thế nên đã thanh toán tiền và đi về. Trên đường về em có ghé 1 tiệm dán điện thoại, thông qua anh chủ cửa hàng em mới biết mình bị lừa mua điện thoại nhái của Trung Quốc sản xuất với giá bán trên thị trường khoảng 2tr500 cho máy mới và được biết máy như của em mua tầm chỉ khoảng hơn 1tr. Lúc này em sợ quá đã gọi lại cho người bán thì người này bảo sáng mai gặp đổi lại cho em, em đòi gặp ngay vì chỉ vừa mua trước đó chưa đầy 30 phút nhưng người này cúp máy, sau đó em gọi lại thì “thuê bao”. Biết mình bị lừa nên chiều tối ngày 12/9 sau khi đi làm về em có lên công an Phường 1 Quận Tân Bình trình báo thì được anh này hướng dẫn qua công an phường Hòa Thạnh, Tân Phú để được hỗ trợ. Khi em đến nơi trình báo thì anh công an ở đây bảo đây là giao dịch dân sự, em đã nhấp nhận mua, thuận mua vừa bán thì không phải lừa gạt và không có dấu hiệu tội phạm. Anh này lập luận người bán rao bán điện thoại S7 Edge và đã giao đúng S7 Edge, chẳng qua là do em không biết kiểm tra hàng nên mới mua lầm, khi nào người này rao S7 Edge mà bán cho em cái khác thì mới là lừa gạt. Em nghe mà bức xúc quá. Rõ ràng rao bán hàng mua ở TGDĐ có hóa đơn và còn bảo hành, đến khi bán thì bán hàng nhái và làm hóa đợn giả như vậy mà không phải lừa gạt thì là gì? Em đồng ý là do em thiếu hiểu biết mới bị lừa nhưng vẫn không đồng ý với lập luận của anh công an đó. Tiền thì đã mất rồi dù có bắt được tên đó cũng chưa chắc lấy lại được, nhưng cái chính là em muốn trình báo để phía cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn các hành vi lừa đảo làm giả hóa đơn như vậy. Em nói mãi anh thì anh đó mới kêu 1 anh khác ra lập biên bản tiếp nhận và lấy lời khai để cung cấp cho bộ phận tội phạm mạng gì đó. Em cũng không biết họ có làm không nữa.
Anh chị luật sư cho em hỏi là trong trường hợp của em, người bán hàng nhái và cung cấp hóa đơn giả cho em có được xem là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Hay giống như anh công an kia nói là thuận mua vừa bán và không có dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo? Nếu bắt được thì có xử lý được không? Em rất mong nhận được câu trả lời của anh/ chị. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, có người rao bán điện thoại S7 Edge đã qua sử dụng mua ở Thế giới di động còn bảo hành đến T2/2018 giá 6tr900, có hoá đơn đỏ của cửa hàng. Tuy nhiên, lúc người đó giao hàng cho bạn thì lại giao hàng nhái, không phải hàng S7 Edge chính hãng do Thể giới di động bán ra nhưng vẫn bán nguyên giá. Nếu người này biết rõ đây là hàng nhái cố tình bán cho bạn nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn thì đây là hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.“
Cấu thành tội phạm như sau:
– Chủ thể:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
+ Người tử đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
– Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác.
Trong trường hợp này của bạn, người đó đã sử dụng một chiếc điện thoại nhái của điện thoại S7 Edge và bán cho bạn với giá cao. Đồng thời, anh ta còn sử dụng hoá đơn đỏ của cửa hàng Thế giới di động để tạo lòng tin cho bạn. Do đó, nếu lúc bán điện thoại cho bạn, người đó biết rõ là hàng nhái nhưng lại khiến cho bạn tin đó là hàng thật và bán giá cao thì được coi là anh ta đang dùng thủ đoạn gian dối trong giao dịch mua bán này.
+ Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao).
– Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi cố ý
+ Mục đích: Chiếm đoạt tài sản
Như vậy, dựa theo những phân tích trên, nếu ngay từ đầu người đó đã biết trước chiếc điện thoại là hàng nhái, nhưng vẫn khẳng định với bạn là hàng thật và bán với giá của hàng thật thì đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bạn làm đơn tường trình gửi tới Cơ quan công an cấp quận Tân Phú để yêu cầu giải quyết.
6. Yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác qua mạng
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có quen 1 cô bé qua mạng facebook thôi. Vì lần ấy, mình có lên group để tìm nhân viên tín dụng để làm hồ sơ vay. Em ấy rất nhiệt tình hướng dẫn. Mình đã vay được. Gần đây mình có nhờ em ấy giúp. Em ấy có giới thiệu 1 người. Người ấy yêu cầu phải chuyển phí trước là 5 triệu ngay hôm đấy. Mình cũng sợ bị lừa khi đưa phí trước.
Nhưng em ấy bảo người đó uy tín và là cấp trên. Mình đã phải vay mượn để có 5 triệu chuyển cho họ. Và qua ngày hôm sau, họ đòi tiếp 3 triệu vì hồ sơ khó. Hẹn thứ 7 hoặc thứ 2 sẽ giải ngân. Nhưng đến thứ 2, bảo chiều 2h có, sau đó hẹn 7h tối và khi 7h không có. Mình gọi hỏi thì để gọi kiểm tra xem. Thế là mình đợi tiếp. Qua thứ 3 và đến hôm nay. 2 số điện thoại của người đó đều khóa máy. Ngay cả số tài khoản ngân hàng, người đó cũng đọc chứ không nhắn tin.
Mọi chuyện như bảo chuyển tiền, hay chờ đều thông qua cô bé kia. Mà cô bé đó đó. 2 hôm nay cứ mình hỏi han, chat được 1 lúc thì chặn facebook. Mình nhắn tin cho bạn bè nó nhờ chuyển lời. Thì nó sợ bạn bè nó biết hay sao ấy nên mở fb ra nói chuyện tiếp. Mình xuôi xuôi thì lại chặn. Và bảo là chồng em ấy chặn, chồng em ấy trước khi chặn còn bảo là đừng làm phiền em ấy nữa. Trong khi em ấy là ng giới thiệu tên kia cho mình, đảm bảo uy tín và kêu mình chuyển phí đi.
Em ấy chặn facebook, còn số điện thoại tên kia thì lúc nào cũng thuê bao. Mấy ngày đầu chưa chuyển tiền phí cho thì gọi lúc nào cũng được. Còn nhắn tin, gọi điện giục mình chuyển tiền sớm. Mình nghi nghi rồi. Cố tìm qua số điện thoại, nick zalo, hay facebook…Mới phát hiện, số tài khoản ngân hàng của tên kia đưa mình chuyển tiền, có số điện thoại đăng ký y hệt mà cô bé kia đăng ký facebook. Vậy xin hỏi, có phải là mình đã bị 2 người đó lừa không? Vì tính đến nay đã gần 9 ngày rồi.
Tên kia nói chỉ 3, 4 ngày được giải ngân. Từ thứ 7 đến giờ, điện thoại toàn thuê bao. Còn con bé kia, online kêu chờ để nó đòi cho rồi chặn facebook tiếp. Vậy mình có nên tố cáo được không ạ? Liệu mình có cơ sở để tố cáo không? Mình chỉ còn giữ biên lai chuyển tiền, tin nhắn chat với con bé kia thôi. Nhưng số điện thoại đăng ký tài khoản ngân hàng mình chuyển trùng với facebook con bé đó. Mình có thể báo với công an không ạ?
Luật sư tư vấn:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và ” chiếm đoạt tài sản của người khác”. Mặt khác phải có đủ 4 yếu tố để cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội tạm, mặt chủ quan của tội phạm:
Thứ nhất về khách thể của tội phạm: Khách thể của tội lừa đảo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Thứ hai về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ ba về mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối.Đó là hành vi dùng thủ đoạn giao dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt. Hai dấu hiệu đặc trưng cuả tội phạm này là hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt.
+ Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản: Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả ( không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác nhau như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lý kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản
Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sả cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ ra phải nhận.
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt ( chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
– Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Gía trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Luật sư tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:1900.6568
Thứ tư, Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện là hành vi gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn xảy ra hậu quả đó.
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lối cố ý. Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gia dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng.
Như vậy, dựa trên những phân tích trên nếu như bạn gái này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn trình báo lên cơ quan công an. Bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin người này, kèm theo bằng chứng chứng cứ để cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho bạn.