Trong thời buổi nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, tình hình tội phạm càng trở nên gia tăng, trong đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có xu hướng xảy ra khá phổ biến.
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, tình hình tội phạm càng trở nên gia tăng, trong đó, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có xu hướng xảy ra khá phổ biến. Do đó, cần thiết phải có những hiểu biết chung nhất về loại tội phạm này để đưa ra các biện pháp răn đe, giáo dục và phòng ngừa.
I. Cơ sở pháp lý:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 của
“1.Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b, Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2.Phạm tộc thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a. Có tổ chức;
b.Lợi dụng chức vụ;
c.Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d.Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
e. Tái phạm nguy hiểm;
đ. Gây hậu quả nghiêm trọng.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm năm:
a.Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b.Gây hậu quả rất nghiêm trọng
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân
a.Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b.Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.
II. Các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản
1. Hành vi khách quan:
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển biến một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình hoặc của một nhóm người hoặc cho người khác mà mình quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.
* Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản:
– Hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu đồng thời tạo khả năng cho người phạm tội có thể thực hiện được việc chiếm giữ , sử dụng định đoạt trái pháp luật tài sản đó.
– Đối tượng của hành vi: hành vi chiếm đoạt xảy ra khi đối tượng tác động phải còn nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu. Trường hợp tài sản của chủ sở hữu bị thất lạc thì không được coi là đối tượng của hành vi này.
– Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội biết tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác và đang trong sự quản lý của họ nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm đoạt và mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
* Thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm các dấu hiệu:
– Người phạm tội có sẵn hoặc tạo ra tín nhiệm đối với chủ tài sản để có tài sản một cách hợp pháp bằng một hợp đồng như vay, mượn, thuê tài sản hoặc vận chuyển , gia công bảo vệ hàng hóa…
– Sau khi có tài sản người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng mà có ý định chiếm đoạt tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn:
+ Gian dối
+ Bỏ trốn
+ Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Mục đích bất hợp pháp như buông lậu, mua bán ma túy, đánh bạc,…Trường hợp vay, mượn tiền với số lượng lớn, sau đó sử dụng vào việc ăn chơi, tiêu xài hoang phí dẫn đến không có khả năng trả nợ.. chỉ trái đạo đức xã hội không được xem là việc làm bất hợp pháp nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự
2. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn điều kiện:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng:
• Mối quan hệ nhân quả do hành vi phạm tội với hậu quả : hậu quả xảy ra bởi hành vi phạm tội đó mà không phải hành vi khác gây ra
• Có thiệt hại nghiêm trọng xảy ra:
i. Làm chết người;
ii. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
iii. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% ;
iv. Gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản ;
v. Gây hậu quả xấu đối với việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước;
vi. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm:
• Đã bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
• Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân
• Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về hành vi chiếm đoạt mà mà chưa hết thời hạn để được coi là chưa vi phạm theo luật, điệu lệnh hoặc điều lệ quy định mà lại thực hiện một trong các hành vi chiếm đoạt sau: hành vi cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
+Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản , chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thông tư liên tịch số 02/2001/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định việc bị coi là “đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản “ nếu trước đó đã bị kết án về một trong các tội sau:
• Tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)
• Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự)
• Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 Bộ luật hình sự)
• Tội cướp giật tài sản (Điều 136 Bộ luật hình sự)
• Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 Bộ luật hình sự)
• Tội trộm cắp tài sản (Điều 138 Bộ luật hình sự)
• Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật hình sự)
• Tội tham ô tài sản (Điều 278 Bộ luật hình sự)
• Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 Bộ luật hình sự)