Khái niệm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân? Dấu hiệu pháp lý tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân? Hình phạt đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân?
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân đó là tội khi người nào đó có các hành vi chống chính quyền nhân dân xâm phạm tới người hay tài sản theo quy định của pháp luật và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Người phạm tội Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Điều 113 Bộ luật hình sự đã quy định cụ thể và khi cấu thành tội Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì tội phạm đó phải chịu mọi hậu quả và hình phạt do pháp luật quy định. Vậy để hiểu hơn về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo điều 113
Cơ sở pháp lý:
1. Khái niệm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân nhằm chống chính quyền nhân dân.
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được quy định tại Điều 84
“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thì cũng bị xử phạt theo Điều này.”
2. Dấu hiệu pháp lý tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
2.1. Khách thể của tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninh đối nội, xâm phạm an toàn đối ngoại qua việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể con người. Bản chất của hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi bạo lực hướng đến đối tượng tác động là con người nhằm làm mất ổn định xã hội, gây sức ép về chính trị đối với chính quyền, hoặc gây khó khăn cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các môi quan hệ quốc tế. Quy mô của hoạt động khủng bố có thể nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với bạo loạn song hành vi này đe dọa nghiêm trọng đến sự ôn định quốc gia và sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Do vậy, đây cũng là hành vị đặc biệt nguy hiểm cho xã hội xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam.
2.2. Mặt khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Người phạm tội có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của cán bộ, công chức hoặc công dân như giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ, đe dọa giết người hoặc có hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng như dọa giết hoặc có hành vi khác như uy hiếp tinh thần như dọa đốt nhà, dọa tố cáo một điều gì đó…
Đối tượng của các hành vi kể trên thường là những cán bộ cốt cán, những thành viên tích cực trong hoạt động xã hội, những công dân có đóng góp nhiều trong các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Như vậy, hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền thể hiện qua các hành động như đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chống chính quyền nhân dân. Đây là hành vi uy hiếp tinh thần của người khác qua việc đe dọa sẽ giết hại bản thân người bị đe dọa hoặc người thân thích của họ hoặc các hình thức đe dọa khác gây hoang mang cho đối tượng bị đe dọa nhằm chống chính quyền nhân dân. Kèm theo hành vi đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc các đe dọa khác có thể là yêu câu buộc người bị đe dọa phải làm hoặc không làm một việc nhất định, tuy nhiên việc có đưa ra yêu cầu hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc của hành vi này.
Ngoài ra cũng có thể là các hành vi thực hiện như cưỡng ép lôi kéo hay có các hành vi như tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố và chế tạo, cung cấp vũ cho phân tử khủng bố. Theo đó thì các phần tử khủng bố là cá nhân tham gia hoặc không tham gia các tô chức khủng bố nhưng đã tiến hành các hoạt động khủng bố hoặc sẵn sàng thực hiện các hoạt động đó. Cưỡng ép là hành vi ép buộc người khác thực hiện hoạt động khủng bố bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Lôi kéo là hành vi dụ dỗ, lừa phỉnh, lôi cuốn người khác vào các hoạt động khủng bố. Đào tạo, huấn luyện khủng bố là chỉ dẫn cách thức tiến hành các hoạt động khủng bố hoặc hướng dẫn thực hành các hoạt động khủng bố cho phần tử khủng bố.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Đối với tội này thì được thực hiện với lỗi có ý trực tiếp và mục đích là làm suy yếu chính quyền nhân dân. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện nhưng mong muốn thực hiện được hành vi đó nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp người phạm hực hiện hành vi khủng bố nhằm gây tình trạng hoảng loạn, hoang mang trong nhân dân thì không xử lý về tội phạm này mà xử lý theo Điều 299 Bộ luật hình sự về tội khủng bố.
2.3. Chủ thể của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên.
3. Hình phạt đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
Điều luật quy định 3 khung hình phạt cụ thể là:
– Nếu xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hay công dân nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
– Nếu xâm phạm tự do thân thể hay sức khỏe thì sẽ bị phạt tù từ 5 đến 15 năm.
– Nếu đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
Hành vi khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của Việt Nam cũng bị xử phạt như những hành vi khủng bố nói trên, nghĩ là tùy từng trường hợp người phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hay đe dọa xâm phạm tính mạng người nước ngoài mà áp dụng những khung hình phạt khác nhau.
Theo đó, căn cứ dựa trên quy định trên đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 luật hình sự như chúng tôi đã nêu ở trên với hành vi “xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác” thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật hình sự 2015 quy định khung hình phạt là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, dùng cho các trường hợp cụ thể đó là thành lập, tham gia tô chức khủng bổ, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép lôi kéo, tuyên mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác.
Cuối cụng đó là quy định về hình phạt quy định căn cứ tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với trường hợp phạm tội đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của người khác. Khoản 5 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội khủng bố nhắm chống chính quyền nhân dân theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Điều 113 Bộ luật hình sự và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.