Tội không chấp hành án là gì? Cấu thành tội phạm của tội không thi hành án? Khung hình phạt đối với tội không chấp hành án? Quy định của pháp luật về yêu cầu thi hành bản án?
Chấp hành án là một chế định của pháp luật buộc người bị kết án phải có nghĩa vụ thực hiện sau khi bản án hoặc quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp đủ điều kiện nhưng vẫn không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cũng như xâm phạm đến hoạt động tư pháp cuả nhà nước. Để ngăn chặn cũng như có chế tài xử phạt đối với hành vi này, Bộ luật hình sự Việt Nam đã có quy định về tội không chấp hành án.
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tội không chấp hành án là gì?
Tội không chấp hành án là hành vi của người có đủ điều kiện nhưng không chấp hành bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Không chấp hành án, được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền của cơ quan thi hành án đã không ký quyết định thi hành án hoặc không đưa ra thi hành bản án, quyết định của Tòa án một cách cố ý.
Theo quy định của pháp luật thì những bản án, quyết định của Tòa án phải là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này được hiểu là phần quyết định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành như: bản án, quyết định phúc thẩm phần bản án quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị nhưng có hiệu lực thi hành ngay.
2. Cấu thành tội phạm của tội không thi hành án:
Tội không thi hành án được quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015, theo đó:
” Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
– Mặt khách thể:
+ Khách thể của tội phạm, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người được thi hành án.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, gồm các bản án: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và các quyết định khác của Tòa án.
– Mặt chủ thể:
+ Chủ thể của tội phạm, là những người có nghĩa vụ trong việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, như: bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác trong các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, các vụ án kinh tế, hành chính, lao động.
– Mặt khách quan:
+ Mặt khách quan của tội phạm, là hành vi tuy có điều kiện mà không chấp hành án, thuộc dạng “không hành động”, có nghĩa là không làm một việc mà có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được.
+ Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Như vậy, quá trình tiến hành tố tụng phải thu thập chứng cứ chứng minh việc người phải thi hành án, tuy có điều kiện thi hành án nhưng không chấp hành bản án.
+ Đối với tội Không chấp hành án, pháp luật quy định một dấu hiệu bắt buộc đó là “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết” như: quyết định kê biên tài sản, niêm phong tài sản… hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành án.
+ Lưu ý, nếu hành vi không chấp hành án còn chống người thi hành công vụ hoặc gây thương tích, làm chết người hoặc gây mất trật tự trị an, xã hội… thì ngoài xử lý về tội Không chấp hành án có thể bị xử lý về các tội phạm khác.
+ Điều luật có quy định dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này là “đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế”, như vậy người có hành vi không chấp hành án nhưng chưa bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết như kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản đã kê biên, trừ vào thu nhập của người phải thi hành án… thì không chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
+ Bản án, quyết định của Tòa án nêu trên là bản án, quyết định về dân sự (gồm cả phần dân sự trong hình sự), hành chính, lao động.
– Mặt chủ quan:
+ Mặt chủ quan của tội phạm, do cố ý, điều này thể hiện ngay trong điều văn của điều luật đó là đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật mà vẫn không chấp hành. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
3. Khung hình phạt đối với tội không chấp hành án:
– Khung hình phạt tội không chấp hành án: (Điều 380 Bộ luật hình sự 2015)
“…. thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Mức hình phạt đối với tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1): Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của mặt khách quan.
– Khung hai (khoản 2): Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
+ Tẩu tán tài sản.
– Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còncó thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Có thể thấy, so với
4. Quy định của pháp luật về yêu cầu thi hành bản án:
– Thời hiệu yêu cầu thi hành án : Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. ( Điều 30 Luật thi hành án dân sự )
– Đơn yêu cầu thi hành án: Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung sau
+ Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
+ Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
+ Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
+ Nội dung yêu cầu thi hành án;
+ Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
– Cơ quan có thẩm quyền thi hành án: cơ quan có thẩm quyền thi hành án tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án: cơ quan thi hành án cấp huyện.
Sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, thông báo thi hành án cho đương sự theo quy định. Người phải thi hành án tự nguyện thi hành án trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án.
– Chế tài xử phạt đối với hành vi không thi hành án:
Theo khoản 3 Điều 52
” 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.”
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người phải thi hành án không chấp hành án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
+ Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm với người có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Phạt tù từ 2 năm đến 5 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tẩu tán tài sản.
+ Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền theo quy định tại khoản 3 Điều 380 Bộ luật hình sự.