Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm trẻ em. Tội hiếp dâm trẻ em.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vấn đề thắc mắc sau đây xin nhờ công ty hãy tư vấn để tôi có cách giải quyết thật đúng đắn. A (20 tuổi) bị người chú ruột của mình hiếp dâm từ năm 7 tuổi và nhiều lần cho tới khi 15 tuổi. Ông ta đe dọa có dùng vũ lực vì lúc đó A rất sợ nên không dám nói cho ai biết về hành vi đó của người chú. Hiện tại A muốn kiện người chú mà vì chuyện đã xảy ra rất lâu nên giờ không có còn bằng chứng gì để chứng minh cả. Vậy nên giờ A có thể kiện người chú ra Tòa được không? Nếu kiện có gì bất lợi với A không? Mà có khả năng thắng kiện không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định pháp luật, hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân. Nếu người đã thành niên mà giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì dù có đồng thuận thì sẽ bị xử lý về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Nếu người đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ bị xử lý về tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Như vậy, A bị hiếp dâm từ năm 7 tuổi và nhiều lần cho đến khi 15 tuổi nếu người chú đã thành niên mà giao cấu trái ý muốn với A thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Do người hàng xóm nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với con bạn nên thuộc trường hợp phạm tội theo điểm đ khoản 2 Điều 142
Luật sư tư vấn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm trẻ em:1900.6568
Để bảo vệ quyền lợi cho A, nay A nên làm đơn tường trình tới cơ quan công an cấp huyện nơi người chú đang cư trú. Do hành vi xảy ra khá lâu, để có căn cứ chứng minh hành vi hiếp dâm của người chú A cần cung cấp đầy đủ lời khai với cơ quan công an. Ngoài ra, A có thể tự thu thập chứng cứ bằng cách là nói chuyện với người chú thông qua nội dung tin nhắn hoặc cuộc gọi điện có ghi âm, trong đó có xác nhận việc A bị người chú giao cấu từ khi 07 tuổi và nhiều lần khác cho đến khi 15 tuổi.
Mục lục bài viết
1. Tội hiếp dâm trẻ em theo quy định Điều 142 Bộ luật hình sự
Theo Luật trẻ em 2016 thì trẻ em được quy định là người dưới 16 tuổi. Đó là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa có đầy đủ nhận thức, dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ.
Chính vì vậy, trẻ em là một trong những đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ của gia đình, Nhà nước và xã hội thông qua nhiều biện pháp trong đó có pháp luật.
Dưới góc độ Bộ luật Hình sự 2015, các hành vi xâm phạm tới trẻ em được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, trong một số tội danh hành vi xâm phạm với trẻ em còn là một yếu tố để định tội. Cụ thể như tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 2015.
1. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được hiểu như sau:
Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là một trong hai hành vi sau đây:
– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
– Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Cấu thành tội hiếp dâm trẻ em:
2.1. Về chủ thể:
Mặc dù trong quy định của pháp luật không chỉ rõ chủ thể người thực hiện hành vi này là nam hay nữ nhưng dựa trên thực tế hoàn cảnh và quá trình xét xử của Tòa án thì chủ thể ở đây chỉ có thể là nam thực hiện đối với nạn nhân là trẻ em nữ. Còn chủ thể là nữ sẽ bị truy cứu tội này với tư cách là người đồng phạm.
2.2. Về mặt khách quan:
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi
– Dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, giằng xé quần áo… của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân.
– Đe dọa dùng vũ lực là các hành vi đe dọa nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân như kề súng, kề dao vào người nạn nhân,…
– Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân như nạn nhân: bị say, bị ốm hoặc bị tâm thần,…
Trường hợp: quan hệ tình dục giữa một người nam đủ năng lực truy cứu trách nhiệm hình sự với nạn nhân là một trẻ em nữ bị tâm thần thì hành vi này luôn được coi là hiếp dâm dù nạn nhân đồng ý hay không đồng ý vì người tâm thần không thể nhận thức được hành vi của mình.
– Các thủ đoạn khác là các hành vi như đánh thuốc mê nạn nhân, lừa nạn nhân, dùng các chất kích thích: rượu bia, chất kích dục, …
– Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2.3. Hậu quả:
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có cấu thành hình thức: tội phạm được hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có một trong các hành vi (như trên) nhằm giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ, không phụ thuộc vào việc đã giao cấu được hay chưa:
– Trường hợp chưa kịp giao cấu vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội như: bị người khác phát hiện, ngăn chặn kịp; nạn nhân chống cự và giải thoát được cho mình,… thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm dưới hình thức phạm tội chưa đạt.
– Trường hợp chưa giao cấu vì nguyên nhân người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm thì họ có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm, nhưng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác như làm nhục người khác… tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
2.4. Đối tượng của hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi hay nạn nhân bị hiếm dâm:
Hành vi hiếp dâm đối với người dưới 16 tuổi chỉ được cấu thành nếu có hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là trẻ em có độ tuổi từ đủ 13 tới dưới 16 tuổi.
Trong trường giao cấu (trái ý muốn hoặc không trái ý muốn/ tự nguyện) với trẻ em dưới 13 tuổi thì đều bị truy cứu trách nhiệm về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Độ tuổi của nạn nhân chính yếu tố định tội hiếp dâm trẻ em đồng thời là dấu hiệu để phân biệt giữa tội hiếp dâm và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Bộ luật Hình sự 2015.
3. Hình phạt đối với người thực hiện hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Có hai loại hình phạt đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: phạt tù (hình phạt chính) và có thể bị phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (hình phạt bổ sung).
Hình phạt tù bao gồm các khung phạt như sau:
– Khung cơ bản: bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
– Khung tăng nặng:
+ Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
+ Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Các trường hợp chuyển từ tội hiếp dâm trẻ em sang những tội danh khác:
– Tội hiếp dâm nếu nạn nhân là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Tội cưỡng dâm nếu nạn nhân là người lệ thuộc vào người có hành vi phạm tội và từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi nếu nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và là người lệ thuộc vào người có hành vi phạm tội.
– Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi nếu nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thuận tình giao cấu với người thực hiện hành vi phạm tội.
2. Khung hình phạt đối với tội hiếp dâm trẻ em
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi là Nguyễn Văn A có quan hệ tình dục với Trần Thị B, 2 bên tự nguyện quan hệ với nhau. Tính đến thời điểm thực hiện hành vi thì em tôi 16 tuổi 1 tháng còn B 13 tuổi 7 tháng. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em tôi phạm tội tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 hay tội giao cấu với người dưới 16 tuổi theo Điều 145 Bộ luật hình sự 2015.
Luật sư tư vấn:
Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
…”
Theo thông tin bạn trình bày, A và B tự nguyện quan hệ tình dục và thời điểm thực hiện hành vi B đã 13 tuổi 7 tháng nên A không phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi như sau:
“1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định trên thì người nào trên 18 tuổi mới có thể phạm tội này. Tại thời điểm A thực hiện hành vi giao cấu, A mới 16 tuổi 1 tháng nên A cũng không phạm tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo Điều 145 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên.
3. Hình phạt và bồi thường cho tội hiếp dâm trẻ em
Tóm tắt câu hỏi:
Em gái tôi nay được 14 tuổi 8 tháng đã bị một đối tượng 20 tuổi hiếp dâm và xin nói rõ là đối tượng dụ dỗ và dùng vũ lực với em tôi, và đối tượng đã bị cơ quan công an tạm giam chờ ra tòa. Vụ việc xảy ra đã được 1 tháng 20 ngày, và bên gia đình đối tượng qua bên gia đình tôi được 4 lần. Và lần nào cũng muốn gia đình tôi hủy án, lần thứ 4 thì gia đình đối tượng qua nhà tôi và nói mang theo 20 triệu đồng kêu gia đình tôi ký vào đơn bãi nại và đơn hủy hồ sơ vụ án với câu nói là đơn này chỉ để con em họ được giảm án. Bên gia đình tôi nghi ngại nên đã từ chối, vì lý do từ lúc xảy ra thì bên gia đình đối tượng chưa qua thăm hỏi thang thuốc cho em tôi đồng nào. Nay tôi xin luật sư giải đáp giùm tôi mức án của đối tượng phải chịu đúng pháp luật cùng định mức bồi thường cho em tôi như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về mức án mà đối tượng phải gánh chịu theo quy định pháp luật
Theo thông tin bạn cung cấp, đối tượng kia có dấu hiệu phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự 2015:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Ở đây chưa rõ tình tiết cụ thể của vụ án ra sao và hiện đối tượng đang bị cơ quan điều tra khởi tố theo khoản nào của Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên. Do đó bạn có thể căn cứ vào quy định Luật Dương Gia trích dẫn ở trên để xem xét mức hình phạt mà đối tượng kia có thể phải gánh chịu.
Thứ hai, về mức bồi thường.
Trong trường hợp này, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội phải chịu những khoản bồi thường thiệt hại như sau:
* Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (nếu có tổn thương về sức khỏe)
Theo quy định tại Điều 590
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Ngoài ra người xâm phạm sức khỏe còn bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
* Bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm
Theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 thì thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Pháp luật với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và ý nghĩa của quy định
Tội hiếp dâm là tội phạm nguy hiểm cho xã hội, làm tổn hại không chỉ sức khỏe mà còn thiệt hại nặng nề về mặt tinh thần cho cho người bị hại. Vì vậy pháp luật hình sự quy định và có sự phân loại giữa hiếp dâm và hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Theo đó tại Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
…”
Luật sư tư vấn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm trẻ em:1900.6568
Pháp luật quy định về trường hợp hiếp dâm người dưới 16 tuổi vì đây là độ tuổi trẻ em đang độ mới lớn, chưa có sự trưởng thành hết về cả thể chất là tinh thần vì vậy mà pháp luật tách thành 1 tội riêng nhằm quy định mức hình phạt đủ để trừng trị kẻ phạm tội cũng như răn đe với những đối tượng khác trong xã hội, đặc biệt những đối tượng đang có ý định thực hiện tội phạm. Trên cơ sở đó nhằm thực hiện tốt nhất chức năng bảo vệ trẻ em, để trẻ em phát triển cả về thể chất và tinh thần trong tình trạng và môi trường tốt nhất, an toàn nhất.