Quy định pháp luật hiện hành? Các thuật ngữ tiếng Anh? Các dấu hiệu của tội phạm? Phân tích các trường hợp phạm tội cụ thể?
Tội hành hạ người khác được quy định là một tội phạm trong
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định pháp luật hiện hành:
- 2 2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
- 3 3. Các dấu hiệu của tội phạm:
- 4 4. Phân tích các trường hợp phạm tội cụ thể:
1. Quy định pháp luật hiện hành:
Theo điều 140, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội hành hạ người khác như sau:
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Phân tích quy định pháp luật:
Pháp luật có quy định tại Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Như vậy, người khác được xác định là bất cứ chủ thể nào, trừ các đối tượng quy định ở Điều 185. Tức là loại trừ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Trong đó, yếu tố phụ thuộc được xác định trong cấu thành của tội danh này.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Tội hành hạ người khác tiếng Anh là Crime of torturing others.
Bộ luật hình sự tiếng Anh là Criminal Code.
3. Các dấu hiệu của tội phạm:
– Người phạm tội thực hiện hành vi một cách cố ý. Họ xác định được động và mục đích của mình. Cũng như sử dụng vũ lực để khiến người phụ thuộc vào họ không thể chống trả. Họ muốn thể hiện sức mạnh của mình, đàn áp, không tôn trọng các quyền cơ bản của người bị hại.
3.1. Đối với người phạm tội:
– Hành vi của người phạm tội:
Đây là các hành vi chủ quan, thực hiện đối xử tàn ác, hành hạ người lệ thuộc mình. Thực hiện các hành động bạo lực như đánh đập một cách có hệ thống. Hành vi này được thực hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại.
Do đó, hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ. Họ không được đảm bảo về tâm lý, về sức khỏe cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân. Các thương tích (nếu có) ở mức nhẹ, do đó không cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
– Hành vi khách quan:
Thực hiện các hành vi chủ quan bên trên, tuy nhiên người bị hành hạ không tự sát. Nếu người bị hại tự sát sẽ cấu thành tội bức tử.
3.2. Đối với người bị hại:
Người bị hại phải lệ thuộc vào người phạm tội. Nếu không có mối quan hệ lệ thuộc thì hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Sự lệ thuộc được hiểu trong bản chất rộng về vật chất hoặc tinh thần. Có thể hiểu trên các mối quan hệ thuộc phương diện sau:
+ Nhóm quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ, nhất là đối với một số nhà hàng khách sạn tư nhân,…
+ Nhóm quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha mẹ với các con, ông bà với các cháu), quan hệ nuôi dưỡng (cha mẹ nuôi với con nuôi, người đỡ đầu với người được đỡ đầu).
Các tính chất phụ thuộc được thể hiện trên các khía cạnh khác nhau. Có thể là trong hoạt động gia đình ở các mối quan hệ được xác định bên trên. Hoặc trong yếu tố học tập, công việc. Người bị hại thường phụ thuộc và người phạm tội ở một số quyền hay lợi ích thực tế. Nếu chống trả, họ có thể phải chịu thiệt thòi ở các quyền đó. Cho nên thông thường người bị hại thường lựa chọn cách im lặng và chịu đựng.
Phát hiện và xử lý tội phạm:
Để phát hiện được tội phạm, thông thường người bị hại chỉ tố cáo tội phạm sau khi không còn chịu phụ thuộc nữa. Lúc đó, họ không còn vướng bận và lo lắng về các quyền, lợi ích nhận được trong công việc, học tập.
Hoặc cũng có thể phát hiện tội phạm thông qua các chủ thể khác không phải là người bị hại tố cáo.
4. Phân tích các trường hợp phạm tội cụ thể:
4.1. Trường hợp phạm tội thông thường:
Các hành vi được thực hiện đối với một người bị hại. Người này không thuộc nhóm đối tượng đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật.
Trong trường hợp này, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự. Khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi và hậu quả thực tế, Tòa án quyết định hình phạt cụ thể cho đối tượng.
Có thể coi các trường hợp thông thường là trường hợp còn lại sau khi đã loại bỏ các hành vi phạm tội đặc biệt bên dưới. Khi đó, không có tính chất đặc biệt về chủ thể là người bị hại.
4.2. Phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị tàn tật (điểm a khoản 2 Điều 110):
Đối tượng bị hại trong trường hợp này là những chủ thể cần được bảo vệ đặc biệt. Họ yếu thế hơn về sức khỏe, về nhận thức và sự phản kháng. Các tình tiết định khung tăng nặng hơn, có hình phạt từ một năm đến ba năm tù.
– Hành hạ người già:
Là trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác với người già lệ thuộc vào người phạm tội.
Người già phải được kính trọng, chăm sóc cũng như bảo vệ đặc biệt. Họ không đủ sức để chống trả, hay nhanh chóng hồi phục tinhd trạng sức khỏe. Đây là các chuẩn mực xã hội, cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Người già theo quy định của pháp luật nước ta là người từ đủ 70 tuổi trở lên. Căn cứ vào tuổi của người bị xâm phạm mà pháp luật xác định người phạm tội có phạm tội đối với người già hay không. Từ đó có các biện pháp xử phạt nghiêm.
– Hành hạ trẻ em:
Trẻ em là tương lai của đất nước, không có khả năng tự vệ ở mức độ cao. Do đó nhà nước cần có các chính sách pháp luật cụ thể để bảo vệ cho người ở độ tuổi này.
Người bị hành hạ trong trường hợp này là người lệ thuộc, theo độ tuổi pháp luật quy định là trẻ em. Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Cơ quan tiến hành tố tụng xác định độ tuổi của trẻ em qua Giấy khai sinh hay các giấy tờ liên quan khác. Người phạm tội không cần nhận thức được hay không độ tuổi chính xác của người phạm tội. Khi họ hành hạ trẻ em, họ đương nhiên phạm tội theo quy định của Điều luật này.
– Hành hạ phụ nữ có thai.
Không yêu cầu người phạm tội phải biết người mà mình hành hạ đang có thai. Bởi thực tế ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bị hành hạ và thai nhi là kết quả thực tế. Các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với hai sinh mạng, do đó hành vi này cần được xử phạt nặng hơn hành vi phạm tội thông thường.
Việc xác định người phụ nữ có thai hay không nhất thiết phải do giám định viên hoặc bác sỹ chuyên khoa thực hiện. Qua đó cho kết luận chính xác, đảm bảo xét xử đúng người đúng tội.
– Hành hạ người tàn tật:
Người bị tàn tật không có khả năng tự vệ như người bình thường. Họ cần được bảo vệ trước các tác động vũ lực hoặc hành vi hành hạ khác.
Người tàn tật là người bị một tật và bị tàn phế, như bị cụt chân, bị bại liệt, bị mù, bị câm điếc,… Họ không có hoặc không đảm bảo khả năng, điều kiện, năng lực để chống trả. Do đó có thể bị hành hạ nhiều lần và tổn thương nghiêm trọng từ hành vi của tội phạm.
Chú ý: Không coi là hành hạ người tàn tật nếu người bị hành hạ chỉ bị một tật nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, vẫn có khả năng tự vệ như người bình thường. Ví dụ: Một người bị thương tật có tỷ lệ 12%, thậm chí 21% nhưng vẫn khoẻ mạnh. Bởi quy định này nhằm bảo vệ người yếu thế, khó khăn hơn trong khả năng tự vệ và chống trả khi bị hành hạ.
4.3. Phạm tội đối với nhiều người (điểm b khoản 2 Điều 110):
Hành hạ nhiều người là trường hợp đối xử tàn ác với từ hai người lệ thuộc mình trở lên. Số lượng người bị hành hạ thể hiện mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội được thực hiện.
Có thể cả hai người trở lên cùng bị hành hạ trong một thời gian hoặc có thể không cùng một thời gian. Các hành vi này bị phát hiện và xét xử trong cùng một vụ án. Khi đó, các người bị hại được xác định trong cùng một vụ án phạm tội với tội danh Tội hành hạ người khác.
Hành vi hành hạ người khác có thể cấu thành một số tội danh khách:
Nếu hành vi đối xử tàn ác này gây thương tích thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội cụ thể sau:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134).
+ Nếu nạn nhân tự sát thì phạm tội bức tử (Điều 130).
+ Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình nếu nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì không phạm tội hành hạ người khác mà phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185).