Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giết người nhằm cướp của. Dùng dao đâm người khác nhằm mục đích cướp tài sản phạm tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Do có ý định chiếm đoạt tài sản của B nên A đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực B. Thấy B nằm im, tin rằng B đã chết, A liền lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví (tổng giá trị tài sản A chiếm đoạt là 100 triệu đồng). Rất may cho B, vì B được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%.
1. Hành vi của A phạm tội gì?
2. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A.
Luật sư tư vấn:
1.Định tội cho A như sau:
Căn cứ vào tình tiết mà đề bài đưa ra ta có thể khẳng định hành vi của A thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm 2 tội trong Bộ luật Hình sự đó là Tội giết người (Điều 123) và Tội cướp tài sản (Điều 168). Nghiên cứu kĩ cấu thành tội phạm của 2 tội này ta có thể thấy rõ điều đó. Cụ thể như sau:
a. Tội giết người được quy định trong Điều 123
Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội giết người nhưng không mô tả cụ thể những dấu hiệu của tội này mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận, có thể định nghĩa tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác.
Thứ nhất, về khách thể của tội phạm: tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân, cụ thể là xâp phạm quyền sống của con người. Xét trong tình huống cụ thể đề bài đưa ra là quyền sống của B.
Thứ hai, về chủ thể của tội phạm: chủ thể tội giết người là bất kì người nào đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong tình huống này không hề nhắc đến độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự của A nên A mặc nhiên thỏa mãn dấu hiệu là chủ thể của tội giết người.
Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, hay nói cách khác là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Trong tình huống này A đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực B, hành vi cầm dao để đâm đã rất nguy hiểm, hơn nữa A lại đâm vào ngực của B là vị trí hiểm yếu, khả năng gây ra cái chết cho B là rất cao. A đã thực hiện hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của B.
Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm:
_ Lỗi của người phạm tội: Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp bởi A nhận thức rõ hành vi dùng dao là vật có khả năng gây chết người, đâm vào ngực B là hết sức nguy hiểm. A biết trước hành vi dùng dao đâm vào ngực B thì B sẽ chết hoặc có khả năng tước đi tính mạng của B (thấy trước hậu quả tác hại của hành vi). Khi cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực B – vị trí hiểm yếu của con người, chứng tỏ A mong muốn cho B chết. Sau đó thấy B nằm im, tin rằng B đã chết A mới tiếp tục thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của B. Như vậy có thể thấy A mong muốn có cái chết của B.
_ Mục đích, động cơ phạm tội: Mục đích của A là giết B để chiếm đoạt tài sản.
Từ những phân tích trên đây có thể thấy hành vi của A thỏa mãn cấu thành tội phạm tội giết người Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
b. Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định, tội cướp tài sản là “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”
_ Khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình A xâm phạm trước hết đến thân thể của B, tự do của B qua đó xâm phạm đến tài sản sở hữu của B.
_ Mặt khách quan của tội phạm:
Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản là: hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Trong tình huống này A đã thực hiện dạng hành vi thứ nhất là hành vi dùng vũ lực. Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt, hành vi đó trước hết phải nhằm vào con người. A đã thực hiện hành vi dùng vũ lực nhằm vào B, dùng dao tấn công B đè bẹp sự chống cự của B để thực hiện mục đích cướp tài sản của mình.
_ Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường nên chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Trong tình huống này không hề nhắc đến độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự của A nên A mặc nhiên thỏa mãn là chủ thể của tội cướp tài sản.
_ Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội, A biết mình có hành vi dùng vũ lực tấn công B và mong muốn hành vi dùng dao đâm B sẽ giết được B hoặc ít nhất đè bẹp được sự chống cự của B để có thể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản.
Từ những phân tích trên cho thấy hành vi của A thỏa mãn cấu thành tội phạm tội cướp tài sản được quy định trong Điều 168 Bộ luật Hình sự.
2. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của A.
a. Thứ nhất, đối với tội giết người: giai đoạn thực hiện tội phạm của A là phạm tội chưa đạt cụ thể là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành, bởi vì:
Luật sư
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.
_Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Sự bắt đầu này thể hiện ở chỗ người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này A đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của B là dùng dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực B, đây là hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
_Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội chưa thực hiện tội phạm được đến cùng (về mặt pháp lí) nghĩa là hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này A đã thực hiện hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả làm B chết.
_Dấu hiệu thứ ba: người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ . Bản thân A vẫn muốn tội phạm hoàn thành, nghĩa là mong muốn cái chết của B nhưng B may mắn được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%. Như vậy B không chết là do nguyên nhân ngoài ý muốn nên hậu quả chết người không xảy ra.
Từ những dấu hiệu trên có thể khẳng định giai đoạn phạm tội của A đối với tội giết người là giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
b. Thứ hai, đối với tội cướp tài sản: giai đoạn phạm tội ở đây là phạm tội hoàn thành vì A tin rằng B đã chết nên A liền lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví B (tổng giá trị tài sản A chiếm đoạt là 100 triệu đồng). Nghĩa là A đã hoàn thành tội cướp tài sản của mình.
Từ những dấu hiệu trên có thể khẳng định giai đoạn phạm tội của A đối với tội cướp tài sản là phạm tội hoàn thành.
Mục lục bài viết
1. Giết người trong trường hợp nào bị tử hình
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong Luật sư giải đáp. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về hành vi giết người. Tôi muốn hỏi giết người trong trường hợp nào sẽ bị xử tử hình?
Luật sư tư vấn:
Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
2. Giết người nhằm cướp của
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư!
Do có ý định chiếm đoạt tài sản của Liên (chị tôi) nên Ngọc đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực chị tôi. Thấy chị tôi nằm im, tin rằng chị tôi đã chết, Ngọc liền lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví (tổng giá trị tài sản Ngọc chiếm đoạt là 100 triệu đồng). Rất may, vì chị tôi được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50 %. Hỏi Ngọc có bị đi tù không?
Luật sư tư vấn:
Hành vi của Ngọc đã đồng thời cấu thành 2 tội được quy định trong Bộ luật hình sự đó là: Tội cướp tài sản theo Điều 168 và Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Về chủ thể của tội phạm, vì bạn không cung cấp thông tin đầy đủ về độ tuổi nên có chúng tôi giả sử là người đủ 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Thứ nhất, Hành vi của Ngọc đã cấu thành Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015.
Ngọc đã có hành vi dùng vũ lực đối với chị bạn – Liên, đó là dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực Liên, hành vi này đã xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng của Liên nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thông qua hành vi “lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví của Liên”.
Như vậy, hai khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thông qua hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn là dùng vũ lực tác động lên nạn nhân làm cho nạn nhân không thể phản kháng hay chống lại hành vi lấy tài sản của mình.
Hành vi của A đã thể hiện đầy đủ các dấu hiệu pháp lý để cấu thành nên tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Bên cạnh đó, “tổng giá trị tài sản lên tới 100 triệu đồng” là căn cứ định khung tăng nặng cho tội phạm này, được quy định tại Điểm đ, Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Thứ hai, Hành vi của Ngọc đã cấu thành Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Ngọc “dùng dao đâm 3 nhát liên tiêp vào ngực nạn nhân”. Có thể thấy phương tiện được tội phạm sử dụng là dao – vật dễ gây thương tích và có mức độ nguy hiểm cao, hành động “đâm 3 nhát liên tiếp” với vị trí là ngực của nạn nhân hoàn toàn là khả năng dẫn đến cái chết cho nạn nhân, Ngọc đủ nhận thức để hiểu được tính nguy hiểm của hành vi. Hậu quả xảy ra đối với hành vi là đương nhiên có thể xảy ra, và hậu quả nạn nhân chưa chết chỉ là sự kiện mang tính chất ngẫu nhiên “may mắn”, nằm ngoài ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi.
Xét về mặt chủ quan của tội phạm, lỗi của Ngọc là lỗi cố ý trực tiếp. Như đã phân tích, Ngọc nhận thấy được hậu quả là Liên sẽ chết, nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Hậu quả Liên không chết nằm ngoài ý chí chủ quan của Ngọc. Vì vậy, A phạm tội giết người trong trường hợp giết người chưa đạt.
Tuy nhiên, Liên chết không phải là mục đích cuối cùng mà Ngọc mong muốn : “Sau khi tin rằng Liên đã chết, Ngọc liền lấy xe máy và tổng số tiền trong ví Liên ( tổng tài sản trị giá 100 triệu đồng)”. Như vậy, chiếm đoạt tài sản của Liên mới là mục đích cuối cùng của Ngọc, nên theo Điểm g Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Trường hợp giết người mà động cơ thúc đẩy người phạm tội có hành vi giết người là việc thực hiện tội phạm khác hoặc che giấu tội phạm khác
Kết luận: Hành vi của Ngọc đã cấu thành tội giết người được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 trong trường hợp giết người chưa đạt
3. Giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì phải chịu tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Do có ý định chiếm đoạt tài sản của em trai tôi nên bạn của nó đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực em trai tôi. Thấy em trai tôi nằm im, tin rằng em tôi đã chết, bạn nó liền lấy chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví (tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng). Rất may cho em tôi được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%.
Tôi muốn hỏi là trường hợp trường hợp của em tôi thì bạn nó sẽ phải chịu tội gì?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì phía công ty chúng tôi khẳng định là bạn của em trai bạn đã phạm tội giết người chưa đạt và phạm tội cướp tài sản.
Thứ nhất: Đối với tội cướp tài sản: luật mô tả “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” và được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Do có ý định chiếm đoạt tài sản của em bạn nên bạn của em bạn đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực. Dao là hung khí nguy hiểm được cậu bạn sử dụng để đâm em trai nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví tổng giá trị 100 triệu đồng. Như vậy, hành vi tước đoạt tính mạng em bạn đã xâm hại quan hệ nhân thân và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản – xâm hại quan hệ sở hữu.
Việc cậu bạn đâm 3 nhát vào ngực em trai bằng dao, tức là cậu bạn đã dùng vũ lực đối với em bạn. Hơn nữa lỗi của cậu bạn là lỗi cố ý trực tiếp và có mục đích thỏa mãn mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội cướp tài sản.
Thứ hai: Đối với tội giết người: là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Từ đó, dấu hiệu pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, nếu thỏa mãn đầy đủ các dấu hiện này thì là tội phạm của tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Mặt khách quan: Theo thông tin thì cậu bạn đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực em bạn, như vậy cậu bạn đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng. Thực hiện bằng hành động đâm dao nhiều nhát vào ngực em bạn, làm chấm dứt sự sống. Vậy hành vi của cậu bạn thỏa mãn mặt khách quan của tội phạm.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Có thể thấy cậu bạn hoàn toàn ý thức được việc đâm em bạn thì hậu quả em bạn chết có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích cậu bạn đó vẫn thực hiện hành vi. Hơn nữa, vị trí tấn công là vùng ngực – vùng xung yếu trên cơ thể người, với cường độ tấn công là đâm liên tiếp ba nhát. Từ đó thấy hành vi của là cậu bạn cố ý trực tiếp. Thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm.
Thông tin bạn cùng cấp cho phía công ty chúng tôi không có nói bạn của em mình là người chưa thành niên theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, hay bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Nên chúng tôi sẽ coi bạn của em trai bạn là chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Do đó, cậu bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình đã gây ra.
Tuy nhiên, có 1 chi tiết là em bạn được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%. Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về phạm tội chưa đạt quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Do đó, cậu bạn đã phạm tội chưa đạt đối với hành vi giết người.
Như vậy, có thể khẳng định hành vi của cậu bạn phạm tội giết người chưa đạt và phạm tội cướp tài sản. Và cậu bạn đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi bạn đưa vụ án ra Tòa án để Tòa án thụ lý và giải quyết.
4. Định tội danh khi giết người nhằm cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
A (17 tuổi), B (17 tuổi) cùng có quan hệ yêu đương với một cô gái là C. Để dằn mặt “tình địch” A đã chuẩn bị dao găm và một đoạn côn gỗ để khi cần thiết sẽ sử dụng. Một buổi tối A hẹn B lên bờ đê để “nói chuyện”. Không thuyết phục được B từ bỏ quan hệ với C nên A bất ngờ đã dùng dao đâm bừa nhiều nhát vào người B rồi bỏ chạy. Giả sử, sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng thì tội danh đối với hành vi phạm tội của A có thay đổi không? Xác định tội danh của A? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Bên bạn cần xác định độ tuổi A là 17 tuổi, theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.6 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Theo như bạn trình bày, ý định của A về việc giết người đã thể hiện khi chuẩn bị dao găm và một đoạn côn gỗ. Xét về cấu thành tội phạm giữa tội cướp tài sản và trộm cắp tài sản bạn cần phân biệt:
+ Nếu xác định hành vi của A là hành vi cướp tài sản thì không đảm bảo về đối tượng là quan hệ sở hữu và tính mạng sức khỏe con người. Hành vi của A khi giết người xong mới nảy sinh việc lấy tài sản của B. Tuy nhiên lại thỏa mãn về hành vi tác động trực tiếp lên người và tài sản.
+ Nếu xác định hành vi của A là hành vi trộm cắp tài sản thì không thỏa mãn dấu hiệu lén lún thực hiện hành vi vi phạm này.
Tuy nhiên, thực tế xét xử đối với những hành vi này giả sử, sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng thì tội danh đối với hành vi phạm tội của A sẽ là hành vi giết người và cướp tài sản.
5. Trách nhiệm hình sự về tội giết người, hủy hoại tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi làm tiệc tiễn bạn đi nghĩa vụ sau đó khoảng 11h chúng tôi có đi ăn và bị 1 nhóm đối tượng khác khiêu khích dùng chai bia chọi vào người và dùng lời lẽ sỉ nhục (lúc đi ăn) .Sau khi ăn chúng tôi đi về lại tiếp tục bị khiêu khích và sỉ nhục ..một người bạn của tôi đã nhảy xuống xe chạy vào nhóm đối tượng (nhóm đối tượng đang nhậu tại nhà) nhưng không biết là nhà và bị nhóm đối tượng tắt đèn và chạy xuống sau nhà.bạn tôi tiếp tục đi tìm và bị 1 đối tượng nhảy tới đâm liên tục 3 nhát vào tim 1 nhát đằng trước và 2 nhát sau lưng( vị trí tim)… bạn tôi chạy ra ngoài gặp chúng tôi ..thấy bạn bị thương chúng tôi có dùng gạch và chai bia có sẵn ở nhà đối tượng chọi vào nhưng không gây hư hỏng nhiều .khi tòa xử thì thủ phạm giết bạn tôi bị xử 8năm tù .còn chúng tôi bị xử phạt hành chính và xử tù 1 năm giam giữ vì tội gây mất trật tự và phá hủy tài sản .Vậy có thích đáng không .xin luật sư giải đáp giúp . Chúng tôi chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, bạn có nêu người kia có hành vi đâm liên tục 3 nhát vào tim bạn của bạn 1 nhát đằng trước và 2 nhát sau lưng( vị trí tim). Hậu quả là dẫn đến bạn của bạn chết. Tòa án xử thủ phạm đâm chết bạn của bạn là 8 năm tù về tội giết người. Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì cấu thành tội phạm cơ bản của tội giết người là phạt tù từ 7 đến 15 năm. Cấu thành tội phạm của tội giết người gồm 4 yếu tố sau:
– Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người
– Mặt khách quan: Là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi này có thể thực hiện bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Hành vi này được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội như: Đâm chém, bắt, đầu độc…Hoặc không hành động phạm tội như: người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ nhỏ không cho đứa trẻ ăn, uống trong khi đứa trẻ chưa thể tự ăn uống… Hậu quả là nạn nhân chết, đây là tôi phạm có cấu thành tội phạm vật chất nên tội phạm được coi là hoàn thành khi hậu quả chết người xảy ra. Và hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người của tội phạm.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Chủ thể phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên.
Như vậy, nếu người kia đáp ứng cả 4 yếu tố trên thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo khoản 2, Điều 123 Bộ luật hình sự. Và mức hình phạt người kia phải chịu là phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Việc Tòa án Quyết định hình phạt là việc tòa án lựa chọn biện pháp hình phạt cụ thể với mức độ hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội. Và Tòa án sẽ căn cứ vào khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, về nhân thân người phạm tội, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội và hành vi để quyết định hình phạt. Do đó, nếu bạn cảm thấy Tòa án tuyên người phạm tội kia mức hình phạt 8 năm tù là không phù hợp thì bạn hoàn toàn có quyền kháng cáo bản án.
Luật sư tư vấn pháp luật về mức hình phạt của tội giết người:1900.6568
Thứ hai, các bạn bị xử phạt hành chính về tội gây mất trật tự. Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5
Thứ ba, các bạn bị Tòa tuyên 1 năm tù về tội hủy hoại tài sản. Như bạn có nêu là các bạn có dùng gạch và chai bia có sẵn ở nhà đối tượng chọi vào nhưng không gây hư hỏng nhiều. Để xem xét hành vi của các bạn có đủ các yếu tố để cấu thành tội hủy hoại tài sản tại Điều 178 Bộ luật hình sự hay không phải xét đến các dấu hiệu sau:
– Chủ thể phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Khách thể: xâm phạm quan hệ sở hữu.
– Mặt chủ quan của tội phạm:Lỗi cố ý; Mục đích: hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; Động cơ (không phải dấu hiệu bắt buộc): tư thù…
– Mặt khách quan của tội hủy hoại tài sản là hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được. Và hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối chiếu với trường hợp của bạn thì do bạn không nói giá trị tài sản mà các bạn hủy hoại là bao nhiêu nên có hai trường hợp xảy ra:
– Nếu giá trị tài sản bị hủy hoại là từ 2 triệu trở lên hoặc dưới hai triệu nhưng các bạn đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích, đồng thời bạn đáp ứng ba yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 178 Bộ luật hình sự. Và mức hình phạt chính mà bạn phải chịu là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Còn hình phạt bổ sung là Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Như vậy, trong trường hợp này việc Tòa án tuyên bạn 1 năm tù về tội hủy hoại tài sản là hợp lý.
– Còn nếu giá trị tài sản chưa đến 2 triệu đồng và bạn cũng chưa bị xử phạt hành chính hay bị kết án về tội này thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn kháng cáo gửi đến Tòa để yêu cầu Tòa xem xét lại.