Tội giết người: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù là bao nhiêu? Hành vi giết người gây nguy hiểm cho xã hội như thế nào?
Xã hội ngày càng phát triển làm cho các mối quan hệ của con người ngày càng phức tạp đây là cơ sở làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn với nhau dẫn tới nhiều hành vi gây tổn thương cho nhau về mặt tinh thần, sức khỏe và tính mạng. Trong đó việc tước đoạt tính mạng của người khác là hành vi vô nhân đạo, thiếu tính người do đó pháp luật đã quy định những hình phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi này.Theo quy định của điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội giết người theo đó có thể nhận biết những dấu hiệu cấu thành tội phạm và mức xử phạt của tội này như sau:
Vấn đề thứ nhất về các dấu hiệu cấu thành tội phạm giết người theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ nhất, về mặt chủ quan của tội giết người.
Về mặt chủ quan của tội giết người thể hiện ở yếu tố lỗi và mục đích của tội phạm.
Lỗi của của người phạm tội giết người là lỗi cố ý, trong đó người thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Với lỗi cố ý trực tiếp theo quy định của
Với lỗi cố ý gián tiếp là hành vi của người phạm tội trong đó người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự nguy hiểm cho tính mạng của người khác . Mặc dù người phạm tội không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng lại để mặc cho hậu quả đó xảy ra, có ý thức chấp nhận hậu quả đó.Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.Về mục đích của tội phạm là nhằm tước đoạt mạng sống của người khác
Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm tội giết người
Luật sư
Về hành vi khách quan của tội giết người được thể hiện ở việc người phạm tội dùng mọi thủ đoạn của mình nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi khách quan của tội giết người được thể hiện dưới hai dạng khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động. Đối với hành vi hành động thì người phạm tội trực tiếp thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật nhằm mong muốn hậu quả chết người xảy ra, có thể là hành động như: bóp cổ, đâm, chém, bắn, bỏ thuốc độc .Hành vi khách quan của tội giết người còn có thể là không hành động. Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân. Ví dụ: Người mẹ cố ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trường hợp của không hành động. Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông qua hành động của người không có năng lực trách nhiệm hình sự, ví dụ như xúi dục người dưới 14 tuổi giết người.Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội.Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác hay làm cho người khác chết thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Mối quan hệ nhân quả: hành vi giết người luôn có trước hậu quả chết người không có trường hợp ngược lại hậu quả chết người mới thực hiện hành vi.Hành vi phải chứa đựng khả năng gây ra hậu quả chết người. Hậu quả chết người phải là kết quả của hành vi giết người chứ không phải kết quả của của những nguyên nhân khác.
Thứ ba, về mặt chủ thể phạm tội giết người
Chủ thể của tội giết người là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người, đây là chủ thể thường.Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, từ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Thứ tư, về mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Việc thực hiện hành vi phạm tội này xâm phạm đến quyền được sống của con người.
Vấn đề thứ hai, về các mức xử phạt của tội giết người theo quy định của pháp luật hiện hành.Căn cứ theo quy định của
Về khung hình phạt thứ nhất, là khung hình phạt áp dụng cho những người có hành vi giết người theo đó người nào có các hành vi giết từ hai người trở lên, giết những người thuộc ác đối tượng là người đang ở độ tuổi dưới 16, biết người phụ nữ đang mang thai nhưng vẫn giết, giết người đang thi hành công vụ hoặc gì lý do công vụ của nạn nhân; giết những người trong gia đình của mình như ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, những người giáo dục mình như thầy cô; người phạm tội giết người nhưng trước đã đã từng thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau đó lại thực hiện tội phạm với loại tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt quan trọng; người thực hiện hành vi phạm tội này để che giấu một hành vi phạm tội khác; người thực hiện hành vi phạm tội để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; người phạm tội giết người kèm theo những cách rất man rợ hoặc thực hiện hành vi phạm tội bằng cách lợi dụng nghề nghiệp, hoặc giết một người nhưng được thực hiện bằng các phương pháp có thể làm tử vong rất nhiều người, giết người có tính chất côn đồ, có tổ chức hay vì động cơ đê hèn. Nếu như người có hành vi phạm tội thực hiện tội phạm giết người với những yếu tố trên thì mức phạt tù được áp dụng từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.Về khung hình phạt thứ hai, nếu người có hành vi giết người nhưng không thuộc vào trường hợp được nêu trên thì người phạm tội phải chịu mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Về khung hình phạt thứ ba, nếu người phạm tội đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội giết người thì hình phạt áp dụng từ 1 năm đến 5 năm.
Đối với những người phạm tội có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là phần trình bày của chúng tôi về chủ đề Cấu thành tội phạm và mức xử phạt của tội giết người. Ngoài ra quý khách có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý khác từ Luật Dương Gia như sau:
–
– Tư vấn về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành
– Tư vấn về dấu hiệu cấu thành tội phạm giết người và các mức xử phạt theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
– Tư vấn về cung ứng các dịch vụ bào chữa
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi năm nay 17 tuổi, vào một ngày đi học, cháu bị cô giáo gọi lên bảng kiểm tra bài cũ, do mải chơi nên cháu không thuộc bài và bị cô giáo cho điểm kém, cháu xin cô khất để hôm sau kiểm tra bù vì sợ điểm kém về bố mẹ phạt. Cô giáo không đồng ý và bảo là cho điểm để nhớ lần sau còn gắng học chữa điểm. Do căm phẫn cô giáo nhiều lần cộng với bị điểm kém nên trong giờ ra chơi, cháu đã xuống căng-tin mượn con dạo gọt hoa quả và lén đâm cô từ phía sau, vì vết đâm quá sâu nên cô giáo đã tử vong? Xin hỏi, con tôi liệu có bị hình phạt tử hình được không?
Luật sư tư vấn:
Con chị có hành vi đâm cô giáo dẫn đến hậu quả chết người. Vì vậy theo quy định của pháp luật con chị phạm tội theo điểm đ, khoản 1, Điều 123, Bộ luật hình sự 2015 với hành vi giết cô giáo.
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
…”
Tuy nhiên, con của chị mới 17 tuổi chưa thành niên và phạm tội giết người là tội rất nghiêm trọng nên theo quy định của pháp luật hình sự thì:
“Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy, con bạn chưa thành niên nên không thể bị tuyên án với mức tử hình được.
2. Chuẩn bị hung khí đã cấu thành tội chuẩn bị giết người?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi em ngồi ở quán cafe với mấy người bạn, em gặp một người quen cũ (A), em có nói đùa với người đó. Lúc sau, có hai người khác (B và C) đến chỗ em nói là “Nãy mày nói gì với A vậy? A nói là nó không có ưa mày đâu mà mày nói chuyện với nó” xong người B và C đánh em, C có ý định dùng chai nước đánh em nhưng được người dân can. Sau đó B và C bỏ đi, em cũng tính tiền đi về, rồi em nhận được điện thoại của bạn em nói là cả A, B, C và thêm vài người khác đem theo hung khí tìm em. Vậy cho em hỏi bây giờ em có đủ điều kiện để kiện những người đó có hành vi mưu sát được chưa ạ?
Luật sư tư vấn:
Điều 14
“1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Vì Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 không có quy định về tội mưu sát như bạn nói mà chỉ có quy định về chuẩn bị phạm tội, như bạn nói ở đây là chuẩn bị giết người nên mình xin tư vấn như sau:
Việc cả A, B, C rủ thêm vài người khác đem theo hung khí đến tìm bạn đã đủ để cấu thành tội phạm, tuy nhiên đối với một vụ án hình sự, các tình tiết đều phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện, khách quan. Để định tội danh cho một trường hợp phạm tội cụ thể người áp dụng pháp luật phải căn cứ các dấu hiệu cấu thành tội phạm để xác định hành vi đó phạm vào điều nào, khoản nào trong Bộ luật Hình sự. Trong vụ án này, để xác định A, B, C có phạm tội Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự hay không, trước hết cần phải xem xét mặt chủ quan của tội phạm, A, B, C có cố ý phạm tội hay không, mục đích, động cơ phạm tội là gì…
A, B, C có chuẩn bị hung khí để đánh bạn, nhưng để xác định hành vi của A, B, C là giết người hay cố ý gây thương tích thì cần phải xem xét một cách toàn diện các tình tiết khác của vụ án như:
– Hung khí: có khả năng cao dẫn đến hậu quả chết người;
– Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân: tấn công trên các vùng xung yếu như đầu, ngực, bụng có tính nguy hiểm cao;
– Cường độ tấn công: đâm chém liên tục…
Nếu A, B, C có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người; hành vi dùng hung khí nhằm mục đích tước đoạt sinh mạng của bạn thì A, B, C có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người quy định tại điểm o Khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015. Đây là trường hợp chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng vì khung hình phạt cao nhất đối với tội này là tử hình nên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người quy định tại điểm o Khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Tuy nhiên nếu A, B, C chỉ muốn cố ý gây thương tích, hung khí của họ chỉ là gậy gộc…khó dẫn đến hậu quả chết người thì sẽ không cấu thành tội mưu sát như bạn nói. Trường hợp này bạn vẫn có thể nhờ chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ bản thân.
3. Thuê người khác giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Vì có thù với C, T đưa súng k54 cho H và thuê H giết C. H đã phục kích bắn C bị thương. H có thể bắn tiếp để giết chết C theo kế hoạch vì C không thể chạy được và tại hiện trường cũng không có gì cản trở H làm việc đó. Tuy nhiên, H đã không bắn nữa và để mặc C tại hiện trường.
C được K bắt gặp đưa đi cấp cứu, kết quả là C không chết mà chỉ bị thương với tỉ tệ 35 %. Hỏi trách nhiệm hình sự của T và H trong vụ án này là như thế nào ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì:
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
Về trách nhiệm hình sự thì, T đưa súng cho H giết C là có định giết ngay từ ban đầu. Như vậy, T sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo điểm m, khoản 1, Điều 123 của Bộ luật này.
Tuy nhiên, như bạn trình bày thì H đã phục bắn C bị thương, H có thể bắn tiếp để giết chết C theo kế hoạch vì C không thể chạy được và tại hiện trường cũng không có gì cản trở H làm việc đó. H đã không bắn và để mặc C tại hiện trường. Với việc như thế:
“Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”.
Về trách nhiệm hình sự, H sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Tuy nhiên, vì H bắn gây thương tật cho C tỷ lệ 35% đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Cụ thể như sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, H và T còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo khoản 1, Điều 304, Bộ luật Hình sự: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm” hoặc tội sử dụng súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.
Như vậy, đối với mỗi hành vi và hành động của bạn thì sẽ có mức độ, khung hình phạt tương ứng.
4. Trách nhiệm hình sự với người dưới 18 tuổi cố ý giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi cố ý giết người thì pháp luật sẽ xử lý hành vi đó như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Điều 123
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm“.
Thứ hai, Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
“Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định“.
Như vậy căn cứ vào quy định tại Điều 101 và Điều 123 thì người chưa đủ 18 tuổi có hành vi cố ý giết người thì sẽ xử lý như sau:
- Nếu người đó chưa đủ 14 tuổi, thì độ tuổi này sẽ không phạm tội, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp tư pháp như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.
- Nếu người đó trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:
+ Phạm tội theo khoản 1 Điều 123 thì mức hình phạt tối đa là 12 năm tù.
+ Phạm tội theo khoản 2 Điều 123 thì có thể bị phạt tù từ 4 năm 8 tháng đến 10 năm.
- Nếu người đó trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:
+ Phạm tội theo khoản 1 Điều 123 thì mức hình phạt tối đa là 18 năm tù
+ Phạm tội theo khoản 2 Điều 123 thì có thể bị phạt tù từ là 5 năm 3 tháng đến 11 năm 3 tháng.
5. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi giết người cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi người nhà của tôi tham gia vào vụ án giết người cướp xe sắt ở Bắc Ninh ngày 14/2/2018, hiện đang trong thời gian tạm giam. Vậy luật sư cho tôi hỏi như trường hợp trên thi hai bị cáo phải chiu mức án như thế nào ạ? Và mức bồi thường cho vụ án la bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Điều 123 và Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội giết người và Tội cướp tài sản mà 2 bị can đang bị truy tố có hình phạt chi tiết như sau:
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
“Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản“.
2 bị can này sẽ phải chịu hình phạt tổng hợp của 2 hình phạt quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 93 và Điểm c Khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 nên có thể bị Tòa tuyên có tội với mức hình phạt là: 30 năm tù, chung thân hoặc tử hình, có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 55 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định hình phạt của người phạm nhiều tội như sau:
Luật sư
“Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội,
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
2. Đối với hình phạt bổ sung:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.
Ngoài ra, 2 bị can còn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân căn cứ Điều 591 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”