Khi tham gia hoạt động giao thông đường thủy, người tham gia phải tuân thủ thực hiện theo các quy tắc nhất định. Tuy nhiên, trong thực tiễn vận hành, vẫn có hành vi đưa phương tiện không đảm bảo an toàn vào giao thông đường thủy nội địa.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ chấp hành quy tắc giao thông đường thủy nội địa:
Giao thông đường thủy nội địa là hệ thống vận tải giao thông bằng đường thủy, nhằm vận chuyển hàng hóa, hành lý, hành khách. Thực tế, với loại hình phương tiện giao thông này, các doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Nhà nước để vận chuyển các loại hàng hóa, vật tư với khối lượng lớn.
Khi tham gia giao thông đường thủy nội địa, người tham gia phải tuân thủ chấp hành theo các quy tắc nhất định. Điều 36 Luật giao thông đường thủy nội địa quy định nghĩa vụ chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
– Nguyên tắc 1: Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật này.
– Nguyên tắc 2: Thuyền trưởng tàu biển, tàu cá khi điều khiển tàu biển hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ.
– Nguyên tắc 3: Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình. Đồng thời, thuyền trưởng, người lái tàu phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác, giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp: Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm; Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa; Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
– Nguyên tắc 4: Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Trên đây là các nguyên tắc, quy tắc mà người lái tàu, thuyền trưởng phải đảm bảo thực hiện khi tham gia vận tải giao thông đường thủy nội địa. Việc tuân thủ theo các nguyên tắc này giúp hoạt động giao thông đường thủy diễn ra an toàn, chuẩn chỉnh, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình di chuyển.
2. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn:
Hiện nay, trong quá trình hoạt động giao thông đường thủy, vẫn có rất nhiều tình huống sai phạm xảy ra. Một trong số đó là hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Việc đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn đem đến những tác hại, hệ quả tiêu cực cho hoạt động giao thông đường thủy. Cụ thể như sau:
– Phương tiện di chuyển không đảm bảo an toàn làm phát sinh lên những nguy hiểm, rủi ro trong quá trình di chuyển. Rủi ro xuất phát từ phương tiện di chuyển không đảm bảo an toàn làm ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa được vận chuyển, người lái tàu, thuyền trưởng.
– Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng được vận tải trên phương tiện không đảm bảo an toàn, mà chất lượng của phương tiện vận chuyển còn gây ảnh hưởng lên các phương tiện vận chuyển khác. Điều này gây ra tình trạng mắc nối về rủi ro với nhau.
– Phương tiện giao thông đảm bảo còn gây khó khăn trong công tác hỗ trợ, giải quyết của cơ quan chức năng có thẩm quyền đối với những rủi ro phát sinh xảy đến.
– Giao thông đường thủy nội địa cũng là hệ thống đường giao thông, với những quy phạm quản lý riêng biệt, nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động tham gia giao thông. Khi phương tiện giao thông không đảm bảo chất lượng, sẽ khiến việc điều hành hệ thống giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn.
Từ nội dung phân tích nêu trên, đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không an toàn sẽ đem đến những hệ quả tiêu cực cho hoạt động giao thông. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là nó xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì vậy, hành vi này được xem là một hành vi phạm tội, được điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật cụ thể.
3. Quy định xử phạt đối với tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn:
Chủ thể thực hiện hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Chủ thể thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật hình sự 2016, người nào thực hiện hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn sẽ phải đứng trước từng mức xử phạt cụ thể sau đây:
– Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm nếu trực tiếp điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
+ Hành vi phạm tội làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Hành vi của chủ thể vi phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Hành vi đưa phương tiện không đảm bảo an toàn tham gia vận chuyển gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Chủ thể vi phạm bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn, gây hậu quả là làm chết 02 người;
+ Sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Hành vi vi phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Hành vi vi phạm gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Chủ thể vi phạm sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hành vi vi phạm làm chết 03 người trở lên;
+ Hành vi vi phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
+ Hành vi của cá nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được áp dụng đối với người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của phương tiện giao thông đường thuỷ mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thuỷ rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là mức xử phạt được áp dụng đối với hành vi đưa phương tiện không đảm bảo an toàn tham gia hoạt động giao thông đường thủy.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015.