Trong thực tiễn xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có rất nhiều trường hợp vụ án có đồng phạm, những vụ án lừa đảo có đồng phạm sẽ nâng cao tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khi nào bị coi là đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
- 2 2. Hình phạt đối với đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 3 3. Các loại đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- 4 4. Lưu ý để không trở thành đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Khi nào bị coi là đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về đồng phạm. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của
Thứ nhất, về dấu hiệu chủ thể. Để được coi là đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đầu tiên, phải có sự tham gia ít nhất của hai người trở lên trong việc thực hiện vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó, những người tham gia vào quá trình lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải có đầy đủ điều kiện là chủ thể của một tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, ghi nhận cụ thể tại Điều 12 và Điều 21 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Thứ hai, về dấu hiệu khách quan. Những người đồng phạm trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải cùng nhau thực hiện vụ việc đó. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho hoạt động chung của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mỗi người đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vụ án lừa đảo đó. Ngoài ra thì trong vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mỗi đồng phạm có thể đều thực hiện hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng cũng có thể họ chỉ thực hiện một phần trong chuỗi hành vi để tạo thành hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi tham gia thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể là hành vi trực tiếp thực hiện, hành vi tổ chức hoặc hành vi xúi giục người khác thực hiện, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu như không có một trong bốn loại hành vi này thì sẽ không được coi là cùng thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và vì thế cũng sẽ không bị coi là đồng phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó hành vi của mỗi người đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hậu quả chung của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng tham gia thực hiện hoạt động lừa đảo đem lại. Hành vi của những người thực hiện lừa đảo cũng chính là nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả chung.
Thứ ba, về dấu hiệu chủ quan. Đồng phạm tham gia tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý. Về mặt lý chí, mỗi người tham gia hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, và đều thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn thực hiện. Còn về mặt ý chí, những người tham gia đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều mong muốn thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó và mong muốn cho hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra, tức là có thể chiếm đoạt được tài sản của người khác trái quy định của pháp luật.
Như vậy, phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu nêu trên thì mới bị coi là tội đồng phạm lừa đảo và tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
2. Hình phạt đối với đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Về hình phạt đối với đồng phạm của tội lừa đảo và tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay được căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật hình sự năm 2015, tức là khi quyết định hình phạt đối với người được xác định là đồng phạm theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là
3. Các loại đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Có thể kể đến một số loại người đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Thứ nhất, người thực hành. Để được coi là người thực hành trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các đối tượng đó phải trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu về mặt hành vi trong mặt khách quan của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015. Trong đồng phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể có nhiều người thực hành. Những người thực hành này sẽ được gọi là động thực hành. Trong trường hợp này thì pháp luật hiện nay cũng không đòi hỏi mỗi người thực hành đều phải thực hiện toàn bộ hoạt động tạo nên hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mỗi người thực hành có thể thực hiện một hoạt động hoặc một phần thuộc hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó. Tổng hợp các hoạt động của những người này sẽ tạo lên hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách hoàn chỉnh nhất.
Thứ hai, người tổ chức. Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người tổ chức chính là người cầm đầu và chỉ huy việc thực hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó. Người tổ chức sẽ lên kế hoạch cho các chủ thể khác thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên thực tế. Người tổ chức giữ vai trò cầm đầu và chủ mưu một nhóm đồng phạm nhất định. Và vì thế người tổ chức sẽ bị coi là người nguy hiểm nhất trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ ba, người xúi giục. Người xúi giục là người kích động và dụ dỗ người khác thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lỗi của người xúi giục phải là lỗi cố ý trực tiếp. Người xúi giục trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể vừa xuống giục người khác thực hiện hành vi phạm tội hoặc vừa trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với người bị xúi giục. Người xúi giục trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sử dụng loại lẽ kêu gọi vô hào, hướng vào một hoặc một số nhóm người nhất định nhằm gây ra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc truyền bá và phổ biến những tư tưởng xấu cho một số người nhất định để khiến những người này đi vào con đường phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng sẽ bị coi là hành vi xúi giục trong đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thứ tư, người giúp sức. Người giúp sức chính là người tạo ra điều kiện về tinh thần và vật chất cho việc thực hiện tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người giúp sức có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động. Người giúp sức có thể cung cấp công cụ và phương tiện cho người khác thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người này thực hiện hành vi phạm tội.
4. Lưu ý để không trở thành đồng phạm lừa đảo, tiếp tay lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Trước tình trạng và hiện tượng các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng, đặc biệt là lừa đảo trực tuyến, thì người dân cần phải lưu ý một số vấn đề để tránh trở thành người tiếp tay cho những đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, cụ thể như sau:
– Luôn thận trọng với những lời dụ dỗ mật ngọt và các cuộc điện thoại hoặc tin nhắn từ số điện thoại lạ;
– Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân cho bất cứ người nào nếu không tin tưởng;
– Cần nâng cao cảnh giác và nhận thức đúng đắn về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hình phạt nghiêm khắc mà pháp luật quy định cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để tránh không trở thành người tiếp tay cho tội phạm;
– Các bậc phụ huynh cần quản lý con em cẩn thận hơn để tránh rơi vào cạm bẫy và lời dụ dỗ ngon ngọt của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).