Truy cứu trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người. Các dấu hiệu pháp lý tội đe dọa giết người.
Tóm tắt câu hỏi:
Trong lúc mẹ tôi đang nói điện thoại chửi bồ nhí của anh tôi thì tôi ở kế bên có chửi là ‘chém nó, chém gia đình nó’ và bị ghi âm lại. Trong khi tôi không biết bồ nhí của anh tôi, cũng chưa từng gặp mặt. Vậy xin hỏi, liệu tôi có bị kiện không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người như sau:
‘1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác‘.
Các dấu hiệu pháp lý tội đe dọa giết người:
– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.
Luật sư
– Khách quan: là hành vi đe dọa giết người (hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật).
+ Thông tin đe dọa giết người có thể chuyển đến nạn nhân bằng bất kỳ hình thức nào như bằng lời nói trực tiếp, qua thư, điện thoại, băng hành động…
+ Sự lo sợ được coi là căn cứ khi cách thức và nội dung đe dọa thể hiện rõ ý định giết người đồng thời làm cho nạn nhân hiểu rằng chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, động cơ để thực hiện hành vi đó.
– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
Nếu hành vi của bạn thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý trên thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người. Có thể bạn sẽ bị người bố nhí kia tố cáo tới cơ quan công an. Khi có giấy mời lên làm việc, bạn vẫn lên để giải quyết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội đe dọa giết người
- 2 2. Hành vi đe dọa giết người
- 3 3. Đe dọa giết người bị xử lí hình sự như thế nào?
- 4 4. Xử lý hành vi xúc phạm danh dự và đe dọa giết người
- 5 5. Nhắn tin dọa giết người có phạm tội không?
- 6 6. Hành vi đánh và đe dọa giết người phạm tội gì?
- 7 7. Xử lý người sử dụng ma túy đá và đe dọa giết người
1. Tội đe dọa giết người
Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133
1. Cơ sở pháp lý
Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Hành vi đe dọa giết người bị truy cứu TNHS thường dựa vào ý chí chủ quan của cơ quan có trách nhiệm xác định sự thật của vụ án: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án. Bởi hành vi đe dọa giết người thường khó xác định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, để việc xác định đúng người, đúng tội cần dựa trên những dấu hiệu pháp lý nhất định.
2. Dấu hiệu pháp lý
– Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội đe dọa giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, người phạm tội nhận thức và điều khiển hành vi với mong muốn đe dọa làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng lo sợ hành vi đe dọa sẽ được thực hiện. Hai dấu hiệu cơ bản để nhận biết hành vi đe dọa giết người là:
Một là: Hành vi đe dọa giết người như nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như sung, dao…đe dọa
Hai là: Có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện
– Mặt chủ quan của tội phạm
Khi thực hiện hành vi đe dọa giết người người phạm tội với mong muốn làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng lo sợ hành vi đó sẽ xảy ra.
– Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội đe dọa giết người là người đủ tuổi chịu TNHS, có năng lực TNHS và có lỗi trong việc đe dọa
– Khách thể của tội phạm
Tội đe dọa giết người đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng sức khỏe.
3. Hình phạt áp dụng
– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm đối với hành vi đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện ( khoản 1 Điều 133)
– Phạt tù từ hai năm đến bảy năm với những trường hợp đe dọa giết người sau:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
2. Hành vi đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, rât mong nhận được sự tư vấn từ luật sư: Hai vợ chồng tôi đã ly hôn, thủ tục ly hôn, chia tài sản và nuôi con đã được Tòa án giải quyết. Sau khi ly hôn xong, do chồng cũ của tôi không có chỗ ở nên tôi đã cho ở cùng với mẹ con tôi. Thời gian gần đây, tôi có quen một người khác, chồng cũ của tôi không thích và đe dọa trực tiếp sẽ giết hai chúng tôi. Sau đó, chồng cũ của tôi dọn ra ngoài sống. Từ cách đây một tuần, anh ta liên tục gửi tin nhắn đe dọa đến tính mạng tôi, làm cho tôi luôn trong tình trạng lo sợ anh ta sẽ thực hiện hành vi đe dọa. Xin luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này tôi phải giải quyết như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hành vi đe dọa giết người có thể bị truy cứu hình sự theo quy định của tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015. “Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Từ quy định trên có thể nhận thấy hai dấu hiệu cơ bản để nhận biết hành vi đe dọa giết người là:
Một là: Hành vi đe dọa giết người như nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao…đe dọa
Hai là: Có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện
Vì vậy, xin tư vấn cho bạn như sau: Bạn hãy đến cơ quan điều tra trình bày về trường hợp của mình, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra xác minh, nếu hành vi từ chồng cũ của bạn thỏa mãn dấu hiệu tội phạm đe dọa giết người, cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Khi đã đủ căn cứ để xác định chồng cũ của bạn sẽ thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan điều tra quyết định khỏi tố bị can theo quy định tại Điều 179 của
3. Đe dọa giết người bị xử lí hình sự như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi bố tôi đang có một số vấn đề là bố đang có tranh chấp mâu thuẫn với nhà hàng xóm. Bên hàng xóm có đe dọa là nếu bố tôi đi làm đồng thì sẽ dùng dao, dùng súng giết chết bố tôi. Hiện nay đi đâu bố tôi cũng phải cầm dao theo bên mình. Xin hỏi nếu như tôi yêu cầu công an vào việc thì bên kia có thể bị khởi tố hình sự không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 133, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội đe dọa giết người đã quy định như sau:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…)hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác.
Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Với hành vi đe dọa giết người của người hàng xóm đối với bố bạn thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo hành vi này với cơ quan điều tra để họ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can điều tra vụ án của bố bạn. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn.
4. Xử lý hành vi xúc phạm danh dự và đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi vừa trải qua một chuyện rất kinh khủng. Mẹ tôi bị gia đình bác thứ vu khống là nói xấu con trai họ sau đó vài ngày mẹ tôi cùng tôi xuống đó để giải quyết sự việc thì bác thứ lên trên nhà và đòi đánh mẹ tôi. Mà còn tức cười hơn nữa là ông ấy dám dọa mẹ tôi là sẽ cho con trai ông ta hiện đang làm công an gọi 113 ra đánh mẹ tôi sau đó vợ và con ông ta còn dùng rất nhiều những lời lẽ thô tục xúc phạm mẹ tôi. Sau sự việc đó các dì các bác trong nhà tôi còn nói rằng mấy hôm trước cả nhà họ còn cầm dao xuống hăm dọa đòi giết bà ngọai tôi. Xin hỏi luật sư tôi phải làm gì trong trường hợp này? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”
Theo đó, vợ và con của bác bạn có thể bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi có những lời lẽ thô tục đối với mẹ bạn. Tuy nhiên, nếu mức độ nguy hiểm hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự của mẹ bạn thì vợ và con của bác bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tùy theo mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi, bác bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Hành vi đe dọa đòi đánh mẹ bạn và cầm dao hăm dọa đòi giết bà ngoại bạn ở đây cần phải có căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa đó có thể xảy ra, tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bạn và bà ngoại bạn. Khi đó thì bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an cấp huyện (quận, thị xã) đối với hành vi theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội đe dọa giết người;
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Như vây, trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi tới Công an cấp huyện để yêu cầu xử lý trường hợp này.
5. Nhắn tin dọa giết người có phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là trong cuộc nói chuyện giữa A và B, A có nhắn tin nói sẽ cắt cổ người C. Người B nói lại cho người C nghe . Vậy cho em hỏi người A có lỗi hay không vì lúc nóng giận nói vậy thôi. Người B cho người C coi dòng tin nhắn giờ người C bắt lỗi người A. Vậy người A có chịu tôi trước pháp luật không ? . Em xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, trong cuộc trò chuyện với người B, người A nhắn tin nói với người B rằng người A sẽ cắt cổ người C. Như vậy, người A đã có hành vi đe dọa giết người. Hành vi nhắn tin đe dọa giết người tùy từng trường hợp cụ thể mà người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội đe dọa giết người quy định:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Theo quy định này, người phạm tội đe dọa giết người là người có hành vi đe dọa người khác dưới bất kỳ hình thức nào (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…). Tuy nhiên, trong lời đe dọa phải chứa đựng lời dọa giết người. Như vậy, trường hợp nhắn tin, đe dọa giết người chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Ngoài ra, tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin, có quy định về xử phạt đối với người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Theo đó, người có hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.00 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vậy, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Trường hợp của bạn có bị khép tội, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn tùy thuộc vào hành vi đó có đủ cấu thành Tội đe dọa giết người hay không.
Nếu việc nhắn tin mang tính đe dọa giết người kết hợp cùng với các hành động khác nhằm làm cho người bị đe dọa biết việc giết người là có thể xảy ra và làm cho họ tin rằng nếu họ không thực hiện các yêu sách của kẻ đe dọa thì tính mạng của họ hoặc những người thân thích của họ có thể bị đe dọa, thì hành vi này thỏa mãn Tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Nếu không có hành vi nêu trên để cấu thành tội phạm thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người.
6. Hành vi đánh và đe dọa giết người phạm tội gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em và bố em là người Nghệ An cùng các thành viên khác đi vào Đà Nẵng để làm công nhân. Bố em làm chủ. Ngày 30/4 vừa rồi do có sự xô xát nhẹ của một công nhân ở tổ em với một công nhân ở bên tổ khác. Chiều ngày 1/5 cả tổ em đang ngồi chơi thì đột nhiên có 3 thanh niên đi xe máy vào trại em đang ở, hỏi bố em và người có xô xát ngày qua ở đâu, rồi dùng típ dài đánh nát đồ, uy hiếp người không cho ai đụng đậy, đánh người, tát bố em nữa xong một lúc rồi lên xe ra về. Tưởng vậy thôi là xong, ai ngờ tối ngày 2/4 cả tổ đang ngồi chơi, đột nhiên thấy 2 chiếc xe máy chở 6 người đi thẳng vào trại, chúng lại hỏi như trước, sau đó 2 tên cầm 2 chiếc dao Thái dí sát vào cổ bố em không cho cử động, rồi chúng tát và đấm vào mặt bố em nhiều lần, chúng đòi giết nữa. Còn 4 tên chúng cầm gậy bao vây trại uy hiếp không được ai nhúc nhích, không chúng giết. Một lúc sau chúng lấy ống lửa ra đốt trại nhưng không cháy, rồi chúng đe dọa nếu điện cho ai hoặc công an là chúng giết, sau đó lên xe về. Qua điều tra được biết là mấy tên này được ông chủ của người công nhân đó thuê. Em xin hỏi giờ em nên làm thế nào để chúng không đến nữa, mà sự việc trên bố em không liên quan gì cả. Và em nhờ luật sự giúp em rõ về hành vi của mấy người đó phạm tội gì? Trong số đó có một người làm công an xã nữa. Giờ em cũng như các bác trong trại rất lo sợ và hoang mang, mong luật sư cho em câu trả lời sớm. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, nhóm người mà bạn nhắc tới đã có các hành động đánh nát đồ, đốt trại; uy hiếp đánh người; đe dọa giết người; tát và đấm vào mặt bố bạn nhiều lần. Như vậy trong trường hợp này, nhóm đối tượng đã thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng; đe dọa giết người; cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Theo đó, những hành vi này có dấu hiệu cấu thành các tội phạm tương ứng quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm gây ra, người thực hiện mỗi hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Đối với hành động đánh nát đồ, đốt trại:
Điều 318
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm”.
Theo quy định trên, nếu bạn có căn cứ chứng minh hành vi đánh nát đồ, đốt trại của nhóm thanh niên gây hậu quả nghiêm trọng đối với tổ công nhân bên bạn hoặc nhóm thanh niên này trước đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.
Đối với hành vi đe dọa giết người:
Hành vi này có thể cấu thành tội dọa giết người quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Trong trường hợp này nhóm thanh niên đã uy hiếp người không cho ai đụng đậy; cầm chiếc dao Thái dí sát vào cổ bố bạn không cho cử động; cầm gậy bao vây trại uy hiếp không được ai nhúc nhích, không chúng giết; đe dọa nếu điện cho ai hoặc công an là chúng giết và điều này đã khiến bạn cũng như mọi người trong trại rất lo sợ và hoang mang. Như vậy, theo quy định tại Điều 103 nêu trên, dấu hiệu này hoàn toàn đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm đối với nhóm thanh niên này về tội danh dọa giết người.
Đối với hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại Khoản 1, Điều 134 như sau:
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này đối với nhóm thanh niên thì bố bạn cần thực hiện việc giám định thương tích. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì chúng sẽ bị áp dụng điều luật này trong việc truy cứu trách nhiệm. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% và thuộc vào một trong các trường hợp liệt kê ở trên thì hành vi này cũng đủ căn cứ cấu thành tội danh này.
Qua phân tích ở trên có thể thấy các hành vi mà nhóm thanh niên đã thực hiện đều là những hành vi nguy hiểm xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp; xâm phạm sức khỏe, tài sản của người khác. Do đó những hành vi này đáng bị lên án và chịu những hình phạt xác đáng. Để chấm dứt hành vi này bạn hoặc những người có liên quan khác có thể làm đơn tố cáo cùng những bằng chứng chứng minh gửi tới cơ quan công an nơi bạn đang làm việc. Trên cơ sở đơn tố cáo, co quan công an có thể tiến hành các biện pháp khẩn cấp để cưỡng chế các đối tượng này chấm dứt hành vi của mình và tiến hành xác minh sự việc, khởi tố nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự của nhóm đối tượng này theo quy định của pháp luật hình sự.
7. Xử lý người sử dụng ma túy đá và đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu 19 tuổi, là sinh viên. Cháu sống cùng ông bà nội, bố, cô, chú ( em của bố cháu). Năm ngoái, chú cháu đã nhiều lần sử dụng ma túy đá và về nhà đe dọa mọi người. Đỉnh điểm là vào mồng 3 tết, chú đã lấy bình ga đốt nhà và cầm dao định giết mọi người. Vì của phòng là cửa xếp và có ban công nên gia đình cháu thoát được. Khi đó đội cứu hỏa và cảnh sát 113 đã đến và bắt chú đi. Nhưng được thả về ngay ngày hôm sau và không bị truy cứu trách nhiệm nào cả. Nhà cháu buộc phải đưa vào bệnh viện tâm thần 1 thời gian để giữ an toàn. Vậy cho cháu hỏi chú bị phát hiện có hành vi de dọa đến tính mạng mọi người do ma túy đá , tại sao lại không bị đi tù ạ? Hiện nay, chú vẫn thỉnh thoảng dùng ma túy đá và có những hành vi nguy hiểm. Kể cả khi không bị ảnh hưởng do ma túy đá, chú luôn rất hung hăng, sẵn sàng đánh mọi người, luôn vòi tiền của ông bà (ông bà cháu bán hàng nước nuôi cả gia đình). Vậy cháu có thể kiện được không ạ ? Cháu rất mong nhận được câu trả lời từ phía các luật sư. Cháu xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hành vi đe dọa giết người:
Tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đe dọa giết người như sau:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Do đó, nếu chú bạn có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng hành vi đe doạ này sẽ được thực hiện thì chú bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người.
Tuy nhiên nếu chú bạn vì sử dụng ma túy đá nên rơi vào trạng thái không nhận thức, điều khiển hành vi của mình và có hành vi đe dọa giết người thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không có lỗi. Đó là lý do cơ quan công an bắt chú bạn về rồi thả ra.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Thứ hai, về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy:
Tại khoản 1 Điều 21
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”
Do đó, việc chú bạn sử dụng ma túy đá sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Nếu sau khi xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà chú bạn vẫn còn nghiện thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 96
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Vì vậy, khi chú bạn có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy bạn cần trình báo ngay với cơ quan công an cấp xã nơi bạn đang cư trú để cơ quan có thẩm quyền xử lý chú bạn.