Vu khống ăn cắp và đe dọa giết người thì phải xử lý như thế nào? Tố giác hành vi vu khống và đe dọa giết người.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư cho cháu hỏi ở trong xóm của cháu có xảy ra một vụ người chồng dẫn bồ nhí về nhà ngủ bị vợ bắt được và gọi cháu và một số người khác đến làm chứng để lập biên bản nhưng bọn cháu đến thì người chồng đánh bọn cháu và chửi bới thậm tệ và bọn cháu ra về nhưng hôm sau lại chửi bới bọn cháu, vu khống bọn cháu là ăn cắp và đe dọa nếu gặp bọn cháu ở đâu sẽ đánh cho bằng chết, sự việc có rất nhiều người làm chứng vậy cho cháu hỏi cháu có thể làm đơn tố cáo được không và theo điều khoản nào?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi được biên tập và trả lời bởi phòng
1. Quy định của pháp luật:
– Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013.
– Điều 133, Điều 155, Điều 156 Bộ luật hình sự 2015.
2. Xử phạt đối với hành vi vu khống và đe dọa giết người
Bạn được hàng xóm nhờ sang làm chứng về việc chồng dẫn bồ nhí về nhà ngủ, việc làm chứng là do bên người vợ nhờ bạn để sau này nếu có ly hôn thì bạn sẽ làm chứng giúp cho cô ấy chứng minh chồng có vi phạm nghĩa vụ vợ chồng. Việc làm chứng của bạn không vi phạm vào điều cấm nào của pháp luật. Nếu anh chồng biết bạn làm chứng và cố tình đe dọa bạn, vu khống bạn ăn trộm để tác động tâm lý làm cho bạn sợ thì bạn có thể tố giác hành vi này lên cơ quan công an có thẩm quyền để được giải quyết.
Thứ nhất: Người chồng đang đe dọa, vu khống bạn có thể bị xử phạt hành chính:
Xử phạt hành chính đối với người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn, với hành vi vi phạm này có thể bị phạt tiền mức từ 100.000 – 300.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này là công an xã, bạn có thể tố giác lên cơ quan công an xã để xác nhận có hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn để lập biên bản và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ hai: Nếu mức độ nghiêm trọng, xúc phạm danh dự làm ảnh hưởng đến uy tín, đe dọa giết người và hành vi đó có thể xảy ra thì bạn có thể tố giác lên các cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức liên quan. Cơ quan điều tra sẽ dựa vào các thông tin tố giác để giải quyết. Trường hợp đủ cấu thành tội phạm thì người chồng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự:
+ Tội đe dọa giết người: Khả năng gây hại, thực hiện hành vi giết người có thể xảy ra và bạn phải có căn cứ.
+ Tội làm nhục người khác
+ Tội vu khống
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để đánh giá mức độ “nguy hiểm cho xã hội” qua những hành vi đe dọa, vu khống ăn trộm cơ quan công an sẽ tiến hành lấy lời khai và xác minh các tình tiết có liên quan để ra kết luận điều tra gửi lên Viện kiểm sát, nếu mức độ thực hiện có đủ dấu hiệu cấu thành thì người chồng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó.
Luật sư tư vấn về tội vu khống ăn cắp và đe dọa giết người:1900.6568
3. Kết luận
Hiện tại bạn có thể tránh mặt người này để tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra. Để chấm dứt tình trạng nêu trên thì bạn có thể thực hiện là làm đơn tố giác gửi cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết ổn thỏa – Cơ quan công an nơi đối tượng vi phạm cư trú.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hành vi đe dọa giết người có bị truy cứu hình sự?
- 2 2. Tố cáo hành vi anh rể nhắn tin đe dọa giết người
- 3 3. Tư vấn tội đe dọa giết người
- 4 4. Luật sư tư vấn tội đe dọa giết người
- 5 5. Trách nhiệm hình sự đối với ngươi có hành vi đe dọa giết người?
- 6 6. Nhắn tin đe dọa giết người và tống tiền thì bị xử lý như thế nào?
1. Hành vi đe dọa giết người có bị truy cứu hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay, tôi nợ người ta tiền, do tôi làm ăn thất bát dẫn đến tình trạng người ta đe dọa nếu không thực hiện khoản nợ sẽ có đe dọa giết cả nhà tôi. Tôi rất sợ sẽ xảy ra vấn đề này. Tôi phải làm thế nào thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 133, Bộ luật hình sự 2015 về tội đe dọa giết người đã có quy định cụ thể như sau:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Như vậy, đối với trường hợp anh lo sợ rằng bản thân mình và gia đình sẽ trở thành nạn nhân của hành vi đe dọa giết người đó, anh có thể viết đơn tố cáo với bên cơ quan điều tra để họ xem xét và giải quyết cho gia đình mình.
2. Tố cáo hành vi anh rể nhắn tin đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật TNHH Dương Gia! Em có một vấn đề như sau mong được giải đáp ạ: Chị gái ruột em có lấy chồng ở xã bên được 10 năm và hiện đã có 2 cháu. Nhưng anh rể em là một kẻ vũ phu luôn đánh đập chị em. Hôm 25/02/2020, chị em uất ức quá, không chịu đựng được nên đã cùng con thứ 2 bỏ trốn để đi làm ăn. Kể từ ngày hôm đó anh rể và gia đình anh rể có đi tìm 2 mẹ con nhưng không được nên đã xuống nhà em để đe doạ. Đỉnh điểm là vào tối 04/3/2020 anh rể thuê xã hội đen xuống nhà em và nói chuyện. Khi không hỏi được chị gái em đang ở đâu thì anh cầm bình thuỷ tinh đập trước mặt bố em, rồi đi ra khỏi nhà, khi vừa ra đến sân thì cầm con dao dài khoảng 30cm ném vào bố em nhưng may là bố em tránh được nên không việc gì. Trong lúc đó thì mấy tên xã hội đen cứ lăm le bên ngoài, nhưng do mẹ em kêu lên và hàng xóm sang nên bọn chúng về. Bọn chúng vẫn quanh quẩn suốt ngày quanh nhà em làm cho bố mẹ em có nhà mà không dám ở, cứ đêm đến là đi sang nhà người thân ngủ. Báo chính quyền nhưng người ta trả lời rằng họ chưa làm gì thì không giải quyết được. Trong khi đó anh rể có điện cho chị em và nói sẽ tạt axit, gặp người nhà ở đâu sẽ đánh, sẽ giết ở đó, rồi sẽ cho làm nổ tung cả nhà lên. Đặc biệt đến chiều ngày 07/3/2020 mẹ chồng của chị có đến nhà cô ruột em để đe doạ cô em với những lời lẽ như: “Từ ngày mai tôi sẽ cho thằng Đô (chồng chị em) gặp chị ở đâu nó giết chị ở đó” và đến tối thì chồng chị em có nhắn tin cho cô em với nội dung: “Tao sẽ xử đẹp mày”. Vậy cho em xin hỏi với nội dung như vậy thì em có thể làm đơn tố cáo anh ta về tội dùng tin nhắn đe doạ, khủng bố tinh thần, tính mạng người khác được không? Và nếu được thì em sẽ gửi cho cơ quan cấp nào được? Và em phải làm đơn như thế nào? Em rất mong nhận được lời tư vấn của quý công ty trong thời gian sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Những quy định của pháp luật về hành vi của anh rể bạn như sau:
Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”
Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Xin lưu ý với bạn rằng, việc anh rể bạn bị xử lý hành chính hay hình sự về hành vi nhắn tin đe dọa còn tùy thuộc vào kết luận của các cơ quan có thẩm quyền. Về phía bạn, để bảo vệ mình và gia đình trong trường hợp này, bạn có thể tố giác hành vi của anh rể bạn theo quy định của
“Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Như vậy, bạn có thể tố cáo những hành vi của anh rể bạn trực tiếp bằng lời nói với cơ quan có thẩm quyền, hoặc viết đơn tố cáo gửi tới các cơ quan này (đơn tố cáo này không có mẫu).
…”
3. Tư vấn tội đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư tôi muốn hỏi: Chú nhà tôi cho nhà anh B mượn xe ô tô và sau đó họ đã đem đi cắm, người ký cho cắm xe lại là chú tôi, tiền cắm được anh B cầm. Nhưng chú tôi muốn lấy lại xe nên đã đến đòi bố mẹ anh B trả tiền anh ta thuê và cắm xe của chú tôi nhưng bố mẹ anh ta không chịu trả (vì anh B đã trốn nợ bỏ đi nước ngoài). Đến nhà của anh B thì chú tôi có mang theo dao đến với mục đích là để uy hiếp để họ trả xe cho mình. Và nhà đó đã khởi tố chú tôi là cưỡng chế nhà họ. Vậy theo luật sư nếu như chú tôi bị xử phạt như thế nào và chú tôi có bị đi tù không? Xin luật sư trả lời sớm giúp tôi vì chỉ còn 2 ngày nữa là chú tôi bị điều đi. Và có cách gì để giải quyết để chú tôi không bị đi tù không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 133
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.“
Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người như sau:
Mặt khách quan, Người bị coi là phạm tội là người có hành vi đe dọa làm cho người bị đe dọa biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động như lời nói, cử chỉ, cách nhìn, mài dao, lấy súng, lên đạn, viết thư, nhắn tin… với mục đích đe dọa. Và hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Khách thể, Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Mặt chủ quan, Người phạm tội đã thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Trong trường hợp của bạn, chú bạn nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho gia đinh anh B, có thể dẫn đến hậu quả như lời uy hiếp nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Chủ thể, Chủ thể của tội đe dọa giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Như vậy, nếu chú của bạn có hành vi trên thì chú bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người.
4. Luật sư tư vấn tội đe dọa giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Chuyện là tôi đang đi ngoài đường gần nhà bị một thanh niên cầm dao và chém tôi hai phát nhưng tôi né được và được một số người dân ngăn cản thanh niên đó. Sau đó tôi về nhà báo cho chính quyền địa phương và làm đơn trình bày sự việc nộp cho công an xã. Trong thời gian tôi đi nộp đơn thì thanh niên đó cầm dao tới nhà tôi nói những lời hăm dọa đòi giết tôi làm cho mẹ tôi bị xỉu được người dân cấp cứu. Gia đình tôi bây giờ rất hoang mang đi đâu cũng lo lắng cả. Vậy xin hỏi luật sư nếu kiện thanh niên đó thì thanh niên đó có bị xử lý không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội đe dọa giết người như sau:
“Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Cấu thành tội đe dọa giết người như sau:
– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động là con người.
– Hành vi khách quan: là hành vi đe dọa giết người (hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật).
+ Thông tin đe dọa giết người có thể chuyển đến nạn nhân bằng bất kỳ hình thức nào như bằng lời nói trực tiếp, qua thư, điện thoại, băng hành động…
+ Sự lo sợ được coi là căn cứ khi cách thức và nội dung đe dọa thể hiện rõ ý định giết người đồng thời làm cho nạn nhân hiểu rằng chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện, động cơ để thực hiện hành vi đó.
– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
Như vậy, nếu người thanh niên có hành vi như trên thì người này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội đe dọa giết người theo quy định trên. Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan công an cấp huyện nơi người thanh niên đang cư trú để yêu cầu giải quyết.
5. Trách nhiệm hình sự đối với ngươi có hành vi đe dọa giết người?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, gia đình em có một số xích mích với anh T, anh T liên tục điện thoại nhắn tin uy hiếp là sẽ giết chị em do trước kia chị em quen anh T nhưng sau một thời gian thì thấy không hợp và chia tay, từ lúc đó anh T liên tục điện thoại nhắn tin chửi rủa chị em và nhiều lần dọa tạt axit và dọa sẽ giết chị. Cách đây một vài ngày anh T có chặn đường và tự đâm vào ảnh, sau đó còn vu khống chị em đâm anh T. gia đình em cũng tới bệnh viện chăm sóc và hỏi thăm, anh T có nói là sẽ bỏ qua, nhưng sau vài bữa thì anh T vẫn tiếp tục điện thoại và nhắn tin đe dọa là sẽ giết chị em, không những vậy anh T còn nhắn tin cho ba mẹ e và cả em là sẽ giết chị em trong vòng 27 ngày. Vậy nhà em có kiện được anh T không ạ, và nếu được thì anh T sẽ bị xử lí ra sao ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, chị bạn và anh T có thời gian yêu nhau nhưng sau đó chia tay vì không hợp. Anh T thường xuyên có hành vi liên tục nhắn tin xúc phạm danh dự nhân phẩm chị bạn và đe dọa sẽ tạt axit và đe dọa sẽ giết chị của bạn. Hành vi này của anh T có thể xác định là hành vi đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật hình sự 2015.
Nếu hành vi của anh T đáp ứng đủ các dấu hiệu cơ bản dưới đây thì anh T có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người:
– Về chủ thể phạm tội:
Chủ thể của tội đe dọa giết người nhất thiết phải đủ 16 tuổi trở lên, nếu dưới 16 tuổi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì khoản 1 Điều 133 là tội ít nghiêm trọng và khoản 2 Điều 133 là tội nghiêm trọng mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp phạm một số tội nhất định (khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015).
– Hành vi khách quan:
Người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe doạ lo sợ. Hành vi này chỉ có thể là hành động như bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn, nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng thật là mình có thể bị giết như: mài da, lấy súng lên đạn, viết thư, nhắn tin v.v…
+ Hành vi đe doạ của người phạm tội phải làm cho người bị đe doạ thực sự tin rằng mình sẽ bị giết, tức là có căn cứ để xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện; căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe doạ không phải là căn cứ khách quan, đây là dấu hiệu đặc trưng của tội này, song lại là dấu hiệu khó xác định.
– Về phía người bị hại-hậu quả
Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…
– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc của tội này.
Với hành vi đe dọa giết người của anh T đối với chị gái bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà T có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức độ khác nhau, để đảm bảo quyền và lợi ích của chị gái bạn, chị gái bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo hành vi này ra cơ quan công an để điều tra, xác minh anh T. Kèm theo đơn thì chị gái bạn cũng phải gửi kèm các căn cứ chứng minh hành vi của anh T như tin nhắn, đoạn ghi âm,… Nếu đủ yếu tố thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo Điều 133 Bộ luật hình sự 2015.
6. Nhắn tin đe dọa giết người và tống tiền thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Luật sư, tôi tên Hải, năm nay 28 tuổi. Sáng nay ngày 11/6/2020 Tôi có nhận được tin nhắn (zalo) từ 1 người anh (cô cậu) đe dọa tính mạng và yêu cầu Tôi phải đưa cho anh ta 50 triệu (năm mươi triệu) nếu không muốn chuyện gì xảy ra. Nguyên cách đây vài ngày khi về quê, anh em trong gia đình có chơi đánh bạc. Tôi có ăn vài triệu đồng, cho đến hôm nay anh ta nhắn tin nói tôi chơi bài bịp và yêu cầu tôi khắc phục hậu quả cho anh ta với số tiền 50 triệu đồng. “Anh mày không giết chết mày, anh mày không phải là người” nguyên văn của người đe dọa. Vậy xin hỏi Luật sư Tôi nên làm gì để tự bảo vệ chính mình. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì bạn nhận được tin nhắn từ Zalo của một người anh họ đe dọa tính mạng và yêu cầu đưa cho anh ta 50 triệu đồng nếu không muốn chuyện gì xảy ra. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố giác ra cơ quan công an cấp huyện kèm theo những tin nhắn mà anh họ đã gửi cho bạn để tố giác hành vi của anh họ bạn. Cơ quan công an sẽ điều tra, xem xét mức độ hành vi để có thể kết luận là anh họ của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự người hay chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
Nếu hành vi của anh họ bạn có đủ các dấu hiệu của tội đe dọa giết, việc đe dọa không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì người anh họ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó:
– Người phạm tội đe dọa giết người phải là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt mạng sống của người khác. Và hành vi đe dọa người khác này được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức nhắn tin qua điện thoại, mạng xã hội. Trong trường hợp này anh họ của bạn cũng đã có hành vi thể hiện muốn tước đoạt mạng sống của bạn thông qua tin nhắn zalo với nội dung rất rõ ràng sẽ giết bạn.
– Và hậu quả của hành vi này là làm cho người bị đe dọa lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Ở đây, phải xem xét những tin nhắn đe dọa của anh họ bạn có khiến cho bạn lo sợ không và bạn có nghĩ nó sẽ được thực hiện hay không. Nếu bạn có lo sợ và có căn cứ để cho rằng nó sẽ diễn ra thì hành vi này của anh họ bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người.
Nếu hành vi nhắn tin đe dọa của anh họ bạn mặc dù xâm phạm quyền và lợi ích của bạn nhưng chưa khiến bạn sợ hãi, chưa đủ các dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì anh họ của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, anh họ của bạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đên 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Luật sư tư vấn pháp luật về hành vi nhắn tin đe dọa giết người và tống tiền:1900.6568
Nếu trong trường hợp anh của bạn đe dọa nhằm ảnh hưởng đến tinh thần, bạn phải đưa tiền cho người đó thì anh họ của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản được Điều 170 Bộ luật hình sự 2015. Bởi, theo quy định của pháp luật thì các dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản gồm:
– Chủ thể của tội phạm: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, hành vi và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp. Và mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
– Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội phải có một trong các hành vi sau:
+ Một, hành vi khách quan: đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng trong tương lai nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội.
+ Hai, hành vi khác uy hiếp về mặt tinh thần người quản lý tài sản. Ví dụ như: Dọa tố cáo về hành vi phạm pháp hoặc tố cáo về vấn đề đời tư.
– Khách thể của tội phạm: xâm hại đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Như vậy, nếu hành vi nhắn tin đe dọa tống tiền của anh họ bạn đủ các dấu hiệu nêu trên thì anh họ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị áp dụng các mức hình phạt khác nhau.
Trong trường hợp này, bạn cần làm đơn gửi đến cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu can thiệp và xử lý.