Tội đào ngũ: Phân tích cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Các hình thức xử phạt đối với tội đào ngũ theo quy định mới nhất năm 2021.
Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng nòng cốt để bảo vệ an ninh quốc gia, mang trọng trách cao cả góp phần giúp cho đất nước phát triển, phục vụ vì lợi ích toàn dân. Đối với người phục vụ trong quân đội, mang trong mình trọng trách được Nhà nước và nhân dân giao phó. Tuy nhiên vì mang tính chất đặc thù, có một số khó khăn nhất định trong chiến đấu mà một số người không chịu được áp lực, khó khăn dẫn đến tính trạng đào ngũ, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp này, người đào ngũ có thể bị xử lý kỉ luật theo quy định của quân đội hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích cấu thành tội phạm của tội đào ngũ cũng như hình phạt của loại tội này để mọi người nắm rõ.
Luật sư tư vấn mức hình phạt đối với hành vi đảo ngũ: 1900.6568
Thứ nhất, khái niệm đào ngũ:
Đào ngũ là từ được dùng để chỉ người đang trong hàng ngũ quân đội mà trốn tránh khỏi đơn vị hoặc trốn tránh nhằm không thực hiện một nghĩa vụ nhất định theo quy định của quân đội.
Đào ngũ chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp;
– Hạ sỹ quan, binh sỹ.
Thứ hai, cấu thành tội phạm tội đào ngũ:
Cấu thành tội phạm bao gồm bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm.
Một là, khách thể:
Khách thể là quan hệ xã hội mà tội đào ngũ xâm phạm đến, ở đây là xâm phạm trực tiếp đến nghĩa vụ, chế độ phục vụ của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó chế độ nghĩa vụ quân sự áp dụng đối với hạ sỹ quan, binh sỹ thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Chế độ phục vụ tại ngũa của sỹ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp theo quy định tại Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
Hai là, mặt khách quan:
Mặt khách quan của tội đào ngũ bao gồm các yếu tố sau đây:
– Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: Đối với tội đào ngũ, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi rời bỏ đơn vị: bao gồm tự ý rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép. Trong đó:
Tự ý đi khỏi nơi công tác, đơn vị, nơi điều trị, nơi điều dưỡng khi không được phép của người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền có thể là chỉ huy, cấp trên trực tiếp hoặc người quản lý, người được phân cấp quản lý.
Không có mặt tại đơn vị là không đến đơn vị, đến nơi công tác, nơi điều dưỡng, nơi điều trị… nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ, nhiệm vụ của bản thân.
Tuy nhiên hành vi tự ý rời bỏ khỏi đơn vị chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trong thời kì chiến tranh mà rời khỏi hàng ngũ quân đội.
+ Hành vi tự ý rời bỏ trước đây đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà bây giờ còn vi phạm.
Theo Điều lệnh quản lý bộ đội, quân nhân có hành vi đào ngũ đã bị xử lý kỷ luật và hiện nay thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật vẫn còn thì sẽ bị truy cứu tách nhiệm hình sự nếu tiếp tục thực hiện hành vi này. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật là sáu tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, 12 tháng đối với hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Căn cứ theo Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu mà quân nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định này, chưa bị cắt quân số đồng thời chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 bị buộc trở lại đơn vị, nơi công tác nhưng không trở lại.
+ Gây ra hậu quả nghiêm trọng:
Hậu quả ở đây đó có thể là hậu quả vật chất: thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản, vũ khí, phương tiện kỹ thuật. Hậu quả phi vật chất, có thể là ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về an ninh quốc phòng; ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của toàn đơn vị; làm giảm khả năng chiến đấu, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Quân đội nhân dân; ảnh hưởng đến mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ Quân đội hoặc mối quan hệ giữa nhân dân và quân nhân..v.v. Tuy nhiên việc thực hiện hành vi phạm tội chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, để xác định được mức độ nghiêm trọng cần phải xem xét toàn bộ các hậu quả đã xảy ra. Tuy nhiên hậu quả của hành vi rời bỏ khỏi đơn vị không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội đào ngũ.
Ba là, chủ thể:
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 192/2016/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng thì chủ thể của tội đào ngũ là sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và binh sỹ phục vụ tại ngũ.
Bốn là, mặt chủ quan:
– Yếu tố lỗi: Tại tội đào ngũ lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp ở đây là bản thân người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội của mình gây nguy hiểm cho xã hội, nhận biết được và mong muốn hậu quả xảy ra.
– Động cơ và mục đích của hành vi phạm tội là nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ của mình.
Như vậy, nếu quân nhân thực hiện hành vi phạm tội của mình mà hành vi đó đảm bảo đủ bốn yếu tố cấu thành tội đào ngũ nêu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ.
Thứ ba, hình phạt của tội đào ngũ:
Hình phạt của tội đào ngũ bao gồm hai hình phạt chính là phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn được quy định tại Điều 402 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Không có hình phạt bổ sung. Cụ thể như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ:
Thời hạn phạt cải tạo không giam giữ được kéo dài đến ba năm, nếu người thực hiện hành vi phạm tội mà rời bỏ hàng ngũ chiến đấu trong thời chiến nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nhiệm vụ của mình, rời bỏ đơn vị đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc hành vi phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng.
– Phạt tù có thời hạn:
+ Từ sáu tháng đến ba năm nếu: phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên thực tế, hành vi phạm tội đã từng bị xử lý kỷ luật nhưng còn tái phạm, hành vi phạm tội là hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ trong thời chiến.
+ Từ hai đến bảy năm tù giam nếu:
Người thực hiện hành vi phạm tội là người có chức vụ, cụ thể là sỹ quan hoặc chỉ huy đơn vị; đồng thời với việc thực hiện hành vi phạm tội là hành vi lôi kéo, dụ dỗ người khác; khi tự ý rời bỏ khỏi đơn vị mà mang theo tài liệu thuộc danh mục bí mật quân sự, mang theo bên mình hoặc vứt bỏ đi các vũ khí quân sự chuyên dụng, các trang thiết bị kỹ thuật hoặc thực hiện hành vi phạm tội gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
+ Từ năm đến mười hai năm từ giam nếu:
Đang trong quá trình tham gia chiến đấu; ở trong vùng chiến sự; đang trong tình trạng được xác định là khẩn cấp; trong quá trình làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra hỏa hoạn, thiên tai mà tự ý bỏ đi khỏi đơn vị khi không được sự đồng ý của chỉ huy, người quản lý hoặc là có hành vi phạm tội xảy ra mà hậu quả để lại là đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy tội đào ngũ là một tội phạm có chủ thể đặc biệt hơn các tội phạm khác, chỉ áp dụng cho một số đối tượng cá biệt và chỉ trong một số trường hợp. Trong thực tế, các đơn vị hay bị nhầm lẫn giữa vi phạm kỷ luật là vắng mặt trái phép và hành vi tự ý rời bỏ đơn vị của tội đào ngũ này dẫn đến có một số trường hợp chịu án oan và một số trường hợp xử lý chưa đúng theo quy định của luật, chưa đủ tính răn đe.
Mục lục bài viết
1. Tội đào ngũ theo quy định Bộ luật hình sự mới nhất
Khoản 1, Điều 325, quy định tội đào ngũ. Rời bỏ hàng ngũ quân đội, gồm: rời bỏ đơn vị một cách trái phép; không có mặt tại đơn vị theo quy định. Trong đó, rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác hoặc nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong Quân đội; không có mặt tại đơn vị một cách trái phép là hành vi không đến đơn vị, nơi công tác, nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong Quân đội – hành vi rời bỏ đơn vị một cách hợp pháp khi những người này được chuyển đơn vị, chuyển nơi công tác nhưng không đến đơn vị mới hoặc nơi được cử đến công tác; hoặc sau khi ra viện, sau điều dưỡng, nghỉ phép, tranh thủ, sau đợt công tác không trở lại đơn vị. Theo quy định tại khoản 1, Điều 325, t thì về lý luận có ba trường hợp phạm tội đào ngũ:
Thứ nhất, phạm tội đào ngũ do đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
Thứ hai, phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép gây hậu quả nghiêm trọng. Thứ ba, phạm tội đào ngũ do thực hiện hành vi rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép trong thời chiến. Thực tế cho thấy, bản chất của tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự; và tội đào ngũ là tội phạm kéo dài nên tội phạm đã hoàn thành, nhưng hoạt động phạm tội vẫn chưa chấm dứt. Cho nên, trong ba trường hợp phạm tội đào ngũ theo quy định như trên, chỉ có trường hợp thứ hai và trường hợp thứ ba là thoả mãn các dấu hiệu thuộc về bản chất của tội đào ngũ.
Theo quy định tội đào ngũ sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 11Nghị định 151/2003/NĐ-CP quy định thì bạn của bạn bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi đào ngũ.
Người chứa chấp, bao che cho quân nhân đào ngũ cũng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điều 325Bộ luật hình sự: Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
2. Sĩ quan dự bị đào ngũ bị xử lý thế nào?
Sĩ quan dự bị đào ngũ bị xử lý thế nào? Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ đối với sĩ quan dự bị có hành vi vi phạm.
Tóm tắt câu hỏi:
Người nhận lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị đã thực hiện theo đúng lệnh gọi nhưng sau đó bỏ đơn vị về địa phương, đã có thông báo của Ban chỉ huy quân sự huyện về việc đào ngũ thì bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ – CP xử phạt đối với sĩ quan dự bị gọi đi đào tạo nhưng có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, đưa ra về vấn đề đào ngũ không đưa ra nội dung xử phạt hành chính.
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong giấy gọi kiểm tra sức khỏe để tuyển chọn hoặc quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị mà không có lý do chính đáng.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện giấy gọi kiểm tra sức khỏe để tuyển chọn hoặc quyết định đi đào tạo sĩ quan dự bị.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ đi đào tạo sỹ quan dự bị; Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ đi đào tạo sỹ quan dự bị; Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người kiểm tra sức khỏe thực hiện nghĩa vụ đi đào tạo sĩ quan dự bị.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại sỹ quan dự bị đi đào tạo trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
Theo đó, áp dụng quy định Điều 325“Bộ luật hình sự 2015” về Tội đào ngũ
“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.”
Nếu xác định có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng thì bên bạn sẽ bị áp dụng theo nội dung nêu trên.
Tóm tắt câu hỏi:
Con trai tôi đi bộ đội 9/2015 ngaày 14/1/2016 cháu trốn khỏi đơn vị. Tôi đưa lên nhưng cháu vẫn không chịu ở đơn vị. Hiện nay cháu vẫn không lên đơn vị cũng không về nhưng cháu nói cháu không chịu được trong quân đội. Tôi xin hỏi luật sư trong trường hợp của cháu bi xử lý như thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Luật sư tư vấn:
Đào ngũ được hiểu là rời bỏ đơn vị một cách trái phép; không có mặt tại đơn vị theo quy định. Trong đó, rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác hoặc nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong Quân đội; không có mặt tại đơn vị một cách trái phép là hành vi không đến đơn vị, nơi công tác, nơi điều trị, điều dưỡng một cách trái phép nhằm trốn tránh việc tiếp tục phục vụ trong Quân đội – hành vi rời bỏ đơn vị một cách hợp pháp khi những người này được chuyển đơn vị, chuyển nơi công tác nhưng không đến đơn vị mới hoặc nơi được cử đến công tác; hoặc sau khi ra viện, sau điều dưỡng, nghỉ phép, tranh thủ, sau đợt công tác không trở lại đơn vị.
Hành vi của con chị như trên là hành vi đào ngũ. Đối với hành vi đào ngũ, tùy thuộc vào từng mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì thông tin bạn cung cấp chưa chắc chắn, nên chúng tôi sẽ tư vấn về cả hai trường hợp này, cụ thể như sau:
* Trường hợp 1: Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính:
Căn cứ Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu về việc vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ, cụ thể:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
+ Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu con trai chị có hành vi đào ngũ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, kèm theo đó là thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Trường hợp 2: Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Điều 325,Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về tội đào ngũ, cụ thể như sau:
“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.”
Như vậy, nếu con trai chị có hành vi đào ngũ thuộc vào trường hợp được quy định như trên, tùy vào từng mức độ vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau. Mức phạt nhẹ nhất trong trường hợp này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và mức phạt nặng nhất là tới mười hai năm tù.
3. Khung hình phạt cao nhất đối với tội đào ngũ là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Khung hình phạt cao nhất đối với tội đào ngũ “Bộ luật hình sự 2015” quy định là bao nhiêu năm tù. Xin được trả lời ngay, chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ Điều 325 “Bộ luật hình sự 2015” quy định Tội đào ngũ như sau:
“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
A) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
B) Lôi kéo người khác phạm tội;
C) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
D) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.”
Như vậy, theo quy định trên thì tùy vào mức độ vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau. Khung hình phạt thấp nhất trong trường hợp này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung hình phạt cao nhất là từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Khung hình phạt đối với tội đào ngũ
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vấn: Khung hình phạt cao nhất đối với tội đào ngũ theo “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định là bao nhiêu năm tù. Xin được trả lời ngay, chân thành cảm ơn .
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 325 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội đào ngũ như sau:
“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.”
Như vậy khung hình phạt cao nhất của tội đào ngũ là mười hai năm tù theo quy định tại Khoản 3 Điều 325 Bộ luật hình sự 1999.
5. Hành vi đào ngũ sẽ bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đi nghĩa vụ được 8 tháng. Nay em đảo ngũ không gây hậu quả gì nghiêm trọng và không muốn tiếp tục ở trong quân ngũ nữa thì có bị truy cứu hình sự không? Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 120/2013/NĐ-CPquy định vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, nếu bạn có hành vi đào ngũ thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Nếu bạn không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đào ngũ theo quy định tại Điều 325 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
Luật sư
“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
A) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
B) Lôi kéo người khác phạm tội;
C) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
D) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.”