Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là gì? Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội đánh tráo người dưới 01 tuổi? Xử lý hành vi đánh tráo trẻ em?
Người dưới 01 tuổi là đối tượng của tội phạm khá đặc biệt được quy định trong Bộ luật hình sự. Đây là đối tượng được xem xét dưới đối tượng lớn hơn là trẻ em. Tuy nhiên, tại
Cơ sở pháp lý:
– Điều 152
Mục lục bài viết
1. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là gì?
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác một cách lén lút, được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm tại Điều 152.
2. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi trong Tiếng anh là gì?
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi trong Tiếng anh là “Swapping a person under 01 year of age”
3. Quy định của Bộ luật hình sự về tội đánh tráo người dưới 01 tuổi?
Điều 152 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi xâm phạm đến quyền được sống với cha mẹ ruột của người dưới 01 tuổi, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ và quyền được bảo vệ của trẻ em.
Đối tượng của tội phạm là người dưới 01 tuổi.
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm là đánh tráo người dưới 01 tuổi. Được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn để thay thế đứa bế này với đứa bé khác mà bố mẹ của một hoặc của cả hai đứa trẻ không biết. Nguyên nhân của hiện tượng này thường là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ muốn tráo đổi bé gái để lấy bé trai hoặc tráo đổi những đứa bé dị tật, không lành lặn để lấy được bé lành lặn hoặc cũng có thể đánh tráo giữa những đứa trẻ khác nhau.
Thủ đoạn phạm tội là dưới bất kỳ hình thức nào nhưng chủ yếu là lén lút đánh tráo.
Địa điểm thực hiện tội phạm chủ yếu là bệnh viện, nhà hộ sinh.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với hành vi. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
3.3. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
Người thực hiện hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi với lỗi cố ý, mà chủ yếu là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tuy nhiên thông thường có thể mục đích là vì vụ lợi, mong muốn được có con trai hoặc con lành lặn,… và động cơ là trả thù, vì mối quan hệ gia đình.
3.4. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là người có năng lực trách nhiệm đầy đủ, và đạt đủ độ tuổi do luật định. Hành vi đánh trao có thể do chính bố mẹ đứa trẻ thực hiện nhưng cũng có thể do bác sĩ hoặc nhân viên y tế trong bệnh viện hoặc nhà hộ sinh thực hiện, hoặc do người khác thực hiện.
3.5. Hình phạt áp dụng.
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tổ chức: Là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm và đòi hỏi phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Khi đã xác định được trường hợp cụ thể đó là phạm tội có tổ chức, thì phải áp dụng tình tiết tăng nặng này đối với tất cả những người cùng thực hiện tội phạm (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức). Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào quy mô tổ chức, vai trò của từng người trong việc tham gia vụ án.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp: Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là người có chức vụ đã lợi dụng vị trí công tác, lợi dụng quyền hạn trong khi thực hiện công vụ để phạm tội.
+ Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên: Là hành vi phạm tội đã cấu thành tội phạm nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Có tính chất chuyên nghiệp: Là cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích, đồng thời người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
+ Tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
– Khung hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hình phạt cao nhất mà người phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi có thể bị áp dụng là 12 năm tù.
4. Xử lý hành vi đánh tráo trẻ em?
Khái niệm đánh tráo trẻ em thực chất không còn tội tại ở Bộ luật hình sự năm 2015, bản thân của tội phạm này được quy định tại
Khi xây dựng BLHS năm 2015, phù hợp với chủ trưởng của Đảng và nhà nước là các quy định phải đảm bảo tính minh bạch, do vậy, nhà làm luật đã quy định rõ độ tuổi của nạn nhân ngay trong điều luật phù hợp với quy định của
So với
BLHS năm 2015 đã khắc phục được một bất cập của BLHS năm 1999 mà tác giả đã chi ra ở phần trên đó là đã quy định rõ độ tuổi của đứa trẻ đối tượng bị đánh tráo. Đây được coi là một điểm tiến bộ rõ rệt của BLHS năm 2015, điều này giúp cho các nhà áp dụng pháp luật dễ dàng khoanh vùng đối tượng tác động của tội phạm.
Tuy nhiên, ở BLHS năm 2015 vấn chưa mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội này mà vẫn chi quy định: “Người nào đánh tráo….”. Việc BLHS vẫn quy định khái quát như vậy, khiến cho người đọc khó có thể hình dung hành vi đánh tráo là hành vi như thế nào. Như vậy, có thể thấy BLHS năm 2015 đã giải quyết được phần nào bất cập quy định về dầu hiệu định tội của tội đánh trap tre em, nhưng chưa giải quyết triệt để bất cập này.
Vì điều luật vẫn chưa mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội này cho nên tác giả đề xuất Điều 152 K1 cần phải mô tả rõ thế nào là hành vi “đánh tráo” để dễ hiểu hơn, dễ áp dụng hơn. Bản chất của đánh tráo là “tráo đổi, thay thể”. Theo đó khoản 1 Điều 152 của BLHS năm 2015 cần sửa đôi, bổ sung như sau:
“1. Người nào dùng bất cứ thủ đoạn nào để tráo đổi, thay thể người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm”