Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Tội danh cố ý gây thương tích? Cố ý gây thương tích đi tù mấy năm?

  • 26/04/202126/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Trách nhiệm hình sự đối với tội danh cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định của pháp luật.

      Tóm tắt câu hỏi:

      Cho em hỏi, bạn của em có hành vi cố tình gây thương tích dùng hunh khí nguy hiểm. Do đang nhậu cùng bạn trong quán thì có đám thanh niên đến gây sự chửi bới, mặc dù đã muốn buông tha nhưng đám thanh niên vẫn tiếp tục và hai bên sảy ra xô xát đánh nhau, do em chạy ra đánh trước và bỏ chạy bên kia đuổi theo đươc một đoạn thì một bi bạn em đâm mấy nhát,rồi bỏ chạy vì bên kia đông hơn,ban em  đi trốn thì bị bắt.Sau đó đã bồi thường và bên kia bãi nại, trong thời gian tạm giam, đã nhận được cáo trạng với mức hình phạt từ 5 đến 15 năm tù, do nạn nhân bị thương tật 32%. Cáo trạng viết không đúng, cáo trạng viết: “Bạn em tự nhiên đến hỏi nạn nhân là đại ca ở đây hả ? và đã dùng dao đâm nạn nhân 3 nhát”. Cho em hỏi làm sao để thay đổi cáo buộc này ? Đã có đơn bãi nại nhưng sao mức hình phạt lại cao vậy? 

      Luật sư tư vấn: 

      Theo quy định của pháp luật hình sự, Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng rất quan trọng, thể hiện quan điểm kết tội của cơ quan công tố đối với bị can. Theo quy định của pháp luật BLTTHS năm 2003 thì trong khoảng thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra do cơ quan công an chuyển tới , nếu xác định hồ sơ đã chặt chẽ, đúng pháp luật và có căn cứ kết tội rõ ràng, Viện kiểm sát sẽ tiến hành việc truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

      Về vấn đề tội danh của bạn em theo thông tin bạn cung cấp thì bạn em thực hiện hành vi đâm người kia trong lúc xảy ra xô xát giữa hai bên, bên kia đuổi chạy theo thì em của bạn mới quay lại đâm người đó. Do vậy, hành vi của bạn em  có thể được xác định là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh – tội này được quy định rõ tại Điều 105 Bộ luật hình sự năm 2009. Tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật hình sự năm 2009 nêu rõ “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm”.

      toi-danh-co-y-gay-thuong-tich-theo-luat-hinh-su

       Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

      Trong trường hợp của bạn em, bản cáo trạng là văn bản truy tố của Viện kiểm sát đối với một người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo các tình tiết của bạn nêu ra thì bạn của em bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104“Bộ luật hình sự năm 2015″( sửa đổi bổ sung năm 2009), khung hình phạt tù từ “năm năm đến mười lăm năm” như vậy, theo quy định cuả pháp luật, mức hình phạt trong cáo trạng áp dụng cho bạn em là đúng theo quy định của pháp luật.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tội cố ý gây thương tích cho người khác
      • 2 2. Tố giác hành vi cố ý gây thương tích
      • 3 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
      • 4 4. Người bị hại đã rút đơn có bị khởi tố tội cố ý gây thương tích?
      • 5 5. Báo công an về hành vi cố ý gây thương tích
      • 6 6. Tư vấn căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích

      1. Tội cố ý gây thương tích cho người khác

      Tóm tắt câu hỏi :
      Tôi có 1 người bạn đã có gia đình. Khi chồng bạn tôi đi nhậu, bạn tôi xuống gọi chồng về thì có lời qua tiếng lại với chủ nhà. Sau đó, không hiểu sao chủ nhà chạy ra đánh bạn tôi ở ngoài đường và lấy 1 chiếc xe của bạn tôi cho vào nhà cất giữ. Bạn tôi về nhà kể cho con biết, người con xuống nhà kia xin lấy lại chiếc xe thì chủ nhà không chịu trả lại. Hai bên đôi co một lúc rồi xảy ra xô xát, phía bên chủ nhà đánh con của bạn tôi bị thương tích nặng. Con bạn tôi phải đi bệnh viện, còn chủ nhà thì bị xây xước chân tay. Vậy cho tôi hỏi, gia đình bạn tôi có quyền kiện gia đình chủ nhà kia không? Chủ nhà đó có những vi phạm nào?

      Luật sư tư vấn:

      Xem thêm: Gây lộn, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù?

      Điều 104. Bộ luật hình sự hiện hành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      Xem thêm: Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

      4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

      Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp này gia đình bạn có quyền khiếu kiện gia đình chủ kia bởi chủ nhà vì đã có những vi phạm về tội cố ý gây thương tích cho người khác.

      Xem thêm: Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho người khác

       Ngoài ra theo quy định tại Điều 135 Tội cưỡng đoạt tài sản thì chủ nhà đã có hành vi là lấy xe máy cho vào nhà cất giữ mà không được sự đồng tình của người đó thì chủ nhà đã vi phạm về tội cưỡng đoạt tài sản.

      Thêm vào đó cần phải xác định cụ thể về tình trang sức khỏe cũng như tỷ lệ thương tật của người con là bao nhiêu  để quy trách nhiệm hình sự đối với nhà chủ kia.

      2. Tố giác hành vi cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Mẹ em năm nay 50 tuổi. sức khỏe yếu. nhưng vì nhà hàng xóm họ gây xích mích. Nên một hôm gia đình em đi vắng. thì đứa con trai, con dâu, và bà mẹ sang nhà em đánh mẹ em gây thương tích. Vì là 3 người nên không thể đánh lại, may lúc đó bố em ở trong nhà chạy ra và can ngăn kịp. Đứa con trai nhà hàng xóm dùng gậy đánh mẹ em bị thương ở người bị bầm dập. Còn cô con dâu và bà hàng xóm kia thì đánh vào đầu mẹ em. Sau đó mẹ em phải điều trị ở viện 11 ngày. Gia đình em nộp đơn xuống xã thì họ đùn đẩy bảo lên huyện, còn lên huyện thì họ lại bảo xuống xã, rồi lại bảo qua tòa án. Từ 11/4/2015 đến giờ và vẫn chưa được giải quyết. xin đi giám định thì họ cứ bảo chờ tới đợt có nhiều ngời mới cho đi. cho em hỏi giờ gia đình em phải làm thế nào ạ. Vì con cái đi làm ăn xa, bố mẹ thì nông dân ở nhà sợ lại bị hành hung ạ, Xin luật sư cho em ý kiến và hướng giải quyết với ạ.

      Luật sư tư vấn:

      Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự. Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:

      Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tích sau khi bị đánh là bao nhiêu?

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

       4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

      Trường hợp này việc bên kia dùng gậy để đánh bị thương mẹ bạn là hành vi dùng hung khí nguy hiểm gây tổn hại cho sức khỏe và là hành vi phạm tội quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tùy theo tỉ lệ thương tật, tổn hại sức khỏe của mẹ bạn mà xác định hành vi của bên kia phạm vào khoản nào của Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

      Thứ hai, về tố giác hành vi phạm tội. Để tiến hành tố giác về hành vi của bên kia thì công dân (mẹ bạn hoặc bạn) hoàn toàn có thể gửi đơn hoặc đến trực tiếp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức để tố giác. Nhưng trường hợp này để xử lý nhanh nhất hành vi đó, nên trực tiếp Cơ quan điều tra cấp huyện để tố giác. Sau khi tiến hành xác minh có dấu hiệu của tội phạm, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố theo quy định của pháp luật.

      Thứ ba, về bồi thường thiệt hại. Trường hợp này bên kia gây thiệt hại đến sức khỏe của mẹ bạn thì bên kia phải bồi thường những khoản sau đây (Điều 609 “Bộ luật dân sự năm 2015”):

      Xem thêm: Xử phạt đánh người gây thương tích nhẹ? Phải chịu trách nhiệm hình sự không?

      – Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của mẹ bạn;

      – Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của mẹ bạn; nếu thu nhập thực tế của mẹ bạn không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

      – Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc mẹ bạn trong thời gian điều trị;

      Ngoài ra, bên kia phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà mẹ bạn phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

      3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Luật sư cho em hỏi mẹ con em biết được chuyện cô ta dụ dỗ bố em ngoại tình kiếm tiền qua đoạn ghi âm giữa hai ngươi cụ thể mẹ em có gọi cô ta sang nói chuyện nhưng khi nói chuyện em bức xúc có đánh cô ta tỉ lệ thương tích không có gi nghiêm trọng xây xát nhẹ cô ta đang kiện lên huyện kiện em làm nhục cô ta trong khi em không lăng mạ hay lột đồ của cô ta luật sư có thể tư vấn cho em không ạ nhà cô ta đang đe doạ nếu pháp luật không xử cô ta sẽ xin nhà em một cánh tay ?

      Luật sư tư vấn:

      Theo điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

      Xem thêm: Tỷ lệ thương tích khi gãy xương sườn và tổn thương phổi

      “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      Xem thêm: Tố cáo hành vi đánh người? Xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

       4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”

      Theo đó, bạn đánh cô ta tỉ lệ thương tật dưới 11% thì nhưng nếu dùng vũ khí, phương tiện nguy hiểm như gạch, đá, dao, vật nhọn thì có thể bị truy cứu trách hình sự về tội cố ý gây thương tích. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, hai bên đánh nhau xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhau thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP.

      Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích cho người khác dùng hung khí nguy hiểm

      “Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

      1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

      b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

      c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

      2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”

       Việc cô ta kiện bạn tội làm nhục thì theo khoản 1 Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:

      Xem thêm: Dụ dỗ người vị thành niên bỏ nhà đi có phạm pháp không?

      “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

      Theo đó, cô ta phải chứng minh được những hành vi của bạn là xúc phạm nghiêm trọng đến cô ta, nếu cô ta không có chứng cứ chứng minh được thì bạn không có tội. Hơn nữa, nhà cô ta đe dọa bạn chặt cánh tay của bạn, theo Điều 103 “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau:

      “Điều 103. Tội đe dọa giết người

      1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

      Như vậy, hành vị đe đọa ở đây được thể hiện qua hình thức nào, việc dọa chặt một cánh tay thì bạn phải có căn cứ chứng minh cho hành vi đe dọa đó có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe bạn. Bạn có thể làm đơn lên cơ quan công an có thẩm quyền ở địa phương về hành vi đe dọa giết người. 

      4. Người bị hại đã rút đơn có bị khởi tố tội cố ý gây thương tích?

      Tóm tắt câu hỏi:

      Chào Luật sư! Tư vấn giúp mình trường hợp này: Bạn của mình có ẩu đả với người khác và dùng dao gây thương tích cho người ta 52%. Người bị hại đã làm đơn kiện và bạn mình đã bị công an huyện tạm giam. Như vậy là có phải bạn mình đã rơi vào Khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” không và nếu bây giờ người bị hại rút đơn kiện tự nguyện và yêu cầu không xử lý hình sự với bạn mình nữa (do phía bạn mình đã bồi thường thiệt hại) thì bạn mình có được thả và vụ án có bị đình chỉ không? Cảm ơn Luật sư!

       Luật sư tư vấn:

      Xem thêm: Dùng dao đâm người bị xử lý như thế nào?

      Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn thại cho sức khỏe của người khác như sau:

      “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a)Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

      e) Có tổ chức;

      Xem thêm: Mức xử phạt hành chính, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

       4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

      Trường hợp bạn của bạn có hành vi cố ý gây thương tích, gây tỷ lệ thương tật cho người khác với mức độ thương tật là 52% thì bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, nếu rơi vào các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì sẽ bị truy cứu trách nhiêm hình sự theo khoản 3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”.

      Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất

      Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

      “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”

      Như vậy, đối với Tội cố ý gây thương tích, chỉ những vụ án về tội theo khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì mới thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Trường hợp bạn của bạn nói trên, thuộc vào khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, thì không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, mặc dù người bị hại đã tự nguyện rút đơn thì bạn của bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định và vụ án không bị đình chỉ trong trường hợp này. Việc người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại chỉ là căn cứ để xác định tình tiết giảm nhẹ theo điểm b khoản 1 Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015”. 

      5. Báo công an về hành vi cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Kính chào luật sư xin cho tôi được hỏi một sự việc như sau: vào trưa ngày hôm qua tôi đang đi bộ trên đường Hồng Hà ( phường 2, q. Tân Bình, tp. HCM ) đoạn ngã ba Hồng Hà, Lam Sơn thì có 2 người đi xe máy rẽ vào đường Lam Sơn, do đi tốc độ nhanh họ suýt đâm vào tôi , sau đó họ đi được khoảng 20 m thì quay lại đánh tôi nhiều cái vào mặt, tay và vai, bầm tím rồi lên xe bỏ chạy, tôi không quen biết 2 người này (1 nam và 1 nữ, nữ bịt mặt, nam thấy mặt ) do bị đánh bất ngờ lên tôi chỉ kịp nhớ được biển số xe của 2 người này. tôi bị đánh vào đầu nên bị đau hết nửa đầu, khi ăn, nhai bị đau nhức, thâm tím ở tay và vai, còn phải ở nhà chưa đi báo công an được, xin hỏi các luật sư giờ tôi phải làm gì tiếp theo, nếu tôi báo công an thì khả năng có tìm được 02 kẻ côn đồ kia không? và nếu tìm ra thì họ xẽ bị xử lý như thế nào ạ ! tôi xin chân thành cảm ơn các luật sư ạ!

      Luật sư tư vấn:

      Căn cứ quy định tại  Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” có quy định về  tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

      “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      Xem thêm: Phân tích cấu thành, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      Xem thêm: Dùng dao chém người có phạm tội nặng không?

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

      4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

      – Căn cứ quy định tại  Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

      Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”.

      Và căn cứ tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

      Xem thêm: Xử phạt hành vi cố ý gây thương tích? Đồng phạm cố ý gây thương tích?

      “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

      2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

      Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

      Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.

      Như vậy,trong trường hợp của bạn, trước hết bạn cần tố cáo hành vi vi phạm pháp luật này tới cơ quan công an nơi gần nhất về sự việc bị đánh và cung cấp thông tin của người có hành vi trên (biển số xe, ngoại hình, độ tuổi, đặc điểm nhận dạng…) để cơ quan công an tiến hành điều tra vụ việc. 

      6. Tư vấn căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Cho tôi hỏi tôi bị 2 người dùng ghế và nón bảo hiểm đánh. Giấy chứng thương của bệnh viện tôi bị chấn thương đầu ngoại sọ và tổn thương của ngực: tổn thương mề. Tôi có thể truy tố hình sự hai người đáng tôi không? Nếu truy tố được thì họ sẽ bị sử ra sao và không đủ phần trăm truy tố thì họ sẽ bị phạt ra sao?

      Luật sư tư vấn:

      Xem thêm: Tố cáo công an đánh người, bảo vệ đánh người gây thương tích

      Bạn không nêu cụ thể tỷ lệ thương tật của bạn là bao nhiêu phần trăm do đó dựa vào thông tin bạn cung cấp cùng quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, bạn có quyền yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của những người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho bạn nếu thuộc các trường hợp sau:

      – Tỷ lệ thương tật của bạn từ 11% trở lên;

      – Tỷ lệ thường tật của bạn dưới 11%, nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

      + Dùng hung khí nguy hiểm: phải xét tới quy định tại 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP để đánh giá tính chất của hung khí ở đây là chiếc ghế và nón bảo hiểm, ví dụ nếu chiếc ghế là ghế sắt, có bị trí đánh là đầu nhọn… thì có thể xác định là hung khí nguy hiểm;

      + Có tổ chức: phải chứng minh được sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015”.

      + Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      + Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      + Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      Xem thêm: Thủ tục kiện đánh người gây thương tích? Tố cáo hành vi đánh người?

      + Có tổ chức;

      + Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      + Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      + Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      + Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

      luat-su-tu-van-can-cu-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-toi-co-y-gay-thuong-tich

       Luật sư tư vấn căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích:1900.6568

      Nếu những người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy vào tỷ lệ thương tật của bạn mà họ có thể bị phạt với mức thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến đến mức cao nhất là mười lăm năm.

      Tuy nhiên, nếu không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự của những người có hành vi cố ý gây thương tích cho bạn thì những người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a) khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cố ý gây thương tích

        Cố ý gây thương tích cho người khác

        Cố ý gây thương tích hay giết người

        Dụ dỗ

        Gây thương tích

        Thương tích


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích

        Hiện nay, thực tế người dân hoặc kể cả những người thực hiện pháp luật cũng hay bị nhầm lẫn về tội danh giữa tội cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ. Dưới đây là bài phân tích phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích.

        Phân biệt tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích

        Quy định về tội cố ý gây thương tích. Quy định về tội giết người chưa đạt. Phân biệt tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích.

        Mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích? Nộp đơn ở đâu?

        Mẫu đơn tố cáo và nơi tiếp nhận đánh người gây thương tích? Thủ tục hồ sơ nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích?

        Cố ý gây thương tích là gì? Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự?

        Cố ý gây thương tích là gì? Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự?

        Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội

        Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Các yếu tố cấu thành tội dụ dỗ, ép buộc hoặc xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

        Mẫu đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất

        Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích là gì? Mẫu đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích? Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất? Một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã? Một số quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi gây thương tích?

        Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

        Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì? Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tiếng Anh là gì? Cấu thành của Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Hình phạt của Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% tương ứng là bao nhiêu?

        Mẫu đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

        Đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích là gì? Mẫu đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích 2021 mới nhất? Hướng dẫn mẫu đơn bãi nại cố ý gây thương tích? Các vấn đề pháp lý liên quan?

        Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

        Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp là gì? Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp tiếng Anh là gì? Cấu thành tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp? Hình phạt tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp?

        Tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ

        Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là gì? Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ tiếng Anh là gì? Cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ? Hình phạt của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ