Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.
Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Cũng giống như các tội phạm khác, câu thành tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
- Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này vì cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Các chủ thể khác là chủ thể của tội phạm này với vai trò đồng phạm.
2. Mặt khách thể của tội phạm.
Các quy định của Nhà nước có rất nhiều và thường được thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội. Vì vậy, khi muốn xác định một hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế cần phải căn cứ vào một văn bản cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xem xét hành vi đó trái với quy định nào, ở văn bản nào.
3. Mặt khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế xảy ra 2 trườn hợp:
Thứ nhất, không làm những quy định của Nhà nước đề ra trong quản lý kinh tế và theo quy định của Nhà nước là phải thực hiện những quy định đó của Nhà nước.
Thứ hai, có làm nhưng không đầy đủ hoặc có làm nhưng làm khác với quy định của Nhà nước đề ra. Trong trườn hợp này là các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
4. Mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, trong đó có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. Họ thấy trước hành vi do mình thực hiện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra.
Trong trườn hợp với lỗi vố ý gián tiếp, người phạm tội cũng nhận thức rõ hành vi làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm, tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.