Thủ tục tố cáo người có hành vi cố ý gây thương tích. Cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào văn phòng công ty luật Dương Gia. Tôi tên là Lù Chín Tuất, tại xã Lùng Khấu Nhin huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. Trong thời gian qua gia đình tôi có việc là em trai tôi và em trai nhà chú bị đánh gây thương tích. Về thủ tục trình tự nội dung làm đơn thư tố cáo và quy định của pháp luật gia đình không nắm vững, vì vậy tôi kính mong phía công ty tư vấn giúp cho tôi được biết về trình tự làm sao để gia đình yêu cầu phía gây hại có trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nội dung cụ thể như sau: Tối hôm ngày mùng 6 tháng 8 năm 2016, vào lúc 21 giờ, em trai tôi và em trai con nhà chú, từ nhà sang thôn Pạc Ngam, xã Nấm Lư trả tiền bia còn thiếu tối hôm trước uống. Khi về nhà, ra khỏi quán bia tầm 50m thì gặp thanh niên tụ tập ở đường gọi dừng xe lại, hai em của tôi chưa kịp dừng xe thì bị họ xông vào đánh. Họ dùng dao và gậy, đánh đập hai em tôi, một người bị xuyên vào cổ từ phía sau, chém vào tay rất nặng và bị đánh vào bụng, lưng, nói chung là toàn thân. Còn một người thì bị đánh vào đầu, mặt, miệng rất nặng không ăn được và bị đánh vào chân, tay, lưng, bụng. Tối hôm đó hai người vào bệnh viện khẩn cấp và phẫu thuật. Lúc họ đánh hai anh em tôi ngã xuống, hai em tôi cũng đánh trả lại, một người đã dùng dao từ trong cốp xe ra tự vệ, đã làm hai người bên họ bị thương và vào viện tối hôm đó, một người bị đâm vào bụng chúng ruột, một người bị đâm trúng phổi. Với sự việc như tôi kể trên mong công ty bớt chút thời gian tư vấn cho tôi và gia đình, để có hướng giải quyết cho hợp lý. Tôi xin thay mặt gia đình cám ơn công ty rất nhiều.
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định như sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏa của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Trường hợp của bạn, hành vi dùng gậy, dao đánh đập hai anh em bạn là hành vi vi phạm pháp luật. Việc sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, gậy đã thể hiện rõ mong muốn gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe người bị hại. Đồng thời, căn cứ vào các vị trí gây thương tích trên cơ thể trong trường hợp của bạn như: bị xuyên vào cổ từ phía sau, chém vào tay rất nặng và bị đánh vào bụng, lưng, bị đánh vào Đầu, Mặt, miệng rất nặng.. cho thấy rõ ràng đây là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
Hậu quả của hành vi đánh đập trên là hai em bạn bị thương nặng và việc xác định tỷ lệ thương tích sẽ là căn cứ quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đó. Như vậy, theo các căn cứ trên thì hành vi của những người đó đã đủ yếu tố để cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai đến sức khỏe người khác. Và tùy thuộc vào tỷ lệ thương tích của hai em bạn thì tòa án sẽ xác định mức hình phạt phù hợp.
Trong trường hợp này, bạn làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an cấp huyện. Cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra xác minh nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì sẽ tiến hành khởi tố những người đó.
Về hành vi hai anh em bạn đánh trả lại làm một người bị đâm vào bụng chúng ruột, một người bị đâm trúng phổi thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại Điều 105 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.
Hai em của bạn gây thương tích cho 2 người đó do hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra nên sẽ được xem xét là hành vi cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên, cơ quan công an còn phải căn cứ vào tỷ lệ thương tích để xem xét xem hành vi đó có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 105 nêu trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Vấn đề về cố ý gây thương tích
- 2 2. Truy cứu hình sự đối với tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự
- 3 3. Xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
- 4 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích 47%
- 5 5. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại khi cố ý gây thương tích
- 6 6. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị xử lý thế nào?
1. Vấn đề về cố ý gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà em ở nông thôn và bán tạp hóa nhỏ. Vài ngày trước chị T có hăm dọa những người gần nhà chị là không cho đi qua con đường nhà chị nếu mua hàng nhà em (cạnh nhà chị có một con đường mòn từ xưa giờ mọi người vẫn đi). Cứ sáng sớm T lại đến quán nhà em, cứ ai mua đồ là chửi, nhiều lần gia đình em đã gọi công an nhưng họ không giải quyết được. T đã đánh tôi và để lại thương tích khá nặng. Xin luật sư tư vấn cho chúng tôi biết chúng tôi cần làm gì để bảo vệ mình, và ngăn chặn T kịp thời để không xảy ra hậu quả đáng tiếc?
Luật sư tư vấn:
Vấn đề thứ nhất là về việc chị T hăm dọa không cho mọi người đi lại trên con đường mòn, công ti xin được trả lời như sau:
Con đường mòn đó đã được hình thành và được người dân sử dụng để đi lại từ lâu nên nó đã trở thành lối đi chung của mọi người. Vì thế, mọi người đều có quyền đi lại. mặt khác, con đường mòn đó thuộc sự quản lý của UBND xã chứ không phải thuộc quyền sử dụng của chị T cho nên chị T không có quyền cấm mọi người đi lại trên con đường đó.
Vấn đề thứ hai là về việc chị T tới quán tạp hóa nhà bạn có những lời lẽ xúc phạm gây ảnh hưởng tới việc bán hàng của gia đình bạn và đánh bạn bị thương , công ty xin được trả lời như sau:
Việc chị T tới quán tạp hóa nhà bạn có những lời lẽ chửi bới xúc phạm tới gia đình bạn và đánh bạn bị thương là những hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của gia đình bạn và các thành viên trong gia đình, xâm phạm tới sức khỏe của bạn, gây ảnh hưởng tới việc buôn bán của gia đình bạn. Những hành vi nói trên của chị T đã gây ra những thiệt hại cho gia đình bạn nói chung và thiệt hại cho bản thân bạn nói riêng nên chị T phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà chị ta đã gây ra cho gia đình bạn và bản thân bạn theo quy định tại Điều 604 “Bộ luật dân sự 2015” về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Để giải quyết những vấn đề nói trên, Gia đình bạn có thể gặp gỡ chị T để nói chuyện, thỏa thuận về việc bồi thường những thiệt hại đó. Trong trường hợp gia đình bạn không muốn gặp gỡ chị T để thỏa thuận thì có thể tiếp tục yêu cầu công an giải quyết hoặc khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường tới tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết. Trong trường hợp thương tích của bạn từ 11% trở lên, bạn có thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự về tội cố ý gây thương tích đối với hành vi trái pháp luật của chị T.
2. Truy cứu hình sự đối với tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho cháu hỏi nếu cháu bị người ta đánh hội đồng mà tỷ lệ thương tật lên tới 35%, ngoài ra còn để lại cố tật thì bên kia sẽ bị xử lí như thế nào. Cháu đang rất bức xức vì hành vi này của người ta. Cảm ơn luật sư ạ.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 104, Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác đã có ghi nhận như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Với hành vi gây thương tích cho bạn một cách có tổ chức đồng thời với tỷ lệ thương tật lên tới 35% như vậy những người đánh bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của Bộ luật hình sự tại khoản 3, Điều 104 của Bộ luật hình sự.
3. Xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi có Bà Nội đã lớn tuổi (82 tuổi) già yếu và có bệnh trong người, người hàng xóm khoảng 45 tuổi thường uống rựu say xỉn về lúc 1-2 giờ sáng và nẹt pô xe, rồi tiểu tiện vào vách nhà tôi nơi Nội tôi nằm ngủ, liên tiếp nhiều lần như vậy nên Ba tôi đã qua nhà nói chuyện, người hàng xóm đó xin lỗi. Vì tình hàng xóm và Ba tôi muốn yên ổn để mưu sinh nên cũng bỏ qua. Từ đó người hàng xóm hàng đêm khi say xỉn về nẹt pô xe inh ỏi, tiểu vào vách lá nơi nội tôi ngủ, và đứng trước nhà chửi bới cứ như vậy gia đình tôi phản ánh lên Tổ trưởng tổ dân phố và phải chịu đựng hơn 5 năm tình trạng như vậy. Được nước lấn tới người hàng xóm này trong tình trạng say xỉn phá cửa rào nhà tôi xông vô nhà đập vở kính cửa chính nhà tôi nhưng ba tôi vẫn nhịn và gửi tường trình đến công an xã và UBND xã để trình báo, ngày hôm sau công an xã xuống nhà và kêu ba tôi dọn dẹp kính bị vở và kêu 2 bên ra nói chuyện vài câu rồi về (không lập biên bản vụ việc vì công an xã nói là vụ việc đã xảy ra từ tối qua nên không có cơ sở để lập), từ đó gia đình tôi đêm nào cũng không yên giấc và nom nóp lo sợ và việc gây rối an ninh, chửi bới cứ diễn ra hàng đêm, Ba tôi đã làm đơn gửi ra Huyện, thì khoảng 1 tuần sau công an xã mời ra làm việc tại trụ sở và cũng lập lại những lời nói mập mờ, không lập biên bản làm việc … cứ thế tình trạng vẫn tiếp diễn, và Ba tôi đã gửi đơn đi 6 lần vừa Huyện vừa Xã nhưng không cấp nào giải quyết. Vào trước Tết 2016, người hàng xóm này lại phá cửa rào xông vào nhà tôi và dùng cây rượt đánh ba tôi tét chân, ba tôi có đấm lại 1 đấm vào miệng người hàng xóm đó ngay trong sân nhà tôi làm tét môi và em tôi đã gọi báo công an xã, công an xã đã mời Ba tôi về trụ sở công an (không mời người hàng xóm) giữ đến 4 giờ sáng và cho về. Ngày hôm sau có 1 cán bộ công an xuống sát minh và yêu cầu người hàng xóm giám định thương tật (11% theo lời công an khu vực nói) và gửi đơn kiện Ba tôi về tội cố ý gây thương tích. Tôi xin Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp nêu trên và ba tôi có bị lãnh án hay không??
Luật sư tư vấn:
Dựa vào hành vi của ba bạn trong tình huống trên có thể xác định ba của bạn đã có hành vi phòng vệ chính đáng khi bị người hàng xóm tấn công vô cớ. Điều 15 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:
– Thứ nhất, về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Trong tình huống của bạn, người hàng xóm là người đã có hành vi phá hoại tài sản và tấn công ba của bạn gây thương tích trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và tài sản của ba bạn.
– Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ về cho người có hành vi xâm phạm. Người kia gây tổn hại về sức khỏe cho ba bạn và sau đó ba bạn cũng gây tổn hại về sức khỏe lại cho người đó.
– Thứ ba, hành vi chống trả phải là cần thiết. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích ba bạn gây ra cho người kia lớn hơn mức thương tích ba bạn phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.
Như vậy, bước đầu có thể thấy rằng ba bạn đang trong tình thế cần và có quyền phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, Điều 106 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Mức thương tật để phân biệt giữa hành vi phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng ở đây là 31%. Do vậy cần phải giám định mức độ thương tích trước khi có thể đưa ra được kết luận rằng bạn có vượt quá mức độ phòng vệ chính đáng không. Trong trường hợp này mức độ thương tật của người hàng xóm là 11% do vậy không thể khởi kiện ba bạn với tội cố ý gây thương tích vì hành vi của ba bạn hoàn toàn không phải hành vi cố ý gây thương tích. Theo đó, với quy định tại Điều 613 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Hành vi sử dụng vũ khí tấn công của người hàng xóm đối với ba bạn là hoàn toàn đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Mặc dù chưa xác định được mức thương tật nhưng bạn hoàn toàn có quyền kiện người kia vì tội cố ý gây thương tích và yêu cầu đòi bồi thường theo quy định pháp luật Cụ thể Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra trong trường hợp của bạn có thể dựa vào mức độ thiệt hại mà người hàng xóm gây ra nếu đủ điền kiện cấu thành tội phá hoại tài sản Tội này được quy định tại Điều 143 Bộ Luật Hình sự sửa đổi 2009 với nội dung như sau:
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Về vấn đề ba của bạn đã nộp đơn tố cáo lên UBND cấp xã và cấp huyện mà vẫn không được giải quyết và việc công an xã không làm đúng thẩm quyền của mình trong vụ việc trên, bạn có thể tiến hành tố cáo hành vi không giải quyết tố cáo theo thủ tục hành chính quy định tại Luật tố cáo 2011.
Ngoài ra, bên gia đình bạn có thể tố cáo thêm về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích 47%
Tóm tắt câu hỏi:
Em gái tôi có cùng nhóm bạn cố ý gây thương tích một người thương tích là 49%, nhưng em tôi không phải là người trực tiếp gây thương tích và chúng tôi cũng đã khắc phục hậu quả đầy đủ và bên bị hại cũng có làm đơn bãi nại. Khi em tôi gây án em tôi 17 tuổi. Vậy, xin hỏi em tôi có bị phạt nặng không?
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Căn cứ vào quy định này thì có 11 tội danh được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đai diện hợp pháp theo khoản 1 của các tội danh này: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; hiếp dâm; cưỡng dâm; làm nhục người khác; vu khống; xâm phạm quyền tác giả; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có đưa ra em gái bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 46%. Khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Căn cứ vào quy định này thì trong trường hợp người nào gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” . Trường hợp em gái bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 46% sẽ là theo khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ không thuộc. Nếu như trường hợp của em gái bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” thì không thuộc trường hợp người yêu cầu rút đơn khởi tố sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tại Điều 20 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về đồng phạm như sau:
“Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.
Căn cứ vào quy định này thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
+ Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
+ Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
+ Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Trường hợp của bạn, em gái bạn không trực tiếp thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Tuy nhiên, nếu được Công an điều tra xác minh là người tổ chức, xúi giục, giúp sức thực hiện hành vi cố ý gây thương tích thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khách theo Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015”.
– Tại Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Căn cứ vào quy định này thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Căn cứ vào Điều 46 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Thì trường hợp của em gái bạn có đơn bãi nại, đã khắc phục hậu quả kịp thời thì chỉ là tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Như vậy, đối với trường hợp của em gái bạn, cho dù có đơn bãi nại từ phía người bị cũng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Em gái bạn thực hiện hành vi phạm tội khi mới 17 tuổi vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
5. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại khi cố ý gây thương tích
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi đoàn luật sư. Em trai của em năm nay 17 tuổi.Trong tháng 3/2016 nhóm em trai có xích mích với đám bạn và dẫn đến đánh nhau. Nhóm em trai (9 người) đã đánh 2 người nam một người bị thương 38% và 1 người bị thương 11%. Người bị thương 11 % đã viết đơn kiện. Sau khi có đơn kiện thì thang 12/2016 tòa án đã có lệnh tạm giam 80 ngày. Gia đình của em đã đến thăm hỏi và xin lỗi cho người bị hại và các gia đình đã bồi thường cho người bị hại 50 triệu đồng. Và người bị hại đã đồng ý viết đơn bãi nại. Trong quá trình xảy ra vụ án ,em trai không trực tiếp đánh người mà chỉ đứng ở ngoài,không phải là người chủ mưu nhưng có cầm hung khí. Vậy ở mức như vậy thì em trai của em sẽ chịu hình phạt trước pháp luật là bao nhiêu. Mong quý luật sư giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Theo thông tin bạn trình bày nhóm em trai của bạn(gồm 9 người) đã đánh 2 người khác khiến một người bị thương 38% và 1 người bị thương 11% và bạn có trình bày là em của bạn không trực tiếp đánh mà đứng ngoài và có cầm hung khí. Về việc chịu trách nhiệm hình sự với mức như thế nào phụ thuộc vào quá trình giải quyết vụ việc của các cơ quan tố tụng.
Dựa vào những thông tin bạn trình bày thì:
Thứ nhất: Về việc em trai của bạn không trực tiếp đánh.
Tại Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định như sau:
Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì em trai của bạn không trực tiếp đánh mà đứng ngoài cầm hung khí, nhưng nếu trước đó em trai bạn và 08 người con lại cùng cố ý đánh hai người đó thì em trai bạn được xác định là đồng phạm.
Thứ hai: Về vấn đề người bị hại bị thương tật 11 % làm đơn bãi nại.
Tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:
Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Không rõ nhóm em trai bạn khi đánh có sử dụng hung khí hay không? Nếu khi đánh mà nhóm của em trai bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm và gây thương tích đối với một người là 11% và một người là 38% thì không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Theo đó, việc người bị thương tật 11% làm đơn bãi nại cũng không ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án.
Thứ ba: Về mức hình phạt tù
Theo thông tin bạn trình bày là nhóm em trai bạn gây thương tích cho hai người( một người có tỉ lệ thương tật là 38% và một người có tỉ lệ thương tật là 11% và có sử dụng hung khí nguy hiểm thì nhóm em trai của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” với mức phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
6. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! Luật Sư có thể tư vấn giúp em vụ việc này được không? Vụ Việc xảy ra như sau: Cách đây hơn 1 tháng, nạn nhân uống rượu say, đứng tè trực tiếp trên người hung thủ, bực tức trong lòng, hung thủ nhờ em trai em chở xuống hiện trường vụ việc (nhà của nạn nhân), lấy dao rạch mặt nạn nhân, xong lên xe chạy về. Nạn nhân được chữa trị 1 tuần sau đó rồi xuất viện về nhà. Em trai em là người chở hung thủ tới và chỉ đứng bên ngoài. Vậy Luật Sư cho em hỏi, mức phạt của em trai em trong trường hợp này là như thế nào? Năm nay em trai em đã 20 tuổi. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” về tội cố ý gây thương tích như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
…”
Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích như sau:
– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người. Ở đây, người gây thiệt hại đã có hành vi dùng dao rạnh mặt người bị hại, đây là hành vi xâm hại sức khỏe người khác.
– Khách quan: là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật. Theo như bạn trình bày, do bực tức về việc bị tè trực tiếp trên người nên người này đã có hành vi dùng dao rạch mặt người bị hại. Đây là hành vi gây tổn thương tích cho người khác trái pháp luật bởi người này có thể lựa chọn nhiều phương án giải quyết khác như thỏa thuận, tường trình sự việc tới cơ quan có thẩm quyền,… mà không nhất thiết phải dùng dao để gây thương tích.
– Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (Ví dụ dùng dao nhọn)
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nạn nhân…
+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người.
+ Hậu quả gây thương hoặc tổn hại sức khỏe của người khác ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”.
Theo thông tin bạn cung cấp, hung thủ có hành vi dùng dao rạch mặt người bị hại thì người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích theo quy định trên. Tuy nhiên việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản nào, hình phạt ra sao sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của người bị hại sau khi có kết luận giám định của hội đồng giám định pháp y.
Luật sư tư vấn hành vi cố ý gây thương tích cho người khác:1900.6568
Nếu đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì phải có yêu cầu của người bị hại thì cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án hình sự. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự tại các khoản khác của Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về đồng phạm như sau:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
…“
Nếu cơ quan điều tra xác định em trai bạn là đồng phạm, tức là người cùng thực hiện tội cố ý gây thương tích với tư cách là người giúp sức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”. Nếu em bạn chở người này tới nơi ở người bị hại mà không rõ về mục đích hoặc không có sự bàn bạc từ trước thì sẽ không bị xem là đồng phạm và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.