Cố ý gây thương tích theo tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Tội cố ý gây thương tích theo quy định Bộ luật Hình sự được hiểu như thế nào?
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ đổ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Đây là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người và quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng do đó người có hành vi vi phạm này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
2. Quy định hình phạt tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự:
Căn cứ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt áp dụng đối với người phạm tội cố ý gây thương tích được quy định như sau:
Tội cố ý gây thương tích được quy định tại khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng khung hình phạt tù có thời hạn từ 02 năm đến 06 năm tù nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà gây hậu quả làm tổn thương cơ thể với tỷ lệ từ 31% đến 60%;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà gây hậu quả tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
– Tái phạm nguy hiểm theo quy định tại Điều 53 – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây hậu quả tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Cụ thể:
+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ là các công cụ được xác định theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung 2019. Hung khí nguy hiểm được xác định không phải là các loại vũ khí theo quy định Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung 2019 ví dụ: dao, búa đinh, gậy gộc, gạch, đá,…
+ Dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là việc người phạm tội sử dụng các loại axit có thể gây thương tích đối với người khác như H2SO4, HCl,… hóa chất nguy hiểm là những chất không phải là axit nhưng vẫn có thể gây thương tích cho người khác.
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: nghĩa là người phạm tội không cần biế độ tuổi của nạn nhân miễn là có hành vi gây thương tích với người dưới 16 tuổi đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Phạm tội đối với phụ nữ mà người phạm tội biết họ đang có thai, người già yếu là ngườicó độ tuổi từ 60 tuổi trở lên nhưng khó có thể tự mình sinh hoạt hoặc đi lại khó khăn, người bị ốm đau đang điều trị ở bệnh viện hoặc mắc các bệnh nặng,.. hoặc người khác không có khả năng tự vệ như người bị tật nguyền, thương binh nặng,…
+ Phạm tội đối với người đã sinh thành, dưỡng dục mình bao gồm: ông, bà, cha, mẹ đe; cha, mẹ nuôi, thầy cô giáo của mình; hoặc phạm tội đối với người chữa bệnh cho mình;
+ Có tổ chức là những trường hợp có 02 người trở lên cùng nhau cố ý cùng thực hiện tội phạm và giữa họ có sự phân công nhiệm vụ và câu kết chặt chẽ với nhau.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Người phạm tội đang trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù có thười hạn hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
+ Thuê người khác để gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho bị hại hoặc được người khác thuê để gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo yêu cầu của người thuê.
+ Có tính chất côn đồ: Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt nhưng người phạm tội sẵn sàng thực hiện hành vi gây thương tích đâm, đánh người dã man,…thể hiện tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác.
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân cần lưu ý nếu có hành vi chống người thi hành công vụ nhưng không gây thương tích thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội chống người thi hành công vụ, nếu gây thương tích dưới 11 % thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
3. Cách xác định % tổn thương cơ thể:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:
Việc xác định tỷ lệ % TTCT (tổn thương cơ thể) được tính theo phương pháp cộng dồn tỷ lệ tổn thương của nằm trong khung tỷ lệ tổn thương các bộ phận trên cơ thể xác định theo bảng 1 Thông tư 22/2019/TT-BYT như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn;
Trong đó:
+ T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất
+ T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
+ T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
+ Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
+ Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Như vậy, công thức trên áp dụng đối với trường hợp có nhiều tổn thương trên cơ thể nếu một người chỉ bị thương tích 1 bộ phận trên cơ thể thì chỉ cần xác định tỷ lệ TTCT theo khung
Ví dụ: Anh Nguyễn Tiến A được xác định có nhiều tổn thương: có 03 tổn thương:
– Chấn động não điều trị không ổn định, khung tỷ lệ % TTCT từ 6- 10%;
– Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can xấu, tỷ lệ % TTCT từ 3,5%;
– Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực, tỷ lệ % TTCT từ 11 – 15 %.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A được tính như sau:
– T1 = 8% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 6-10%, người có thẩm quyền giám định thương tích có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 6%, 7%, 8%, 9% hoặc 10%. Giả sử trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 8%).
– T2 = (100 – 8) x 3,5/100% = 3,22%.
– T3: Tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư 22/2019/TT-BYT từ 11 – 15 %. người có thẩm quyền giám định thương tích có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT là trong khoảng từ 11% đến 55%.Giả sử trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 15%, thì tỷ lệ % TTCT của anh A được tính là:
T3 = (100 – 8 – 3,22) x 15/100 % = 13,32%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn A là : 8% + 3,22% +13,317% = 24,54 %, làm tròn số là 25%.
Như vậy, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Tiến A là 25%.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Thông tư 222019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định tâm thần.