Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì? Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Phân biệt tội giết người và cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người ?
Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống của con người cũng vì thế trở nên nhanh hơn, những áp lực từ công việc, từ cuộc sống làm con người dễ trở nên nổi nóng hơn và họ sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Để bảo vệ các quan hệ xã hội liên quan đến sức khỏe của con người, luật hình sự đã quy định về
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì?
Tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định bộ luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của người khác bằng hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và phải bị xử lý hình sự.
2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tiếng Anh là gì?
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tiếng Anh là “Deliberate infliction of bodily harm upon another person”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
4. Cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tội phạm xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.
4.2.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
+ Dùng vũ khí được hiểu là dùng thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, …
+ Dùng vật liệu nổ là dùng sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, pháo sáng, tạo ra tiếng nổ gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ.
+ Dùng hung khí nguy hiểm là dùng dụng cụ, công cụ được chế tạo nhằm phục vụ cuộc sống của con người hoặc vật mà người phạm tội chế tạo nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm như dùng búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn,…
– Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm: Là dùng axit hoặc hóa chất mà khi tác động lên cơ thể có khả năng gây ra những thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như dùng axit sunfuric để tạt vào mặt người khác.
– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: là phạm tội đối với người chưa đủ 16 tuổi, người phạm tội có thể biết hoặc không biết nạn nhân là người dưới 16 tuổi.
– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình
– Có tổ chức: phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
– Có tính chất côn đồ;
– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
4.3.
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ 16 tuổi trở lên đối vối tội phạm được quy định tại khoản 1, 2, 6 Điều 134 BLHS; từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội phạm được quy định tại các điểm tương ứng tại khoản 3, 4, 5 Điều 134 BLHS và có năng lực TNHS.
5. Phân biệt tội giết người và cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người
Về mặt lý luận, hai tội tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người được quy định tại Điều 123 và Điều 134. có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, về mục đích của hành vi phạm tội:
– Tội giết người: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
– Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây thương tích cho thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.
Thứ hai, xác định mức độ, cường độ tấn công:
– Tội giết người: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.
– Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.
Thứ ba, về vị trí tác động trên cơ thể:
+ Tội giết người: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…
+ Tối cố ý gây thương tích dẫn đến chết người: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…
Thứ tư, về vũ khí, hung khí sử dụng và các tác nhân khác:
Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này. Đối với tội giết người thì người phạm tội thường sử dụng những hung khí nguy hiểm và thường được chuẩn bị sẵn như súng, dao, mã tấu,… Còn đối với tội cố ý gây thương tích thì người phạm tội sử dụng những công cụ ít nguy hiểm hơn, thường tác động trực tiếp bằng tay, chân, hoặc có thể sử dụng những công cụ có tại hiện trường như bàn, ghế, gạch,…
Thứ năm, về yếu tố lỗi:
– Tội giết người: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Trong trường hợp một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra thì được xác định là lỗi cố ý gián tiếp.
– Tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người: Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.
Thứ sáu, trường hợp lỗi cố ý gây thương tích và bỏ mặc hậu quả xảy ra
trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ.
Thứ bảy, Nhận thức được khả năng làm chết người mà vẫn ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra
trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.