Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là gì? Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh để làm gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?
Từ bao đời, trải qua bao thế hệ, truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn luôn là một nét đẹp được đất nước gìn giữ và phát huy. Bác Hồ từng khẳng định: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người đã có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta bất kể trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn ghi nhớ công ơn to lớn của các đồng chí thương binh liệt sĩ, tử sĩ, những người đã hy sinh tính mệnh hoặc bỏ lại một phần xương máu của mình trên chiến trường vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Chính vì vậy mà những hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh không chỉ vi phạm đạo đức mà còn có thể bị xử lý hình sự. Vậy Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là gì và được quy định trong Bộ luật hình sự như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
1. Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là gì?
Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế…mà bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Tử sĩ: Những người hoạt động thoát ly trong các tổ chức biên chế Nhà nước như: Quân nhân thuộc các đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, thương bệnh binh trong các trại thương binh, cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan, công trường, xí nghiệp Nhà nước, trong khi làm nhiệm vụ bị chết vì địch giết, vì ốm đau tai nạn.
Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, xâm phạm chính sách thương binh, tử sĩ của Nhà nước ta bằng hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sỹ hoặc thương binh bị chết.
2. Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh trong tiếng Anh là gì?
Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh trong tiếng Anh là “Abandonment of wounded or dead soldiers or failure to treat wounded soldiers”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh
Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh được quy định tại Điều 417
“Điều 417. Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh
1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sỹ hoặc thương binh bị chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Đối với 02 thương binh hoặc 02 tử sĩ trở lên”.
4. Dấu hiệu pháp lý
4.1. Khách thể của tội phạm
Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, xâm phạm chính sách thương binh, tử sĩ của Nhà nước ta.
4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sỹ hoặc thương binh bị chết.
Bỏ thương binh, tử sĩ ở trận địa là không đưa thương binh, tử sĩ về nơi an toàn hoặc không chôn cất tử sĩ theo quy định;
Không chăm sóc, cứu thương binh là hành vi của người có nghĩa vụ chăm sóc, cứu chữa thương binh và có điều kiện để chăm sóc, cứu chữa mà không chăm sóc, cứu chữa thương binh.
Hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh cấu thành tội cố ý bỏ thương binh, tử sỹ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh nếu hành vi đó dẫn đến không tìm thấy thương binh, tử sĩ hoặc thương binh bị chết.
4.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
4.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.
Trong đó, năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu chủ thể đặc biệt được quy định ở Điều 392 Bộ luật hình sự như sau;
– Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng;
Quân nhân tại ngũ (quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ) là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Công nhân viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
– Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện;
Quân nhân dự bị (quân nhân chuyên nghiệp dự bị) trong thời gian tập trung huấn luyện là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của
– Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu;
Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu là công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ được giao cho đơn vị quân đội khi có nhu cầu chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu để tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ tác chiến của đơn vị quân đội.
– Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội là công dân được cấp có thẩm quyền ra quyết định trưng tập vào phục vụ Quân đội.
Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội bao gồm: công nhân Quốc phòng (do
Công dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định vào phục vụ Quân đội khi có lệnh tổng động viên, động viên cục bộ; có chiến tranh; có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ.
5. Hình phạt
Khung hình phạt tại khoản 1
Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Khung hình phạt tại khoản 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
Phạm tội thuộc trường hợp người phạm tội là chỉ huy là trường hợp phạm tội mà người phạm tội là cán bộ quân đội có chức vụ từ trung đội trưởng và tương đương trở lên, được giao phụ trách cơ quan, đơn vị thuộc quyền, có những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thuộc cơ quan, đơn vị đó.
Phạm tội thuộc trường hợp người phạm tội là sĩ quan là trường hợp phạm tội mà người phạm tội là cán bộ quân đội được Nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng và tương đương. Sĩ quan bao gồm sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
– Đối với 02 thương binh hoặc 02 tử sĩ trở lên
Phạm tội đối với 2 thương binh hoặc 2 tử sĩ trở lên là phạm tội 1 lần đối với 2 thương binh hoặc 2 tử sĩ trở lên hoặc phạm tội 2 lần trở lên đối với 2 thương binh hoặc 2 tử sĩ trở lên và những lần đó chưa bị xử lý hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, được đưa ra truy tố, xét xử cùng một lúc.
Trường hợp phạm tội đối với 2 thương binh hoặc 2 tử sĩ trở lên thực hiện từ 2 lần trở lên thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều b khoản 2 Điều 417 Bộ luật hình sự, người phạm tội còn phải bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 2 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.