Tội cho vay nặng lãi: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Cho vay với lãi suất bao nhiêu thì vi phạm pháp luật về hình sự?
Vay nặng lãi hay còn gọi là vay “tín dụng đen” là một tình trạng người dân không thực hiện vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng được cấp phép mà đến vay tiền tại những nơi hoạt động tín dụng chui, không được cấp phép và những cơ quan này thì thường không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng.
Chính vì hoạt động vay tín dụng đen này, trong những năm gần đây ở nước ta tình trạng vay nặng lãi, lãi xuất quá cao dẫn đến vỡ nợ, không trả được nợ, hoặc tình trạng siết nợ diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân nói riêng và trật tự, an toàn xã hội nói chung. Tội cho vay nặng lãi là cũng là một tội danh được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó cấu thành tội phạm của tội này là như thế nào, và mức phạt và bao nhiêu,để giải đáp vấn đề này, Luật Dương Gia xin được gửi đến bạn bài viết về Tội cho vay nặng lãi như sau:
Thứ nhất, như thế nào là cho vay nặng lãi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên tự thỏa thuận nhưng với mỗi khoản vay lãi suất không được vượt quá 20%/năm trừ trường hợp một bên là tổ chức tín dụng thì hai bên có thể thỏa thuận mức lãi suất do đó sự thoả thuận này có thể vượt quá mức lãi suất của ngân hàng và vân được pháp luật công nhận. Trường hợp tại thời điểm vay các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng lại không ghi rõ mức lãi suất thì khi có xảy tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn, pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vay tài sản được coi là phía yếu hơn.
Luật sư
Như vậy, nếu giao dịch dân sự giữa cá nhân với cá nhân mà cho vay với mức lãi suất vượt quá 20%/năm sẽ bị coi là cho “vay nặng lãi”, và mức lãi suất trên được coi là không có hiệu lực và nếu có tranh chấp xảy ra, pháp luật sẽ không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá này. Tùy theo mức độ và hành vi, tính chất của sự việc cũng như mức lãi suất cho vay mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên để phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, theo khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, người cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự thì sẽ bị xem xét chịu trách nhiệm hình sự. Mức lãi suất cao nhất Bộ luật dân sự hiện đang quy định là không quá 20%/ năm, tức là không quá 1.66%/tháng, trường hợp cho vay lãi suất quá 05 lần tức là lãi suất cho vay này phải vượt mức 1.66% x 5 = 8.33%/tháng.
Như vậy, về bản chất, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hay tội cho vay nặng lãi là việc bên cho vay thực hiện giao dịch vay với mức lãi suất cao vượt quá 8.33%/tháng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính từ khoản vay.
Thứ hai, về cấu thành tội phạm của tội cho vay nặng lãi:
Để làm rõ hơn về Tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chúng ta cần phân tích các yếu tố cấu thành của tội phạm này, cụ thể là cần phải làm rõ 4 yếu tố sau đây:
– Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội cho vay nặng lãi không phải là chủ thể thường. Cho nên bất cứ người nào đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi thì đều phải chịu trách nhiệm về tội này.
– Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm đến, và quan hệ xã hội mà tội cho vay nặng lại xâm phạm ở đây là trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Ngoài ra cho vay nặng lãi có thể là nguyên nhân dẫn đến xâm phạm trật tự an toàn, an ninh khi có hành vi siết nợ diễn ra trên thực tế.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Khi xét đến mặt chủ quan của tội phạm, người ta xét đến yếu tố lỗi của người phạm tội, đối với tội cho vay nặng lãi, lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý, tức là biết rõ hành vi cho vay lãi xuất cao của mình là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn thực hiện vì lợi nhuận bất chính kiếm được là rất cao.
– Mặt khách quan tội phạm:
Về hành vi: hành vi khách quan của tội này là hành vi cho người khác vay tiền, nhưng là cho vay với mức lãi xuất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong hợp đồng dân sự.
Việc cho vay này có thể được lập thành hợp đồng hoặc không, do tính chất trái pháp luật của hành vi nay, nên rất ít khi bên cho vay và bên vay có lập một hợp đồng vay ghi mức lãi suất rõ ràng mà thường chỉ là hai bên thỏa thuận bằng miệng với nhau.
Bên cho vay thường dùng thủ đoạn lợi dụng lúc người vay đang gặp khó khăn về tài chính, có thể là do tai nạn, ốm đau, hoặc khó khăn đột xuất, cần gấp một khoản tiền lớn, họ sẽ áp dụng hình thức cho vay nóng, quảng cáo thủ tục đơn giản, giải ngân dễ dàng so với vay ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hoạt động chính thống để người vay phải vay với lãi suất cao.
Hậu quả gây ra thiệt hại về vật chất đối với người đi vay do phải trả một khoản lãi quá cao so với quy định. Và đôi khi là còn kem theo cả tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, do trên thực tế, không phải ai vay nặng lãi cũng có khả năng trả nợ, mà nhắc đến vay nặng lãi thì người ta cũng đồng thời nghĩ đến siết nợ xã hội đen, do đó thiệt hại xảy ra không chỉ là đối với người đi vay mà còn ảnh hưởng tớ cả trật tự an ninh xã hội.
Thứ ba, về mức hình phạt quy định cụ thể:
Mức phạt của tội cho vay nặng lãi được quy định cụ thể tại Điều 201 bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc nhận án treo đến 03 năm đối với trường hợp:
+ Người thực hiện cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, cụ thể theo quy định hiện nay là vượt quá 8.33%/ tháng.
+ Có thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
+ Hoặc trường hợp người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích.
– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải nhận hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, và bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Mục lục bài viết
1. Tội cho vay nặng lãi theo Bộ luật hình sự 2015
Khoản 1, Điều 476 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định: “ Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng“.
+ Như vậy, theo quy định trên của Bộ luật dân sự thì nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là “cho vay nặng lãi”.
+ Hậu quả pháp lý: Khi có tranh chấp xảy ra thì pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, không phải trường hợp cho vay nặng lãi nào cũng cấu thành tội cho vay nặng lãi.
2. Tội cho vay nặng lãi:
Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi. Ví dụ: Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cao nhất đối với cho vay tiền Việt Nam (đồng) kỳ hạn 3 tháng là 1%/tháng, lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận là 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 1,5%/tháng thì hành vi cho vay tiền (VN Đồng) kỳ hạn 3 tháng với mức lãi trên 15%/tháng (gấp từ 10 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép trở lên) sẽ bị coi là cho vay lãi nặng.
Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Trên đây là quy định của pháp luật về cho vay nặng lãi và tội cho vay nặng lãi.
2. Trách nhiệm đối với hành vi cho vay nặng lãi
Việc vay mượn giữa các cá nhân với nhân theo quy định của Bộ luật dân sự đã hình thành hợp đồng vay tài sản. Theo Điều 471 “Bộ luật dân sự năm 2015”, hợp đồng vay tài sản là sự thảo thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thảo thuận hoặc pháp luật quy định.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 “Bộ luật dân sự năm 2015”: ” Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.
Như vậy, theo quy định trên của Bộ luật dân sự thì nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là “cho vay nặng lãi“.
Khi có tranh chấp xảy ra thì pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, không phải trường hợp cho vay nặng lãi nào cũng cấu thành tội cho vay nặng lãi.
Trách nhiệm đối với hành vi cho vay nặng lãi.
Điều 163 Bộ Luật Hình sự quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo như quy định này thì việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 476 “Bộ luật dân sự năm 2015” về lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu tội cho vay nặng lãi.
Thứ hai, có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, quẫn bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất “chuyên bóc lột” của hành vi cho vay nặng lãi được thể hiện ở chỗ: Người phạm tội thực hiện hành vi cho vay nặng lãi nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, nguời phạm tội lấy việc vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và thu được từ việc phạm tội làm nguồn sống chính của mình.
3. Lãi suất bao nhiêu được xem là cho vay nặng lãi
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cho một chị vay 50 triệu đồng. Thời gian cho vay được tính như sau:
– Từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 đến 10 tháng 03 năm 2013 cho vay với lãi suất 2,5%/tháng.
– Gia hạn vay tiếp một năm từ 10 tháng 03 năm 2013 đến 10 tháng 03 năm 2014 với lãi suất 2,5%/ tháng.
– Sau đó gia hạn 10 tháng 3 năm 2014 đến 10 tháng 6 năm 2014 với lãi suất tháng 3 và tháng 4 là 2,5%/tháng, tháng năm lãi suất 1%/tháng.
– Hiện tại đến hết tháng 6 năm 2014, người đó vẫn chưa thanh toán cho tôi số tiền gốc và tiền lãi. Vậy tôi muốn hỏi làm thế nào để tôi đòi được số tiền trên. Và với lãi suất trên thì có bị coi là cho vay nặng lãi không? Tôi cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Vấn đề thứ nhất, lãi suất vay như vậy có phải là cho vay nặng lãi không?
Theo quy định của khoản 1 Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” về lãi suất vay thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm đó đối với khoản vay tương ứng. Căn cứ theo quy định này thì lãi suất vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm tính lãi đối với khoản vay tương ứng đều là cho vay nặng lãi.
Ví dụ: ngân hàng nhà nước công bố mức lãi suất vay cơ bản là 10% một năm tại thời điểm là năm 2013 thì khi bạn cho người khác vay mức lãi suất đối với khoản vay có thời hạn là 1 năm tại thời điểm 2013 đó không được vượt quá 15% một năm, vượt quá mức lãi suất này thì bị coi là cho vay nặng lãi. Bạn có thể tra cứu mức lãi suất cơ bản do ngân hàng công bố ở từng thời điểm đối với khoản vay tương ứng với khoản vay mà bạn đã cho vay để xem mình có cho vay nặng lãi hay không.
Vấn đề thứ hai, về cách đòi lại tiền gốc và tiền lãi của khoản tiền bạn đã cho vay.
Pháp luật dân sự luôn tôn trọng và khuyến khích sự thỏa thuận của các bên miễn là các thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên gặp gỡ người đã vay tiền của bạn để thương lượng, thỏa thuận việc trả tiền gốc và tiền lãi cho bạn. Trong trường hợp không thương lượng, thỏa thuận được thì bạn có thể làm đơn yêu cầu
Bạn lưu ý rằng, khi
4. Xử lý hành vi cho vay nặng lãi? Tố cáo cho vay lãi suất cao?
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi luật sư, năm 2014, do gia đình tôi khó khăn nên tôi có vay nặng lãi của một người bạn khoản tiền 200 triệu đồng, lãi suất 10,5%/tháng. Nhưng khi đến hạn trả tôi không thể trả được hết tiền lãi chưa kể tiền gốc nên bạn tôi đã cùng với một vài người nữa đến nhà đe dọa để đòi tiền, không đòi được nên họ đánh tôi làm tôi phải nằm viện mất 1 tháng. Đến khi ra viện tôi nhận được tin, bên phía bạn tôi đã kiện tôi lên Tòa án để đòi lại khoản tiền mà tôi đã vay từ họ. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này, tôi có đủ bằng chứng chứng minh rằng bên kia cho tôi vay với lãi suất quá cao và đã đánh tôi thì tôi có thể kiện lại bên kia về mặt hình sự được không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về vấn đề vay tiền của bạn, theo quy định tại Điều 163 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo đó, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước năm 2014 là 8%/năm, mà lãi suất người đó cho bạn vay là 10,5%/tháng (126%/năm) đã cao hơn 10 lần lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định. Do đó, theo khoản 1 của Điều 163 đã nêu ở trên thì có thể kết luận người cho bạn vay tiền đã có dấu hiệu hình sự của tội cho vay nặng lãi.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 122 và Điều 125 của “Bộ luật dân sự năm 2015” thì hợp đồng này của bạn là hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm quy định của pháp luật. Theo khoản 2 Điều 137 “Bộ luật dân sự năm 2015” với nội dung như sau: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường” tức là khi người đó kiện bạn ra Tòa án để đòi lại số tiền gốc và lãi mà bạn vay thì chỉ cần bạn có bằng chứng chứng minh trường hợp bạn vay tiền của người này là vay nặng lãi và hợp đồng này vô hiệu, bạn sẽ phải trả số tiền gốc mà bạn đã vay từ người bạn của bạn và số tiền lãi tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm hợp đồng vay có hiệu lực.
Thứ hai, về việc bên cho vay đe dọa và đánh bạn:
Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội cố ý gây thương tích có quy định như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Theo quy định của Điều này thì hành vi đánh bạn dẫn đến bạn phải nằm viện của nhóm người đến nhà bạn đòi nợ có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, để xác định cụ thể mức phạt đối với nhóm người đã đánh bạn, bạn cần phải có giấy chứng nhận của bệnh viện để biết tỉ lệ thương tật của bạn. Trong quá trình xét xử của Tòa án, bạn có thể đưa ra giấy chứng nhận của bên bệnh viện về tỉ lệ thương tật của bạn để Tòa xem xét và giải quyết về vấn đề này.
5. Khi nào cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo căn cứ tại Khoản 1, Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về lãi suất vay:
Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.
Như vậy, nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố là 9%/năm thì hành vi cho vay đó gọi là cho vay nặng lãi.
Theo căn cứ tại Điều 163, Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 về Tội cho vay nặng lãi:
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, từ các căn cứ trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
1, Lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng, nếu lãi suất cho vay gấp 10 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.
2, Có tính chất chuyên bóc lột: được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Chế tài đối với người cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
-Phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm nếu cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột ;
Luật sư
-Phạt tù từ sáu tháng đến ba năm nếu phạm tội thu lợi bất chính lớn;
-Phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thực trạng việc cho vay nặng lãi đang ngày càng gia tăng, các cơ quan Pháp luật cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm tăng cường công tác thanh kiểm tra, kịp thời ngăn ngừa, phát hiện các loại tội phạm liên quan. Từ đó, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và trật tự, an toàn xã hội.