Trong quá trình cố gắng để duy trì một xã hội ít tội phạm, cơ quan chức năng cũng gặp ít nhiều khó khăn khi có nhiều cá nhân, tổ chức biết có hành vi tội phạm nhưng cố tình che giấu để cản trở quá trình phát hiện tội phạm.
Mục lục bài viết
1. Che giấu tội phạm là gì?
Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu che giấu tội phạm là hành vi của một người hay nhiều người không biết về hành vi phạm tội trước đó của tội phạm, sau khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới biết nhưng đã không chủ động trình báo, tố giác với cơ quan chức năng mà thực hiện hành vi che giấu người đã có hành vi phạm tội, cố ý che giấu những dấu vết để lại khi người phạm tội gây ra nhằm làm cho cơ quan điều tra khó khăn hơn, cản trở những bước điều tra và truy tìm dấu vết, tang chứng vật chứng của
Đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây cản trở trong quá trình thực thi pháp luật, trừng trị những người có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội nên Bộ luật hình sự có quy định về các chế tài xử phạt cho tội danh này rất nghiêm khắc. Tuy nhiên về tính chất của tội phạm cũng như đảm bảo tính nhân văn trong lối sống của người Việt Nam sẽ có một vài trường hợp đặc biệt đối với những đối tượng đặc biệt.
Theo đó nếu đối tượng thực hiện hành vi che giấu tội phạm cản trở cho quá trình điều tra là những người thân thích trong gia đình như vợ, chồng, con cái hay bố mẹ, ông, bà, anh, chị, em ruột hay cháu ruột thì theo quy định của khoản 2 Điều 18
2. Cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm:
Vấn đề thứ nhất phân tích về dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm theo quy định của pháp luật hiện hành:
Thứ nhất về chủ thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm: Đối với những chủ thể thực hiện hành vi che giấu tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phải đáp ứng những dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chung về độ tuổi của người vi phạm đó là từ 16 tuổi trở lên. Người nào đủ 16 tuổi trở lên có hành vi vi phạm theo quy định của luật sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trừ những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 18
Về hành vi, những chủ thể này biết được người phạm tội vi phạm pháp luật sau khi người phạm tội thực hiện hành vi. Đây chính là sự khác biệt giữa đồng phạm của tội phạm vi phạm và việc che giấu tội phạm.
Thứ hai, Về mặt chủ quan của tội che giấu tội phạm: Chủ thể có hành vi vi phạm tội che giấu tội phạm có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi; biết rõ về việc phạm tội của mình, hành vi của mình là cản trở việc cơ quan chức năng thi hành pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ phạm tội thoát khỏi vòng vây và sự trừng trị của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này.
Thứ ba, về mặt khách quan của tội che giấu tội phạm: Những hành vi thể hiện mặt khách quan của tội che giấu tội phạm thường được thực hiện một cách độc lập. Người thực hiện hành vi tội phạm không hề hứa hẹn từ trước, bởi nếu hứa hẹn từ trước thì người có hành vi che giấu sẽ vi phạm tội phạm đó với tư cách là người đồng phạm giúp sức. Do đó, việc người có hành vi vi phạm tội che giấu tội phạm chỉ biết sau khi người có hành vi vi phạm pháp luật thực hiện hành vi phạm tội
Người có hành vi vi phạm pháp luật phạm tội che giấu tội phạm có những hành vi che giấu, giấu diếm cho người phạm tội bằng các hành vi thu xếp chỗ ở, sinh hoạt, giúp đỡ người phạm tội trong quá trình lẩn trốn cơ quan chức năng, trốn tránh pháp luật. Những hành vi này khiến cho cơ quan nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra và thực thi pháp luật đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh giúp đỡ về chỗ ẩn náu, người phạm tội che giấu tội phạm còn giúp họ cất giấu phương tiện phạm tội, làm mất đi hết những dấu vết phạm tội. Hay có những hành vi khác làm cho cơ quan điều tra gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm.
Thứ tư, Về khách thể của tội che giấu tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm liên quan đến tội che giấu tội phạm sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc và quá trình làm việc của cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện các hành vi phạm tội, điều tra lấy cơ sở để định tội và thực hiện các biện pháp xử lý tội phạm. Điều này dẫn tới an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng rất nhiều.
Vấn đề thứ hai về mức xử phạt đối với tội che giấu tội phạm: Căn cứ theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 quy định chi tiết về các mức hình phạt liên quan đến tội che giấu tôi phạm như sau:
Ở mức khung hình phạt thứ nhất quy định tại khoản 1 Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức hình phạt cơ bản cho tội danh này nếu các đối tượng có hành vi vi phạm tội che giấu tội phạm không thuộc các đối tượng được miễn hình phạt, che giấu tội phạm với các tội danh được liệt kê rất chi tiết tại điều này sẽ có mức hình phạt nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với các hành vi vi phạm ít nghiêm trọng. Nếu như mức độ vi phạm nghiêm trong hơn thì mức phạt tù có thể bị áp dụng là từ 6 tháng đến 5 năm mức phạt tù. Đây là khung hình phạt có khung hình phạt từ 3 năm không giam giữ đến 5 năm phạt tù giam với các trường hợp có biểu hiện cấu thành cơ bản của hành vi che giấu tội phạm.
Ở mức khung hình phạt thứ hai quy định tại khoản 2 Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức hình phạt có tình tiết tăng nặng và mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật mà người vi phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi che giấu tội phạm, lấy tầm ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cản trở cơ quan chức năng phát hiện tội phạm và điều tra tội phạm. Về tính chất khi người phạm tội thuộc vào các trường hợp này sẽ gây rất nhiều khó khăn để thực thi pháp luật đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nên mức hình phạt tù cao hơn với mức án từ 2 năm đến 7 năm tù.
3. Sự khác nhau giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm:
Chúng ta có thể thấy đối với trường hợp che dấu tội phạm thì người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thời điểm là biết sau khi tội phạm được thực hiện,
Đối tượng của che dấu tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật hình sự 2015 quy định. Cụ thể hình phạt cao nhất là năm năm tù (phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cao nhất là bảy năm tù)
Còn với trường hợp không tố giác tội phạm thì người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thời điểm là biết trước khi, đang khi hoặc sau khi tội phạm được thực hiện thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại của
Đối tượng của không tố giác tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự trừ ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội nếu tội phạm đó không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt cao nhất là ba năm tù.
Vậy nên, căn cứ vào quy định của pháp luật để có thể phân biệt rõ giữa che dấu tội phạm và không tố giác tội phạm cụ thể là về đối tượng, thời gian thực hiện và hình phạt cụ thể đối với từng loại tội để tăng cường công tác phòng chống tội phạm trên toàn xã hội.
4. Tội che giấu tội phạm theo Điều 389 Bộ luật hình sự 2015:
Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự thì tội che giấu tội phạm có các đặc trưng sau:
– Chủ thể: cả khoản 1 và khoản 2 của Điều luật đều là trường hợp phạm tội nghiêm trọng nên chủ thể của tội che giấu tội phạm chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội che giấu tội phạm là hành vi che giấu tội phạm. Tuy nhiên hành vi che giấu này không phải do hứa hẹn trước với người thực hiện tội phạm mà chỉ che giấu sau khi biết tội phạm đã thực hiện. Hành vi che giấu tội phạm có thể được thực hiện dưới một trong các hình thức sau:
+) Che giấu người phạm tội: Che giấu người phạm tội là biết rõ một người đã thực hiện một tội phạm nhưng đã chứa chấp, nuôi giấu trong nhà mình, tìm địa điểm cho người phạm tội ẩn náu để không bị bắt, giúp đỡ người phạm tội bỏ trốn, giúp người phạm tội thay hình đổi dạng để tránh sự truy tìm, phát hiện của mọi người hoặc có những hành vi khác che giấu người phạm tội.
+) Che giấu các dấu vết của tội phạm: Một tội phạm xảy ra bao giờ cũng để lại các dấu vết, các dấu vết mà tội phạm để lại có ý nghĩa rất quan trọng cho việc chứng minh tội phạm, từ dấu vết mà cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra thủ phạm. Thông thường, người thực hiện hành vi phạm tội tự mình xoá các dấu vết, nhưng cũng nhiều trường hợp người phạm tội do không kịp xoá các dấu vết nên sau khi phạm tội đã nhờ người khác hoặc tuy không được nhờ nhưng người khác tự mình xoá các dấu vết của tội phạm nhằm che giấu hành vi phạm tội của người đã thực hiện tội phạm đó.
+) Che giấu tang vật của tội phạm: Tang vật của vụ án là công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm. Che giấu tang vật là hành vi cất giấu, huỷ hoại hoặc làm biến dạng công cụ, phương tiện mà người phạm tội dùng vào việc thực hiện tội phạm.
+) Hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội: Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội là không muốn cho tội phạm bị phát hiện, xử lý theo pháp luật. Hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội rất đa dạng như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn từ chối cung cấp các tài liệu, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến tội phạm; từ chối cung cấp địa chỉ, nơi ở của người phạm tội đang ẩn náu mà mình biết rõ; dùng quyền hành để dụ dỗ, mua chuộc, cướng ép người khác không khai báo, không cung cấp tài liệu, cho cơ quan tiến hành tố tụng.
– Hậu quả : Hậu quả của hành vi che giấu tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã thực hiện hành vi che giấu tội phạm, không phụ thuộc vào kết quả của việc che giấu đó có đạt kết quả hay không.