Khi tham gia lưu thông trên đường bộ thì phương tiện giao thông cần phải thực hiện đúng theo những quy tắc giao thông, trong đó phải kể đến tuân thủ tốc độ lái xe của xe máy. Tại mỗi địa điểm khác nhau thì tốc độ tối đa, hay tốc độ tối thiểu cũng sẽ được cơ quan có thẩm quyền quy định. Vậy tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu dân cư là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu dân cư là bao nhiêu?
Theo pháp luật hiện hành thì cách hiểu về đường bộ ngoài khu dân cư vẫn chưa được định nghĩa cụ thể nên chỉ có thể dựa trên khái niệm về đường bộ trong khu đông dân cư để bạn đọc đưa ra cách hiểu thống nhất đối với đường bộ ngoài khu dân cư. Theo đó, đoạn đường bộ nằm ngoài khu vực dân cư là đoạn đường được xây dựng không thuộc nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là nội đô thị) và dọc trên những đoạn đường này sẽ không có đông dân cư sinh sống, hoặc cũng không có bất kỳ các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; Cá nhân có thể nhận biết thông qua biển báo hiệu là đường ngoài khu đông dân cư (Biển số R.420 là biển báo hiệu bắt đầu khu đông dân cư. Biển số R.421 báo hiệu hết khu đông dân cư).
Việc phương tiện tham gia giao thông tuân thủ đúng tốc độ là góp phần cho việc đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác khi lưu thông trên đường và xây dựng được ý thức tham gia giao thông của người điều khiển xe. Việc kiểm soát tốc độ phương tiện giao thông sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có như va chạm, tai nạn giao thông,..Căn cứ theo Điều 7, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, tốc độ tối đa của xe máy (hay xe mô tô) các khu vực cụ thể như sau:
Tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:
– Phương tiện sẽ chỉ được đi tối đa 70km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.
– Tốc độ 60 km/h sẽ được áp dụng khi tham gia lưu thông trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
Lưu ý trong việc phân định xe máy và xe gắn máy:
Cá nhân cần có cách hiểu chính xác về 2 loại phương tiện này khi tìm hiểu về tốc độ tối đa của hai loại xe. Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT định nghĩa từng loại phương tiện cụ thể như sau:
– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg;
– Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.
Như vậy, về bản chất thì xe gắn máy, xe máy là loại phương tiện khác nhau nên sẽ có mức độ tốc độ tối đa ngoài khu dân cư là khác biệt. Theo đó, Xe gắn máy sẽ có tốc độ tối đa là không quá 40km/h; Còn đối với xe máy ( xe mô tô) thì Tốc độ tối đa cho phép là 70km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 60 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
2. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô ở ngoài khu dân cư là bao nhiêu?
– Cá nhân khi vi phạm về mặt tốc độ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức cụ thể được quy định với nội dung dưới đây:
+ Cá nhân sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt);
+ Trong trường hợp điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt);
+ Mức phạt tiền sẽ tăng lên với mức cao nhất trong lỗi vi phạm này là từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)
Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)
– Thẩm quyền xử phạt: Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này trong đó có bao gồm các hành vi vi phạm về tốc độ tối đa của xe máy (Theo Điểm a, khoản 2 Điều 74
Như vậy, tùy thuộc vào tốc độ vượt quá quy định khi tham gia giao thông ngoài khu đông dân cư thì cá nhân sẽ bị áp dụng mức xử phạt nêu trên.
3. Cá nhân đang là công chức mà điều khiển xe máy vượt quá tốc độ thì có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ quy định Điều 6
– Để áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với mức độ của hành vi vi phạm thì phải tiến hành xác định theo cách như sau:
+ Xác định hành vi vi phạm gây mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì nhận thấy có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Đánh giá hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng khi xác định được rằng hành vi có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;
+ Còn đối với vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì được xếp vào nhóm vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng;
+ Riêng đối với trường hợp được coi là vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cần có cơ sở chứng minh hành vi vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như nội dung đã trình bày, thì cá nhân đang là công chức thực hiện hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức; những việc công chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì mới đủ cơ sở để cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật. Chính vì vậy, khi công chức tham gia giao thông mà có vi phạm hành chính về việc vượt quá tốc độ lái xe máy ngoài khu dân xư không phải trường hợp sẽ bị xử lý kỷ luật.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGTVT 2022 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: