Tố tụng là một thuật ngữ khá quen thuộc trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động tố tụng có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống con người. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tố tụng là gì? Quan hệ tố tụng hình sự được phát sinh khi nào?
Mục lục bài viết
1. Tố tụng là gì?
Ta hiểu tố tụng chính là một bộ phận quan trọng trong pháp luật Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Tố tụng sẽ bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các trình tự, thủ tục tranh tụng cụ thể chúng ta có thể kể đến như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính, tố tụng đất đai và nhiều hoạt động tố tụng khác.
Chúng ta cũng có thể nói thủ tục tố tụng được thực hiện trong nhiều quan hệ pháp luật khác nhau, đối với mỗi quan hệ pháp luật cụ thể thì cũng sẽ có những quy định khác nhau trong mỗi thủ tục tố tụng.
Thủ tục tố tụng được hiểu cơ bản chính là một hoạt động tìm cách kích hoạt quyền lực của tòa án để nhằm mục đích có thể thi hành một điều luật. Mặc dù thuật ngữ tố tụng này có thể được định nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn khi hoàn cảnh yêu cầu, nhưng mỗi chúng ta đều sẽ cần lưu ý rằng thủ tục tố tụng pháp lý bao gồm các thủ tục tố tụng được đưa ra bởi hoặc đưa ra theo sự xúi giục của các cơ quan công quyền, và kháng cáo quyết định của tòa án hoặc của cơ quan tòa án.
Thủ tục tố tụng nói chung đều sẽ được đặc trưng bởi một quy trình có trật tự theo đúng quy định pháp luật. Và, trong đó những chủ thể là những người tham gia hoặc đại diện của những người tham sẽ có thể đưa ra bằng chứng để nhằm mục đích có thể ủng hộ cho yêu cầu của những người tham, và tranh luận để nhằm có thể ủng hộ những diễn giải cụ thể của pháp luật, sau đó một thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc nhân chứng khác đưa ra xác định các vấn đề thực tế và pháp lý.
2. Tố tụng trong tiếng Anh là gì?
Tố tụng trong tiếng Anh là: litigation.
3. Tìm hiểu về tố tụng dân sự:
Trước khi chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thủ tục tố tụng dân sự này được diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ cần tìm hiểu trong lĩnh vực pháp luật dân sự thì tố tụng dân sự được hiểu là gì bởi vì khái niệm của tố tụng trong lĩnh vực dân sự trong giai đoạn hiện nay là rất rộng và vì thế mà chúng ta rất cần phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng.
Tố tụng dân sự được hiểu cơ bản chính là trình tự, thủ tục yêu cầu hoặc khởi kiện Tòa án nhân dân để nhằm mục đích có thể xem xét và phân giải công bằng cho việc dân sự hoặc vụ án dân sự mà mình cần giải quyết, cùng với đó là các quy định khác có liên quan.
Thủ tục tố tụng dân sự được quy định theo pháp luật Việt Nam sẽ bao gồm nhiều bước khác nhau, tuy nhiên để nhằm mục đích có thể tóm lược thông tin chính thì chúng ta cũng có thể liệt kê thủ tục tố tụng dân sự làm 04 bước khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự, cụ thể bao gồm:
– Bước 1: Thụ lý án: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ quy định về quyền hạn của mình để từ đó sẽ có thể tiếp nhận các hồ sơ khởi kiện và trả lời rằng có hoặc không có thẩm quyền tiếp nhận đơn cho chủ thể là những người khởi kiện.
– Bước 2: Tiến hành gòa giải vụ án dân sự: Theo quy định của pháp luật thì thẩm phán sẽ trụ trì hòa giải, nếu các bên không tìm được thỏa thuận chung thì sẽ được tiến hành xét xử.
– Bước 3: Chuẩn bị xét xử: Căn cứ vào từng lĩnh vực khác nhau trong quan hệ pháp luật dân sự, Tòa án cũng sẽ được chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu để nhằm mục đích có thể chuẩn bị mở phiên tòa xét xử.
– Bước 4: Mở phiên tòa xét xử: Trong bước này, thì Tòa án nhân dân sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật cùng các chứng cứ mà đương sự khiếu nại để nhằm từ đó giải quyết đối với vụ việc.
Như vậy, trên đây là các bước cơ bản trong quá trình để đi đến xét xử một vụ án dân sự. Tố tụng dân sự như những phân tích cụ thể bên trên chính là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khi nó phát sinh giữa toà án, viện kiểm sát cùng với những chủ thể là những người tham gia tố tụng trong quá trình toà án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự. Hoạt động tố tụng dân sự có những vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tế.
4. Tìm hiểu về tố tụng hình sự:
Ta hiểu về tố tụng hình sự như sau:
Thuật ngữ thủ tục tố tụng hình sự được hiểu cơ bản chính là trình tự, thủ tục cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Quá trình iếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự này theo quy định của pháp luật sẽ được diễn ra bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời đối với mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt lưới đối với các loại tội phạm, không làm oan những người vô tội; tố tụng hình sự sẽ góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng như góp phần quan trọng bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp người dân, giáo dục mọi người dân trên toàn đất nước đều chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Quá trình thủ tục tố tụng hình sự diễn ra bao gồm các bước cụ thể như sau:
– Bước 1: Khởi tố vụ án:
Trong qua trình khởi tố vụ án cần xác định hành vi vi phạm có hay không có dấu hiệu tội phạm. Từ đó cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ quyết định liệu có ra quyết định khởi tố hay không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và nó sẽ kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
– Bước 2: Điều tra vụ án hình sự:
Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật sẽ tiến hành áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xác định tội phạm, người đã thực hiện hành vi phạm tội để nhằm mục đích làm cơ sở cho việc xét xử tại cơ quan Tòa án.
– Bước 3: Truy tố vụ án hình sự:
Việc truy tố vụ án hình sự sẽ do Viện kiểm sát thực hiện, cụ thể truy tố các chủ thể là những bị can bằng bản cáo trạng. Sau đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án.
– Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự này bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang. Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm các thủ tục sau đây: khai mạc, xét hỏi, tranh luận trước tòa, nghị án và tuyên án.
5. Quan hệ tố tụng hình sự được phát sinh khi nào?
Thời điểm quan hệ tố tụng hình sự phát sinh:
Tố tụng hình sự như chúng ta đã phân tích cụ thể ở bên trên thì đây chúnh là quá trình tiến hành giải quyết vụ hình sự bao gồm các hoạt động của các
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được hiểu là những quan hệ xã hội do các quy phạm trong pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự sẽ phát sinh trong quá trình tố tụng.
Đặc điểm quan hệ pháp luật tố tụng hình sự:
– Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính
– Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có quan hệ chặt chẽ với quan hệ hình sự.
– Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tố tụng.
Các thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự:
– Khách thể:
Trong một quan hệ pháp luật nhất định, việc thực hiện quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lý của những chủ thể là những người tham gia quan hệ pháp luật đó bao giờ cũng là nhằm để có thể thông qua đó đạt được một lợi ích nhất định.
Lợi ích được nhắc đến ở đây có thể là một hành vi, một vật cụ thể hoặc một quan hệ xã hội.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên nhằm mục đích đạt được khi thiết lập với nhau một quan hệ pháp luật cụ thể.
Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được hiểu chính là những hoạt động ( hành vi) tố tụng nhằm mục đích để có thể giải quyết vụ án hình sự.
– Chủ thể: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
– Nội dung: Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quyền và nghĩa vụ các chủ thể:
Căn cứ vào sự tham gia của các chủ thể trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng mà pháp luật tố tụng hình sự cũng sẽ có quy định đối với các chủ thể khác nhau thì có quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.