Quy định về Tố tụng cạnh tranh được thiết lập dùng để giải quyết việc tranh tụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình các doanh nghiệp tham gia vào quan hệ thương mại mà pháp luật thương mại, doanh nghiệp hiện hành quy định.
Mục lục bài viết
1. Tố tụng cạnh tranh là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một vụ việc cạnh tranh thì nó không chỉ còn năm trong phạm vi quản lý và giải quyết của các bên tham gia vào vụ việc này mà nó còn được quy định do người quản lý cạnh tranh để bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp và chống cạnh tranh bất hợp pháp và được quy định đó là vụ việc của nhà nước. Do vậy, không như các vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, vụ việc cạnh tranh có thủ tục riêng, vừa có tính chất của tố tụng hành chính, vừa có tính chất của tố tụng tư pháp.
Thuật ngữ về “Tố tụng cạnh tranh” được định nghĩa dưới góc độ pháp lý và từ điển tiếng việt học là “hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại
Thứ nhất, tố tụng cạnh tranh được pháp luật hiện hành quy định không giống với các loại tố tụng khác, Chính vì quy định đó mà tố tụng cạnh tranh có tính chất, đặc điểm riêng của mình đó là được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh. Trên cơ sở quy định của
– Một là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.
– Hai là bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lí theo quy định của Luật cạnh tranh.
Từ các điều kiện này có thể thấy rằng nếu một vụ việc không được cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lí theo quy định của pháp luật cũng không thuộc vụ việc cạnh tranh cho dù vụ việc đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Do đó, để xác định một vụ việc cạnh tranh và mới được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh thì vụ việc đó phải đồng thời hội đủ hai điều kiện nêu trên về có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh và bị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lí theo Luật cạnh tranh.
Thứ hai, những hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tể và hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì được xác định là tố tụng cạnh tranh áp dụng cho các loại hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có bản chất không giống nhau. Chính vì pháp luật Cạnh tranh Việt Nam có đặc điểm này thể hiện sự khác biệt của tố tụng cạnh tranh ở Việt Nam so với tố tụng cạnh tranh của nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ ba, tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp. Một điều đặc biệt nữa mà tố tụng cạnh tranh không giống các ngành tố tụng khác như tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính đó là việc tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp mà không được tiến hành bởi toà án như các ngành tố tụng vừa nêu, thông qua hoạt động của người tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh và thư kí phiên điều trần.
Thứ tư, tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào đơn khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bởi quyết định hành chính của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền. Do đó, thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh được khởi đầu bàng quyết định điều tra của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế thường xâm phạm đến lợi ích của tập thể, xã hội, xâm phạm tới cấu trúc thị trường.
2. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh:
Trên cơ sở quy định của pháp luật canh tranh thì có thể hiểu nguyên tắc tố tụng cạnh tranh một cách đơn giản nhất đó là những phương châm, những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng cạnh tranh được các văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận. Như đã được nhận định ở phần đặc điểm thì tố tụng cạnh tranh có sự khác biệt với các loại tố tụng khác, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh khi chúng đáp ứng hai điều kiện cần và đủ sau:
Một là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh;
Hai là, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy mà việc quy định các nguyên tắc trong tố tụng cạnh tranh đảm bảo cho việc xử lý vụ việc canh tranh đúng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan. Đồng thời thì nguyên tắc tố tụng cạnh tranh cũng đã đucợ quy định cụ thể và chi tiết tại Điều 54
“Điều 54. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh”.
Từ quy định vừa được nêu ra thì trong tố tụng cạnh tranh, nguyên tắc tố tụng cạnh tranh này đảm bảo rằng việc áp dụng các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Cụ thể, nguyên tắc này được thể hiện như sau:
– Trong tố tụng cạnh tranh đã có quy định về nguyên tắc tách chức năng điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh cho hai cơ quan khác nhau việc này để đảm bảo sự côn bằng trong quá trình điều tra và xử lý vụ việc được công bằng và minh bạch nhất có thể. Đồng thời việc phân tách hai nhiệm vụ nêu trên cho hai cơ quan sẽ góp phần đảm bảo việc điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh được khách quan, trung thực.. Do đó Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh còn Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý và giải quyết khiếu nại.
Theo như quy định tại
– Nguyên tắc xử lý công khai các vụ việc cạnh tranh góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguyên tắc xử lý công khai có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của thành viên Hội đồng xử lý trước cộng đồng doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi chưa được Luật Cạnh tranh, pháp luật vi phạm hành chính quy định thì không coi là hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quy định về nguyên tắc xử lý công khai tránh sự tuỳ tiện của cơ quan chức năng khi giải quyết các yêu cầu về cạnh tranh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh:
Các hành vi có liên quan đến cạnh tranh sau đây sẽ bị nghiêm cấm:
(1) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
(2) Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
4. Thủ tục tố tụng cạnh tranh:
Thủ tụng tố tụng cạnh tranh là trình tự (thứ tự) các giai đoạn (các bước) mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện những hoạt động nhất định để giải quyết, xử lí vụ việc cạnh tranh
Thủ tục tố tụng cạnh tranh bao gồm ba giai đoạn cơ bản, đó là: điều tra vụ việc cạnh tranh, xử lí vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh.
– Điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lí vụ việc.
Điều tra vụ việc cạnh tranh được khởi đầu bằng quyết định điều tra (dựa trên thông tin về hành vi vi phạm hoặc khiếu nại vụ việc cạnh tranh) và kết thúc bằng đình chỉ điều tra hoặc bằng báo cáo, kết luận điều tra.
– Xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm: xử lí vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, xử lí vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Cạnh tranh năm 2018