Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ là gì, mục đích của mẫu tờ trình? Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ? Hướng dẫn soạn thảo tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ? Những quy định liên quan đến đề nghị thanh lý nhà công vụ?
Các loại tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức khác, việc bán tài sản được phụ thuộc vào ý chí của bên mua và bên bán, các bên thỏa thuận với nhau về việc mua bán tài sản. Khác với các loại tài sản này, đối với nhà công vụ tức tài sản công thì việc thanh lý loại tài sản này phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh lý tài sản công. Cơ quan, đơn vị thanh lý các loại tài sản này cần lập tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ. Vậy
Luật sư
1. Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ là gì, mục đích của mẫu tờ trình?
Nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật được hiểu là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật nhà ở thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.
Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ là văn bản do cơ quan, đơn vị, tổ chức có tài sản công, cụ thể là nhà công vụ muốn thành lý lập ra gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền với nội dung thông tin của nhà công vụ và lý do xin thanh lý nhà công vụ.
Mục đích của tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ: khi cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhà công vụ thuộc trường hợp phải thanh lý thì các cơ quan này sử dụng mẫu tờ trình nhằm mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc thanh lý nhà công vụ.
2. Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ?
PHÒNG GD&ĐT…………
TRƯỜNG……….
Số: /TTr – LTR
“V/v Đề nghị thanh lý công trình nhà công vụ”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
……, ngày……tháng……năm……
Kính gửi: ……
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí chủ tịch UBND huyện ……ngày…….về xây dựng khuôn viên, mặt bằng sân trường của trường……;
Nay trường…… lập tờ trình kính đề nghị …….. huyện …….. xem xét cho thanh lý, tháo dỡ công trình nhà Công vụ của …..đang nằm trên mặt bằng của nhà trường.
Lí do: Công trình đã xuống cấp, đã hết thời hạn sử dụng. Hơn nữa công trình nhà công vụ nằm ở giữa trường, gây cản trở cảnh quan, khuôn viên viên nhà trường.
Vậy nhà trường làm tờ trình kính đề nghị lãnh đạo………. các cơ quan chức năng xem xét, cho phép nhà trường được thanh lý và tháo dỡ công trình.
Nhà trường chúng tôi xin trân trọng cám ơn!
HIỆU TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
Như kg: (xem xét);
Lưu VT.
3. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ?
Người soạn thảo tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một tờ trình chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu tờ trình, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan chủ quản cơ quan có tài sản cần thanh lý, ghi rõ “V/v Đề nghị thanh lý công trình nhà công vụ”;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu tờ trình, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ;
Phần kính gửi là phần quan trọng của tờ trình: tờ trình cần có chủ thể gửi và chủ thể nhận, ở phần này ghi rõ tên của cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản; bên gửi là cơ quan có tài sản cần thanh lý.
Về nội dung mẫu tờ trình: ghi rõ các lý do thanh lý nhà công vụ: Công trình đã xuống cấp, đã hết thời hạn sử dụng. Hơn nữa công trình nhà công vụ nằm ở giữa trường, gây cản trở cảnh quan, khuôn viên viên nhà trường.
4. Những quy định liên quan đến đề nghị thanh lý nhà công vụ?
Theo quy định tại Điều 29
– Các trường hợp thanh lý tài sản công:
+ Thanh lý tài sản công khi tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý;
+ Thanh lý tài sản công khi tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả, hoặc chi phí sửa chữa lớn: dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản;
+ Thanh lý nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công khi thuộc các trường hợp trên bao gồm:
+ Một bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
Riêng đối với trường hợp các tài sản thanh lý do sửa chữa không hiệu quả cần phải nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản cụ thể.
+ Nếu có văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên thì kèm theo 01 bản chính bản đề nghị này;
+ Một bản danh mục tài sản đề nghị thanh lý, danh mục này nêu rõ chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý;
+ Riêng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được thì cần có ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa;
+ Ngoài ra nếu có các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản thì người nộp hồ sơ kèm theo bản sao các hồ sơ này.
– Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên để cơ quan quản lý này thực hiện xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý thực hiện xem xét, quyết định.
Bước 2: người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản ra quyết định thanh lý hoặc không thanh lý.
Thời hạn giải quyết: trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn này người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản ra quyết định thanh lý, trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp thì chủ thể này cần có văn bản hồi đáp cho bên đề nghị thanh lý.
Bước 3: Thẩm định thanh lý tài sản
Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công là chủ thể có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.
Bước 4: Ra quyết định thanh lý tài sản
Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:
+ Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;
+ Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý);
+ Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);
+ Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Bước 5: Thực hiện thanh lý tài sản công
+ Đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất: thời hạn thanh lý 60 ngày;
+ Đối với các tài sản khác: thời hạn thanh lý 30 ngày;
Thời hạn thanh lý này được tính từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định.
Bước 6: Xử lý tiền mua tài sản
Sau khi được thanh toán tiền mua tài sản thì tiền mua tài sản được nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá, nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định.
Đối với việc hạch toán giảm tài sản sau khi thanh lý xong tài sản: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về mẫu Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ, nội dung Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ và các nội dung liên quan đến Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ.