Hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm sẽ trở nên hiệu quả hơn khi có sự chung tay, giúp sức của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt trong việc tố giác tội phạm, hành vi tố giác tội phạm cũng cần được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tố giác được diễn ra một các thuận tiện và hợp lý.
Mục lục bài viết
1. Tố giác tội phạm là gì?
Tố giác về tội phạm và tin báo về tội phạm được pháp luật quy định là một trong những cơ sở khởi tố vụ án hình sự khi nhận thấy có dấu hiệu tôi phạm. Đây là căn cứ, là thông tin ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trong trong công tác điều tra, xác minh sự thật vụ án của cơ quan điều tra, mở đâu cho các hoạt động tố tụng tiếp theo .Tuy nhiên, hiện nay vẫn có tình trạng nhận thức nhẩm lẫn giữa tổ giác tội phạm và tin báo về tội phạm Do vậy, làm rõ khái niệm về tô giác và tin bảo, từ đó phân biệt rõ giữa hai khái niệm trên là cần thiết trong quá trình áp dung pháp luật. Theo Từ điển Tiếng Việt:
Tố giác được hiểu là báo cho cơ quan chính quyền biết người hoặc hành động phạm tội nào đó.
Tin báo là điều được truyền đi, báo cho biết về sư việc, tình hình xảy ra. Báo là cho biết việc gì đó đã xảy ra
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSTC hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đã giải thích khái niệm tố giác tội phạm như sau: Tố giác về tội phạm là những thông tin về hành vi có dấu hiệu tội phạm do cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng, cung cấp cho cơ quan, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết.
Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội thì “Tố giác của cá nhân về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.
Khoản 1, Điều 144
2. Phân biệt tố giác tội phạm và tin báo tội phạm:
Về khái niệm:
Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân
Về chủ thể cung cấp: Tố giác tội phạm có chủ thể là cá nhân có danh tính, địa chỉ rõ ràng còn tin báo về tội phạm có chủ thể rộng hơn, ngoài chủ thể là cá nhân còn bao gồm các cơ quan, tổ chức.
Về yếu tố phát hiện hành vi: Tố giác về tội phạm chủ thể là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Còn tin báo về tội phạm thì chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác và báo cho cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm lần đầu tiên được luật hóa một cách rõ ràng, đầy đủ, tạo sự thốngn nhất trong việc áp dụng pháp luật, ngay từ khi tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm của cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác, không còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau như khái niệm tố giác, tin báo trong những văn bản dưới luật trước đây.
3. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác:
– Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;
+ Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.