Sự hợp tác quốc tế về mọi mặt giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Quan hệ quốc tế là tổng thể các quan hệ giữa các công dân và tổ chức của các nước và giữa các nước với nhau. Vậy tổ chức nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức nước ngoài là gì?
Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.
Trên thực tế tổ chức nước ngoài là một khái niệm rộng, có thể là pháp nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế,… Trong giới hạn phạm vi bài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về pháp nhân nước ngoài là chủ thể của tư pháp quốc tế. Theo đó, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.
Tổ chức nước ngoài tiếng Anh là “foreign organization”.
2. Những vấn đề về cá nhân nước ngoài:
Khái niệm
Người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Hay nói cách khác, họ có thể là người có quốc tịch một nước khác, một vài nước khác hoặc không mang quốc tịch nước nào.
Người nước ngoài có thể cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và cũng có thể cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Phân loại
– Dựa vào cơ sở quốc tịch:
+ Người có quốc tịch nước ngoài
+ Người không có quốc tịch
– Dựa vào nơi cư trú:
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
+ Người nước ngoài cư trú ở nước ngoài
– Dựa vào thời hạn cư trú ở Việt Nam:
+ Người nước ngoài thường trú
+ Người nước ngoài tạm trú (dài hạn hoặc ngắn hạn)
– Dựa vào quy chế pháp lý
+ Người nước ngoài được hưởng các quy chế ưu đãi về miễn từ ngoại giao
+ Người nước ngoài được hưởng các quy chế theo hiệp định quốc tế
+ Người nước ngoài làm ăn sinh sống ở một nước sở tại
Địa vị pháp lý
– Các chế độ pháp lý:
+ Chế độ đãi ngộ như công dân: Người nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động, cũng như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai (trừ những ngoại lệ theo pháp luật quy định trong các trường hợp cụ thể).
Trên thực tế, luật pháp các nước dành riêng cho người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của họ không pải ở tất cả mọi mặt, mà bao giờ cũng còn những hạn chế nhất định như những quyền liên quan chính trị (quyền bầu cử, ứng cử), quyền cư trú bị hạn chế, quyền hành nghề học tập,…
+ Chế độ tối huệ quốc: Người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào đang được hưởng và sẽ được hưởng trong tương lai. Đây là chế độ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải. Theo chế độ tối hệ quốc thì người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài được hưởng đầy đủ và hoàn toàn các quyền hợp pháp mà một quốc gia đã giành cho và sẽ giành cho bất kỳ một nhóm người nước ngoài cũng như pháp nhân nước ngoài đang sinh sống hay hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia đó.
+ Chế độ đãi ngộ đặc biệt: Người nước ngoài được hưởng những ưu tiên ưu đãi đặc biệt hoặc các quyền đặc hưởng mà nước sở tại dành cho họ (thậm chí chính công dân nước sở tại không được hưởng).
+ Chế độ có đi có lại: Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở đó trên cơ sở có đi có lại.
+ Chế độ báo phục quốc: Chế độ này thực chất là biện pháp trả đũa. Nếu như một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hoặc có các hành vi gây thiệt hại hoặc tổn hại cho quốc gia khác hay công dân hoặc pháp nhân của quốc gia khác thì chính quốc gia bị tổn hại đó hoặc công dân hay pháp nhân của nó được phép sử dụng các biện pháp trả đũa như hạn chế hoặc có hành động tương ứng đối phó hoặc đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây ra các thiệt hại đó.
Địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam
– Quyền cư trú: Nơi cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định. Thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quy định nơi cư trú của người nước ngoài trên cơ sở bảo đảm phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của địa phương mình. Luật pháp Việt Nam cũng như đại đa số các nước trên thế giới quy định những khu vực cấm không thể cho phép người nước ngoài cư trú. Đó là các khu liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc bí mật quốc gia,…
– Quyền hành nghề: Pháp luật Việt Nam cho phép người nước ngoài cư trú Việt Nam được quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quyền này cũng bị hạn chế ở một số nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật quốc gia như sửa chữa, lắp ráp một số máy thông tin đặc chủng; Điều khiển một số loại phương tiện giao thông; Cấm không được làm nghề in, khắc dấu;…
– Quyền sở hữu và thừa kế: Người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc thời gian định cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam, nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác (theo Luật nhà ở 2014).
– Quyền được học tập: pháp luật Việt Nam quy định người nước ngoài ở Việt Nam và con em của họ được bảo đảm quyền học tập tại các trường đào tạo của Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học và trên đại học, trừ một số ngành và trường liên quan đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Khi học, người nước ngoài phải tuân thủ các quy chế tuyển sinh và quy chế học tập của các trường đại học đó và đóng phí theo quy định.
– Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: Người nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo vệ các quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cùng với các quyền và lợi ích trong lĩnh vực này theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
– Các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: Luật pháp Việt Nam quy định các nguyên tắc hôn nhân tiến bộ, không ngăn cấm việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, song vẫn phải tuân thủ các điều kiện cũng như các tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận.
– Quyền bảo vệ sức khỏe: Người nước ngoài ở Việt Nam được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở ý tế phải chấp hành những quy định pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân. Người nước ngoài có thể vào Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh…
– Quyền tố tụng dân sự: Người nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam được Nhà nước VIệt Nam cho hưởng chế độ đối xử như công dân trong tố tụng dân sự.
Khi người nước ngoài có những hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm và tính chất nguy hiểm cho xã hội mà họ có thể bị xử lý hành chính, hình sự hoặc thậm chí trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Những vấn đề về pháp nhân nước ngoài:
Quốc tịch của pháp nhân
Pháp luật của pháp nhân có thể được xác định theo nơi pháp nhân đăng ký thành lập hay nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của pháp nhân; hoặc nơi pháp nhân có trụ sở chính, nơi đăng ký điều lệ pháp nhân khi thành lập.
Do quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân không giống nhau nên trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước đồng thời coi là pháp nhân mang quốc tịch của nước mình. Để giải quyết hiện trượng này thì các nước phải ký kết với nhau điều ước quốc tế nhằm thống nhất nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân cũng như thừa nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật của các nước hữu quan.
Quy chế pháp lý
– Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
+ Chủ thể: Các tổ chức được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mọi quốc tịch và mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả tổ chức quốc tế.
+ Hình thức:
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở
Thành lập doanh nghiệp liên doanh trên cơ sở hợp đồng liên doanh, doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ký
+ Các quyền cơ bản:
Được Nhà nước Việt Nam áp dụng các biên pháp đảm bảo đầu tư. Nhà nước Việt Nam có biện pháp giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư trong trường hợp do thay đổi quy định của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép.
Nhà đầu tư sau khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế, được quyền chuyển ra nước ngoài: lợi nhuận thu được trong quá trình kinh doanh; những khoản tiền thu được do cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ; tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài trong quá trình hoạt động; vốn đầu tư, các khoản tiền và tài sản khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Các ưu đãi về tài chính: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng nộp thuế lợi tức 25% lợi nhuận thu được. Đối với dầu khí và một số tài nguyên quý hiếm khác thì thuế lợi tức cao hơn.
Về tổ chức kinh doanh: pháp luật Việt Nam quy định rằng các doanh nghiệp nước ngoài có toàn quyền quyết định chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình, được quyền xuất khẩu hoặc ủy quyền xuất khẩu sản phẩm của mình, tự thực hiện hoặc ủy thác tiêu thụ những sản phẩm của mình được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
Đi đôi với quyền lợi thì khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần phải: tôn trọng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam; nộp các khoản thuế, lệ phí do pháp luật Việt Nam quy định; phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ kế toán, thống kê, quản lý ngoại hối, bảo vệ môi trường,…