Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam? cơ cấu tở chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam?
Nhà tạm giữ, tạm giam là nơi giữ những người bị bắt trong các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Theo đó để có thể thực hiện nghiêm minh quy định của pháp luật về tạm giữ tạm giam thì nhà tạm giữ, trại tạm giam phải được tổ chức chặt chẽ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam rõ ràng. Vậy cụ thể pháp luật đã quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam
Căn cứ theo quy định khoản 1,2, tại Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tạm giữ, trại tạm giam Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 quy định cụ thể:
1. Nhà tạm giữ, trại tạm giam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật này;
b) Thực hiện các biện pháp quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
c) Áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
d) Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; giải quyết kiến nghị theo thẩm quyền hoặc chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
đ) Giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền;
e) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng lệnh, quyết định tạm giữ, tạm giam, trả tự do là trái pháp luật;
g) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
h) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ, 05 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, 10 ngày trước khi hết thời hạn gia hạn tạm giam và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật; trường hợp hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì kiến nghị ngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam xử lý;
i) Trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
l) Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành tạm giữ, tạm giam.
2. Đối với nhà tạm giữ Công an cấp huyện và trại tạm giam, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.
Như vậy dựa trên quy định trên chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra quy định đối với nhiệm vụ và quyền hạn của nhà tạm giữ tạm giam, theo đó khi tiến hành tiếp nhận một người bị tạm giữ, tạm giam vào nơi giam, giữ, hoặc ra khỏi nơi giam, giữ phải kiểm tra các lệnh, quyết định phải có các lệnh, quyết định đang còn hiệu lực pháp luật của các cơ quan và người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và cần phải có có biên bản giao, nhận hồ sơ, giao nhận người; xác nhận tình trạng sức khỏe của họ, biên bản tạm giữ tư trang, tài sản theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra nhà tạm giữ tạm giam phải thực hiện các trách nhiệm để cho người bị tạm giữ tạm giam có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ ví dụ như quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân.
Như chúng ta đã biết nếu suy cho cùng thì người bị tạm giữ khác với người bị tạm giam. Khác biệt lớn nhất giữa hai đối tượng này là đã bị khởi tố hay chưa bị khởi tố trước pháp luật. Có thể thấy quy định về biện pháp tạm giữ, tạm giam trong Tố tụng hình sự Việt Nam nhìn chung đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa triệt để; quy định của pháp luật về căn cứ, điều kiện áp dụng các biện pháp còn thiếu cụ thể. Trong đó, quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thay thế, hủy bỏ biện pháp tạm giam chưa chặt chẽ, như được áp dụng, thay thế, hủy bỏ khi cần thiết, hoặc là có thể tạm giam. Điều này tạo điều kiện cho việc lạm quyền trong tạm giam kéo dài, ảnh hưởng đến quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam Theo đó nên pháp luật đề ra quy định về trách nhiệm như trên là hoàn toàn hợp lý.
2.Cơ cấu tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam
2.1. Nhà tạm giữ được tổ chức như sau:
– Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
– Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
– Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
– Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Nhà tạm giữ là nơi tạm giữ những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và những người bị bắt theo lệnh truy nã với cơ cấu tổ chức chặt chẽ và tại đây thường thì những chiến sĩ công tác tại đây sẽ có trách nhiệm trong việc tuyên truyền nâng nhận thức và hiểu biết quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù tại Nhà tạm giữ qua đó đảm bảo người bị giam, giữ, chấp hành án phạt tù được thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định của
Theo cơ cấu trên thì mỗi một cơ quan sẽ có trách nhiệm trong thực hiện quy định về tạm giữ và quản lý nhà tạm giữ khác nhau. Tại nhà tạm giữ cũng phải thực hiện cung cấp đầy đủ và đảm bảo cho người bị tạm giữ có điều kiện sinh hoạt và các chức vụ trong nhà tạm giữ phải có đầy đủ các tiêu chí, điều kiện và yêu cầu, tiêu chuẩn mà pháp luật đề ra.
2.2. Trại tạm giam được tổ chức như sau:
– Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
– Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
– Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
– Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Như vậy dựa trên quy định chúng tôi đưa ra về cơ cấu của nhà tạm giam có thể thấy hệ thống cơ cấu tổ chức của trại giam được pháp luật quy định khá chặt chẽ, phù hợp với tính chất của hình phạt tù. Bên cạnh đó, mục đích của hình phạt tù không chỉ là trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội (hoàn lương), vì vậy mà trách nhiệm của các cán bộ trại giam được đặt ra một cách nặng nề, bởi đó là trách nhiệm của cả hai công việc giam giữ và cải tạo, mà không một công việc nào là dễ dàng.