Kinh doanh xổ số là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có các quy định về thời gian tổ chức mở thưởng xổ số. Vậy tổ chức mở thưởng xổ số không đúng lịch có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức mở thưởng xổ số không đúng lịch có bị xử phạt?
Câu hỏi: Chị H ở Vũng Tàu có gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia như sau:
Tôi có mua hai vé số ở công ty xổ số kiến thiết. Ban đầu lịch tổ chức mở thưởng xổ số được thông báo vào ngày 20 tháng 10 năm 2023 theo lịch mở thưởng, tuy nhiên sau đó việc tổ chức mở thưởng xổ số đột ngột lùi lại vào 25 tháng 10 năm 2023. Việc tổ chức mở thưởng xổ số không đúng lịch ban đầu thông báo thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không và nếu bị xử phạt thì mức xử phạt được quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời: Về vấn đề của chị H chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Về vấn đề xử phạt vi phạm đối với doanh nghiệp tổ chức mở thưởng xổ số được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 44
Nếu tổ chức mở thường xổ số có một trong các hành vi dưới đây sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng cụ thể như sau:
– Chủ thể kinh doanh xổ số tổ chức mở thưởng xổ số không đúng với lịch mở thưởng đã công bố
– Chủ thể kinh doanh xổ số tổ chức mở thưởng xổ số không đúng với địa điểm đã được xác định theo quy định
– Chủ thể kinh doanh xổ số không thực hiện việc xây dựng và công bố một cách công khai những thể lệ quy định trong việc quay số mở thưởng
Tổ chức kinh doanh xổ số có thể bị xử vi phạm hành chính nếu có một trong các hành vi dưới đây có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cụ thể các hành vi đó bao gồm:
– Chọn lựa một người không đủ điều kiện thực hiện việc quay số mở thưởng theo quy định của pháp luật
– Khi thực hiện việc quay số mở thưởng mà không có đủ số người thực hiện việc quay số mở thưởng theo quy định của pháp luật
– Thời gian tiến hành việc quay số mở thưởng không đúng theo quy định của pháp luật
– Quy trình thực hiện việc quay số mở thưởng không đúng theo quy định pháp luật
Trường hợp tổ các chủ thể kinh doanh xổ số có các hành vi cố ý để làm sai lệch các kết quả trúng thưởng xổ số nhằm thu lợi bất chính thì các chủ thể đó có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Cần lưu ý: Mức xử phạt trên đang được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi vi phạm còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự sẽ bị áp dụng mức xử phạt gấp hai lần so với cá nhân.
Như vậy, có thể thấy đối với hành vi tổ chức mở thưởng xổ số không đúng theo lịch mở thưởng xổ số đã công bố có thể bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Vì vậy công ty xổ số mà chị H tham gia quay thưởng xổ số đã có hành vi vi phạm về việc tổ chức mở thưởng xổ số không đúng quy định và có thể bị xử phạt từ 10 đến 20.000.000 đồng.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kinh doanh xổ số:
Ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính bao gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền, tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số,…cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xổ số còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định vê các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kinh doanh xổ số trong đó bao gồm:
– Buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số chỉ được thực hiện kinh doanh theo đúng các loại hình sản phẩm xổ số mà pháp luật đã quy định;
– Buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số thực hiện kinh doanh xổ số theo đúng địa bàn kinh doanh đã đăng ký theo quy định;
– Buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số phải hủy bỏ đồng thười thực hiện việc đính chính thông tin kết quả trúng thưởng đã bị cố tình làm sai lệch, không đúng so với biên bản đã có chữ ký xác nhận của Hội đồng giám sát xổ số;
– Buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số thực hiện bổ sung, đính chính các số liệu liên quan kinh doanh xổ số mà cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số đã tiến hành báo cáo không đầy đủ, không chính xác;
– Buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số phải tiến hành tiêu hủy những tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc làm giả các tài liệu thật, các thiết bị sử dụng trong việc quay số mở thưởng không bảo đảm các yêu cầu quản lý theo quy định của pháp luật nhằm làm sai lệch kết quả xổ số hoặc thu lượi bất chính,…;
– Buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh xổ số phải thực hiện nộp lại toàn bộ số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số mà có.
3. Thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tổ chức mở thưởng xổ số không đúng lịch:
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP đã có quy định rõ về thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xổ số theo đó các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi tổ chức mở thưởng xổ số không đúng lịch bao gồm:
Thứ nhất, Thanh tra viên tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền xử phạt cảnh cáo; tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị dưới 50.000.000 đồng mà người có hành vi vi phạm đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm
Thứ hai, Chánh thanh tra Sở tài chính có quyền xử phạt cảnh cáo; áp dụng mức xử phạt tiền tới 50.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị dưới 50.000.000 đồng mà người có hành vi vi phạm đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; ngoài ra có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP
Thứ ba, chánh thanh tra bộ tài chính có quyền xử phạt cảnh cáo; áp dụng mức xử phạt tiền tới 100.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện mà người có hành vi vi phạm đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, đồng thời tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số của cơ sở kinh doanh trái quy định; ngoài ra có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP.
Lưu ý:
Ngoài những người có thẩm quyền nêu trên thì đối với những người, cơ quan được thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện được các hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi chức vụ của mình nếu phát hiện hành vi vi phạm trên địa bàn quản lý của mình hoặc thuộc lĩnh vực mà mình quản lý thì có thể áp dụng các quy định về mức xử phạt trong Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP để xử phạt
Mức xử phạt tiền quy định thẩm quyền nêu trên được áp dụng với cá nhân còn đối với tổ chức sẽ là gấp hai lần mức xử phạt tiền áp dụng đối với các nhân có hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 98/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm kinh doanh xổ số