Khái niệm tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Vai trò và bản chất tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Mối quan hệ giữa nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
Hiện nay, nhu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mà còn diễn ra ở lĩnh vực chính trị giữa các chính phủ của các quốc gia trên thế giới với nhau nhằm tạo ra các chế độ, chính sách chung để các bên cam kết, thực hiện và giải quyết các tranh chấp khi có phát sinh xảy ra. Vì vậy, Khái niệm tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Vai trò và bản chất tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Mối quan hệ giữa nhà nước và tổ chức phi chính phủ là như thế nào là những câu hỏi băn khoăn của mọi người khi nhắc đến tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ
1. Khái niệm tổ chức liên chính phủ và tổ chức phí chính phủ
1.1. Tổ chức phi chính phủ là gì?
+ Có thể hiểu một tổ chức phi chính phủ là tổ chức quốc tế mà các thành viên tham gia không phải là chính phủ được thành lập hợp pháp dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy các hoạt động của con người trong quan hệ quốc tế khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội và nhân văn…
Tổ chức phi chính phủ thường hoạt động trên cơ sở điều lệ và ở một số quốc gia phải hoạt động theo một tiêu chuẩn và đáp ứng các điều kiện nhất định và hoạt động ở hai nước trở lên phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động, quy chế thành viên và có các cơ cấu tổ chức và nguồn tài chính hỗ trợ để duy trì hoạt động.
Tổ chức phi chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ vì hòa bình, hợp tác và cùng phát triển giữa các quốc gia có uy tín và có sức ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới.
Có thể kể đến một số tổ chức phi chính phủ trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay như là ủy ban chữ thập đỏ thế giới, học bổng thanh niên quốc tế, ân xá quốc tế, hòa bình xanh, tổ chức theo dõi nhân quyền, tổ chức tiêu chuân hóa quốc tế, quỹ nhi đồng liên hợp quốc, tổ chức tầm nhìn thế giới, quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên, quỹ dân số liên hợp quốc, diễn đàn tuổi trẻ Việt Nam…
1.2. Tổ chức liên chính phủ là gì?
+ Thông thường thì các tổ chức liên chính phủ có vai trò của các tổ chức khu vực trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới được thể hiện thông qua các hoạt động giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột, xây dựng pháp luật liên quan đến hòa bình, an ninh khu vực hoạt động giải trừ quân bị và hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực an ninh.
+ Có thể hiểu tổ chức liên chính phủ là một trong các thực thể liên kết các quốc gia và cũng là một trong những đặc điểm cơ bản để phân biệt với các tổ chức phi chính phủ và các chủ thể khác của luật quốc tế, các tổ chức này được hình thành trên cơ sở các điều ước quốc tế và để có thể thành lập một tổ chức quốc tế thì các quốc gia thành viên bắt buộc phải ký kết một điều ước quốc tế để thành lập tổ chức quốc tế đó, có các hệ thống các cơ quan duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích tôn chỉ của tổ chức quốc tế đó.
– Tổ chức liên chính phủ, hay đôi khi còn gọi là tổ chức chính phủ quốc tế, là một tổ chức bao gồm chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền hay các tổ chức liên chính phủ khác. Thường thì tổ chức liên chính phủ được gọi là tổ chức quốc tế dù rằng khái niệm này có thể hàm nghĩa cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế như các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoặc các công ty đa quốc gia.
– Hoạt động của tổ chức mang tính chất đại diện cho thành viên của tổ chức, chủ yếu là quốc gia.
– Áp dụng chủ yêu trong Luật quốc tế, thưa nhận tư cách chủ thể.
– Các tổ chức liên chính phủ là một khía cạnh quan trọng của công pháp quốc tế. Chúng được thành lập dựa trên các hiệp định (đóng vai trò hiến chương); những hiệp định này được hình thành khi các đại diện pháp lí (tức các chính phủ) của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp định, từ đó tạo lập tư cách pháp nhân cho tổ chức liên chính phủ.
Ví dụ như: liên hợp quốc, liên minh Châu Âu (EU), tổ chức thương mại thế giới, tổ chức thuế quan thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, hiệp hội các quốc gia đông nam á, đại học liên hợp quốc, NATO, tổ chức các quốc gia châu mỹ, liên minh bưu chính quốc tế, tổ chức an ninh và hợp tác châu âu, tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, khối thịnh vượng chung anh, cộng đồng pháp ngữ, liên minh latinh.
– Một tổ chức phi chính phủ là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, để chỉ các tổ chức xã hội và văn hoá mà mục tiêu chính không phải là thương mại.
– Các tổ chức phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên, khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho một nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lý và nhân văn.
– Hoạt động chính của tổ chức là các hoạt động không mang tính chất đại diện cho quốc gia
– Áp dụng chủ yếu trong phạm vi quốc gia, không thừa nhân tư cách chủ thể.
Ví dụ: tổ chức hợp tác quốc tế về văn hóa-giáo dục, hòa bình xanh, tổ chức về hoạt động môi trường, chữ thật đỏ.
2. Vai trò và bản chất tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ
2.1. Vai trò của tổ chức liên chính phủ
+ Hiện nay, tổ chức liên chính phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Khi thành lập của một tổ chức quốc tế thì các thành viên trong tổ chức đó đều có thể liên kết với nhau về mọi mặt trong tất cả các lĩnh vực chính trị, giáo dục, thể thao, kinh tế thương mại tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội.
+ Hoạt động xây dựng pháp luật trực tiếp của các tổ chức quốc tế, đồng nghĩa với việc sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia tạo điều kiện để các nước đàm phán và cùng nhau hợp tác cùng có lợi và phát triển nền kinh tế, đồng thời tạo ra mạng lưới sản xuất và lưu thông các sản phẩm hàng hóa giữa các quốc gia sẽ đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển hơn. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển để thúc đẩy đầu tư trong nước và ngoài nước, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Cho nên với sự ký kết gia nhập tổ chức quốc tế ra đời hàng loạt các văn bản ký kế song phương, đa phương tạo sự hợp tác cho các nước nhất là các nước thành viên với nhau.
Các quốc gia tiến hành ký kết các điều ước quốc tế và điều ước quốc tế là một trong các văn bản pháp lý quốc tế do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoăc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau thông qua các quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể ký kết theo hình thức đa phương hoặc song phương. Khi Ký kết các điều ước quốc tế là một quá trình hết sức phức tạp, nó chỉ có thể thực hiện được khi các bên tham gia thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng và dứt khoát như là quát trình đàm phán để đi đến soạn thỏa điều ước, thủ tục ký và các thủ tục khác để cho điều ước quốc tế có hiệu lực thi hành.
Chấp nhận các tập quán quốc tế và tập quán quốc tế có thể coi là những quy tắc xử sự chung, thông thường nó được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và đã được các quốc gia thừa nhận là quy phạm pháp lý ràng buộc mình được áp dụng một cách tự nguyện. Để được công nhận là một tập quán quốc tế thì các quy tắc đó phải được các quốc gia hoặc các tổ chức liên chính phủ thừa nhận và áp dụng thường xuyên.
+ Tổ chức liên chính phủ có vai trò lập nên các thiết kế để giám sát thực hiện điều ước quốc tế mà tổ chức bảo trợ ký kết để thực hiện các điều ước quốc tế một cách nghiêm túc đặc biệt trong lĩnh vực môi trường và các quyền của con người.
+ Khi gia nhập các tổ chức quốc tế thì các quốc gia thành viên sẽ được hưởng ưu đãi thuế so với các quốc gia khác.
+ Việc thành lập tổ chức liên chính phủ thì sự hợp tác quốc tế sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt và sâu rộng hơn.
2.2. Vai trò của tổ chức phi chính phủ
Một trong những vai trò quan trọng nhất của tổ chức phi chính phủ là tạo ra một môi trường chính trị dân chủ hơn khi nó tạo điều kiện cho những thành phần yếu thế của xã hội nâng cao tiếng nói của mình thông qua việc giám sát các chủ thể quốc gia thì các tổ chức phi chính phủ đã trở thành một thành phần kiểm tra và đối trọng góp phần giảm bớt quyền lực tuyệt đối truyền thống của các chủ thể nhà nước nhằm xây dựng một nền chính trị có tính đòn bẩy và trách nhiệm cao hơn.
Các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các vấn đề giải quyết ở cộng đồng, hỗ trợ về tài chính, chia sẻ các kinh nghiệm và đóng vai trò ngoại giao nhân dân.
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam ngày càng tăng về số lượng, lĩnh vực hoạt động và địa bàn hoạt động ngày càng rộng, mức viện trợ ngày càng lớn đã tạo cho cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội, góp phần làm cho xã hội việt nam cởi mở và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng quốc tế , góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa xã hội, kinh tế xã hội ngày càng phát triển tạo điều kiện cải thiện quan hệ giữa chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ đã nâng lên thành quan hệ đối tác.