Tổ chức giám định tư pháp công lập theo Luật giám định tư pháp? Bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập? Vai trò của giám định tư pháp công lập?
Giám định tư pháp là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể, thông qua kĩ năng nghiệp vụ và thiết bị máy móc để có thể xác định được chứng cứ, bằng chứng và sự việc sự vật đó có thật hay không và từ đó đưa ra kết quả giám định chính xác và công tâm nhất. Hiện nay các tổ chức giám định tư pháp công lập hoạt động dựa trên quy định của pháp luật. Để biết thêm những thông tin chi tiết về vấn đề này. Dưới đây chúng tôi xin đề cập về nội dung tổ chức giám định tư pháp công lập theo Luật giám định tư pháp.
Cơ sở pháp lý:
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập theo Luật giám định tư pháp
Tổ chức giám định tư pháp công lập là tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1.1. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
– Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
– Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
– Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
– Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y
Như vậy chúng ta thấy rằng tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y được lập ra với các cơ quan từ cấp bộ cấp tỉnh, Bộ quốc phòng và bộ công an, mỗi tổ chức sẽ có trách nhiệm thực hiện công việc khác nhau dựa trên chuyên môn và những trường hợp thuộc thẩm quyền của mình.
1.2. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần
Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
– Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
– Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Theo đó có thể thấy tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần gồm có hai tổ chức cụ thể, căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1.3. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự
Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
– Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
– Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
– Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Như vậy có thể thấy tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm các tổ chức thực hiện chức năng chuyên môn nghiệp vụ của họ để phân tích những chứng cứ hiện trường vụ án giúp cơ quan an ninh trong quá trình điều tra phá án. Hai cơ quan này có trách nhiệm thực hiện đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật.
1.4. Đặc điểm của tổ chức giám định tư pháp công lập
– Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.
– Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
– Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định của Luật Giám định tư pháp.
2. Bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập
Căn cứ theo quy định tại điều 13. Bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định cụ thể:
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp.
2. Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.
Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Như vậy dựa trên quy định này có thể thấy nhà nước rất tạo điều kiện để tổ chức giám định công lập có thể thực nhiện nhiệm vụ và công tác giám định. Cụ thể như tạo điều kiện về vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp, như chúng ta đã biết thì việc giám định hết sức phức tạp và khó khăn, muốn giám ddinhjd dược kết quả chính xác nhất thì đòi hỏi phải nhờ tới công cụ, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giám định này.
Ngoài ra theo như trên chúng ta còn thấy nhà nước đề ra quy định về kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập cũng được đảm bảo trích từ ngân sách nhà nước để phục vụ công tác này. Như vậy cũng thể hiện được sự quan tâm của đảng và nhà nước tới hoạt động giám định tư pháp và bởi vì giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.
Như chúng ta thấy thì hoạt động Giám định tư pháp được thực hiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng nên rất cần tới điều kiện về trang thiết bị đặc biệt là đối với lĩnh vực lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần đối với lĩnh vực hình sự thì Bộ Công An sẽ có thẩm quyền về cơ sở vật chất để giám định. Bên cạnh đó hiện nay, nhu cầu cần giám định để phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch dân sự của tổ chức, cá nhân ngày một nhiều nên việc phát triển nên đầu tư về cơ sở vật chât là rất cần thiết.
3. Vai trò của giám định tư pháp công lập
Theo quyd dịnh của pháp luật thì khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp phải sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng các quy chuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể để thực hiện giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện, và theo đó việc giám định đóng vai trò để làm minh bạch và sáng tỏ sự thật.
Ngoai ra, giám định như chúng tôi đã nói thì nó xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân nên khi thực hiện giám định, người giám định không phải chịu chi phối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước. Hoạt động Giám định tư pháp nhằm mục đích để cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó trong thực tế hiện nay, nhu cầucần giám định để phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch dân sự của tổ chức, cá nhân ngày một nhiều.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Tổ chức giám định tư pháp công lập theo Luật giám định tư pháp” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.