Tổ chức đám cưới khi chưa đủ tuổi kết hôn bị xử phạt thế nào? Thủ tục xử lý vi phạm hành chính hành vi tổ chức tảo hôn? Thực trạng tảo hôn ở nước ta hiện nay? Nguyên nhân của tảo hôn? Những giải pháp giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn?
Độ tuổi kết hôn là một trong những điều kiện bắt buộc mà hai bên nam, nữ cần phải tuân thủ khi chuẩn bị tổ chức đám cưới và thực hiện đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật quy định về điều kiện để kết hôn là như vậy nhưng vẫn có một số gia đình, cặp đôi nam nữ vẫn cố tình tổ chức đám cưới khi mà một trong hai bên hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn. Vậy tổ chức đám cưới khi chưa đủ tuổi kết hôn bị xử phạt thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tổ chức đám cưới khi chưa đủ tuổi kết hôn bị xử phạt thế nào?
Tổ chức đám cưới là một hoạt động của hai bên gia đình cô dâu, chú rể theo theo phong tục tập quán của Việt Nam ta từ trước đến nay. Tổ chức đám cưới cho đôi nam nữ yêu nhau với mục đích đó chính là hai bên gia đình chính thức thông báo rộng rãi đến trước những người thân, bạn bè về sự chấp thuận cuộc hôn nhân của cặp đôi uyên ương. Đương nhiên, lễ cưới sẽ là một cái kết rất đẹp và nó sẽ là minh chứng cho tình yêu tuyệt đẹp của đôi uyên ương. Tuy nhiên, nó sẽ đẹp hơn nữa khi cặp đôi trai gái thực hiện kết hôn, tổ chức đám cưới sao cho đúng với pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn xảy ra những trường hợp là hai bên cưới nhau nhưng một bên lại chưa đủ tuổi hoặc có thể là cả hai bên đều chưa đủ tuổi, trường hợp này sẽ xảy ra nhiều hơn tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đương nhiên, khi một trong hai bên không đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật thì hai bên không thể đi làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật để nhận giấy đăng ký kết hôn được, nhưng cả hai bên và gia đình của họ lại thực hiện tổ chức một lễ cưới để công bố với mọi người đồng thời thể hiện sự chấp thuận của hai bên gia đình cho hai người chính thức về ở với nhau. Tuy rằng họ không đăng ký kết hôn được nhưng cả hai bên đã thực hiện hành vi này thì đồng nghĩa với việc họ đang làm sai với quy định của pháp luật về luật Hôn nhân và gia đình và theo quy định của pháp luật thì họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính vì đã vi phạm về lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Hành vi tổ chức đám cưới cho người chưa đủ tuổi kết hôn chính là hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn. Tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ hành vi tảo hôn chính là việc nam/nữ lấy vợ, lấy chồng khi một trong hai bên hoặc là cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Tuổi kết hôn mà pháp luật Việt Nam quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đó là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, đối với nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Còn hành vi tổ chức tảo hôn chính là việc một hoặc nhiều người (ở đây đa phần là cha, mẹ của cả hai bên nam, nữ đứng ra tổ chức hoặc cũng có thể là hai bên nam, nữ tự tổ chức) đứng ra tổ chức đám cưới cho hai bên nam, nữ.
Tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì:
– Hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn (tổ chức tảo hôn) sẽ bị phạt hành chính từ 000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Hành vi duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người mà chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù là đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, qua quy định trên ta có thể thấy hình phạt được đặt ra đối với người tổ chức tảo hôn cho cặp đôi nam, nữ chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn chứ chính bản thân người kết hôn khi chưa đủ điều kiện về độ tuổi sẽ không bị phạt. Người kết hôn với người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt khi họ vẫn duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người mà chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù là đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Ngoài ra tại Điều 183 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định về tội tổ chức tảo hôn thì người nào thực hiện hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người mà chưa đến độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm, thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Như vậy, đối với hành vi tổ chức đám cưới cho người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định không chỉ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính mà người tổ chức có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như còn tái phạm.
2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính hành vi tổ chức tảo hôn:
– Lập
+ Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã
+ Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện
– Ra
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết đinh xử phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định xử phạt đối với hành vi duy trì mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người mà chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù là đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
– Nộp tiền phạt: Người bị phạt hành chính tiến hành nộp tiền phạt hành chính tại kho bạc nhà nước hoặc tại những nơi khác mà pháp luật có quy định trong thời gian luật định.
3. Thực trạng tảo hôn ở nước ta hiện nay:
Vào năm 2014, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số thì thời điểm đó tình trạng tảo hôn chiếm tỷ lệ là 26,6% người dân tộc thiểu số, đây là một con số quá cao. Qua quá trình tuyên truyền, vận động và quản lý sát sao của cơ quan chức năng thì tỷ lệ tảo hôn tại các vùng dân tộc thiểu số đã giảm dần. Đến năm 2019 thì tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số đã giảm 4,7%, tức là bình quân mỗi năm giảm 0,94% còn 21,9%, tuy nhiên con số này vẫn còn khá là cao. Theo thống kê năm 2019, tại những vùng mà tập trung nhiều các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như là ở Tây Nguyên có 27,5% số người bước vào cuộc hôn nhân khi mà chưa đủ tuổi kết hôn; còn ở Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 24,6%; còn ở Đồng bằng sông Hồng – nơi mà không có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống chiếm 3,3%.
Chính vì tỷ lệ tảo hôn hiện nay vẫn còn tồn tại với tỷ lệ khá là cao của người dân nên nhà nước, các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải sát sao hơn nữa để nắm rõ được tình hình, xác định được đúng nguyên nhân nhằm để bổ sung những giải pháp có tính hữu hiệu phòng chống tảo hôn.
4. Nguyên nhân của tảo hôn:
Tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra khá là nhiều chủ yếu là xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của cơ quan chức năng còn gặp khá nhiều khó khăn (như vì rào cản về ngôn ngữ, dân không biết chữ,….);
– Mức xử lý vi phạm vẫn còn khá là thấp nên chưa đủ sức răn đe với người dân;
– Sự can thiệp từ phía chính quyền ở địa phương đối với hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn còn chưa quyết liệt, hời hợt;
– Ảnh hưởng từ phong tục tập quán và hủ tục lạc hậu trong hôn nhân đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người dân;
– Do người dân còn thiếu hiểu biết và trình độ học vấn còn thấp,….
5. Những giải pháp giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn:
– Nhà nước và các cơ quan chức năng cùng với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền với các phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm để nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật dân số, hôn nhân và gia đình;
– Thực thi nghiêm chỉnh các chính sách về xoá đói giảm nghèo, thực hiện giáo dục nâng cao dân trí nhất là ở các vùng khó khăn, các bản xa xôi hẻo lánh;
– Các cấp chính quyền cần phải vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn về tình trạng tảo hôn ở địa phương mình, cấm triệt tình trạng bao che cho những người có vi phạm;
– Tăng về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn để tăng sự răn đe cho những người dân;
– Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm hơn và giáo dục con cái của mình (giáo dục cho con về giới tính, nhận thức và tư duy,….).