Tổ chức công đoàn là gì? Vị trí của tổ chức công đoàn? Vai trò của tổ chức công đoàn? Chức năng của tổ chức công đoàn? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tổ chức công đoàn?
Tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở hoạt động hiệu quả. Tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng góp phần bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Vậy tổ chức công đoàn là gì? Tính chất, vị trí, vai trò và chức năng của tổ chức công đoàn như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Công đoàn năm 2012
Mục lục bài viết
1. Tổ chức công đoàn là gì?
Theo quy định tại Điều 1 luật công đoàn năm 2012 nêu rõ:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động. Tổ chức công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức công đoàn đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động nhằm chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; quản lý kinh tế – xã hội, tham gia quản lý nhà nước, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; vận động, tuyên truyền người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành theo đúng các quy định của pháp luật.
Tổ chức công đoàn là tổ chức tham gia vào việc quản lý kinh tế-xã hội gồm có công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp. Cụ thể:
Tổ chức công đoàn cơ sở là tổ chức tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một trong các cấp của hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, liên kết công đoàn cơ sở và chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Vị trí của tổ chức công đoàn:
Tổ chức công đoàn là một phần, một thành viên độc lập trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Tổ chức công đoàn có vị trí như sau:
– Đối với Đảng, công đoàn là chỗ dựa vững chắc, là nền tảng và cũng là cầu nối quan trọng giữa quần chúng với Đảng. Tổ chức công đoàn được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Đối với chính quyền nhà nước, tổ chức công đoàn hoạt động bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cộng tác đắc lực, đồng thời nhà nước sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện về mặt pháp lý để tổ chức Công đoàn hoạt động một cách thuận lợi và hiệu quả.
– Đối với các tổ chức chính trị xã hội khác, tổ chức công đoàn là cốt lõi, trọng tâm trong khối liên minh Công, Nông, trí thức, bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau cùng hoạt động hiệu quả, tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau hoạt động, đồng thời cũng là một phần quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Vai trò của tổ chức công đoàn:
Qua thời kì phát triển đất nước, bước vào thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở rộng tác động trên khắp các lĩnh vực, cụ thể như sau::
* Vai trò trong lĩnh vực chính trị: Tổ chức công đoàn làm cầu nối tăng cường sự liên kết giữa Đảng với nhân dân, phát huy và đảm bảo tính dân chủ của người lao động. Tổ chức công đoàn góp phần nâng cấp cho hệ thống chính trị – xã hội của Việt Nam, hoàn thiện từng bước nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đảm bảo sự ổn định về chính trị.
* Vai trò trong lĩnh vực kinh tế: Tổ chức công đoàn góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa kinh tế trí thức vào nền kinh tế, phát huy và năng động hơn trong tiến trình hội nhập, học hỏi thế giới. Công đoàn tiếp tục thúc đẩy và nâng cấp tính hiệu quả của các thành phần kinh tế, lấy nhà nước làm trung tâm chủ đạo với các thành phần kinh tế khác nhằm góp phần làm cho nền kinh tế nhà nước đạt giá trị tốt nhất. Đồng thời, hoạt động của tổ chức công đoàn góp phần xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện, đấu tranh với việc xóa bỏ tính bao cấp, quan liêu, củng cố thêm các nguyên tắc tập trung dân chủ trên cơ sở mở rộng dân chủ. Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xóa bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế, tổ chức công đoàn tiếp tục liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh, đẩy mạnh hoạt động của thành phần kinh tế mà vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Vai trò trong lĩnh vực văn hóa – tư tưởng: Tổ chức công đoàn góp phần nâng cao lập trường giai cấp, mọi hoạt động đều lấy nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, truyền thông dân tộc , phát huy sự học hỏi và tiếp thu thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại, văn minh của nhân loại, đồng thời giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, không hòa tan nền văn hóa với bạn bè quốc tế. Như vậy, tổ chức công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong nền kinh tế nhiều thành phần.
* Vai trò trong lĩnh vực xã hội: Tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng giai cấp do chính mình đại diện là giai cấp công nhân. Tổ chức công đoàn là chỗ dựa tinh thần vững chắc để giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Đồng thời tổ chức công đoàn góp phần trau dồi, rèn luyện, nâng cấp chuyên môn, giác ngộ tư tưởng chính trị, phát huy trình độ văn hóa, nhãn quan chính trị, là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công – nông – trí thức, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.
4. Chức năng của tổ chức công đoàn:
Công đoàn Việt Nam có ba chức năng.
Tổ chức công đoàn đại diện cho giai cấp công nhân, người lao động, có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp giai cấp, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp, cải thiện sản lượng , giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Tổ chức công đoàn cũng là tổ chức đại diện cho người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức trong khuôn khổ theo quy định của pháp luật.
Trong công tác triển khai và xây dựng thực hiện giáo dục của người lao động, tổ chức công đoàn có trách nhiệm tổ chức giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, cùng thực hiện xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Như vậy, chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau, cũng là mục tiêu hướng đến của tổ chức công đoàn. Các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn dựa trên cơ sở của hệ thống các chức năng, trong đó có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm – mục tiêu hoạt động công đoàn, đồng thời định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với tổ chức công đoàn:
Căn cứ vào Điều 22 Luật công đoàn năm 2012 quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với tổ chức công đoàn cụ thể như sau:
– Phối hợp cùng với Công đoàn để thực hiện phù hợp chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
– Thành lập tổ chức công đoàn và tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
– Cùng phối hợp với tổ chức công đoàn để xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
– Tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
– Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phối hợp đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở cùng với tổ chức công đoàn cơ sở.
– Trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động thì cần lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp.
– Giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động khi cùng phối hợp với tổ chức công đoàn.
– Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.